0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 59 -63 )

- Phát triển mạng lưới giao dịch: Với những kết quả đạt được, MHB Hà

NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚ

HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới

3.1.1. Định hướng phát triển chung của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đồng bằng sông Cửu Long

Trong đề án cổ phần hóa và định hướng phát triển của MHB đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, phải xây dựng MHB thành một NHTM cổ phần hiện đại hoạt động đa dạng, chiếm vị trí chủ đạo trong lĩnh vực cho vay làm nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng, trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam về chất lượng phục vụ, có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, đủ sức cạnh tranh và hội nhập.

Để đạt được những mục tiêu trên, cần thiết phải có những thay đổi mang tính chiến lược thông qua việc khẩn trương tiến hành sắp xếp và tái cấu trúc mô hình tổ chức hoạt động từ Hội sở chính đến các chi nhánh trên toàn hệ thống, nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể:

1. Thực hiện cổ phần hóa MHB theo Đề án cổ phần hóa đã được Chính phủ phê duyệt. Thay đổi mô hình quản trị doanh nghiệp theo mô hình của công ty cổ phần bao gồm: đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và các ban của Hội đồng quản trị, ban Tổng giám đốc (trong đó phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm).

2. Xây dựng chiến lược kinh doanh, nghiên cứu và phát triển các dịch vụ mới, đồng thời đảm bảo nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống tạo sự khác biệt với các ngân hàng khác có tính đến đặc điểm, tình hình cụ thể của MHB.

3. Xây dựng cơ chế, chính sách phòng ngừa các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng (rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường...); hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ.

4. Thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động trên cơ sở tổ chức lại mạng lưới và quản trị kinh doanh, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm.

5. Xây dựng hệ thống quản trị nguồn nhân lực, sắp xếp lại lao động theo hướng tinh giản, hiệu quả; đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và đào tạo.

6. Tiếp tục thực hiện công tác hiện đại hóa ngân hàng, nhanh chóng khai thác tối ưu các ứng dụng hiện đại của công nghệ Core-Banking vào hoạt động.

7. Thu hút các nhà đầu chiến lược là các doanh nghiệp hay tổ chức tài chính- tín dụng trong nước và các nhà đầu tư chiến lược quốc tế đầu tư mua cổ phần.

3.1.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội

Thành lập từ tháng 10 năm 2003, ban đầu đi vào hoạt động để tồn tại, MHB Hà Nội đã hướng đến hai dịch vụ chủ yếu là huy động vốn và cho vay. Sau gần 7 năm hoạt động, có thể nói MHB Hà Nội đã tự chủ được về nguồn vốn, hoạt động kinh doanh có lãi, đồng thời cũng đã khẳng định được hình ảnh và vị thế của mình trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy, MHB Hà Nội đã căn cứ vào đặc điểm và tình hình hoạt động của mình để xây dựng định hướng phát triển từ nay đến năm 2015, cụ thể:

1. Bám sát và tích cực tham gia hiệu quả dự án hiện đại hóa ngân hàng Core-Banking, và đề án cổ phần hóa MHB. Xây dựng một bộ máy quản lý hiệu quả, năng động, sáng tạo; xây dựng hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, nâng cao chất lượng phục vụ với khách hàng, nâng cao khả năng quản lý, kểm soát phòng chống rủi ro kinh doanh, phát triển MHB Hà Nội trở thành một ngân hàng có chất lượng phục vụ tốt, sản phẩm dịch vụ đa dạng, có uy tín trên thị trường thủ đô.

2. Đẩy mạnh công tác huy động vốn, duy trì giữ vững nguồn vốn thị trường II thông qua việc tăng cường mối quan hệ đa phương với các tổ chức định chế tài chính trên địa bàn. Đồng thời, có chiến lược và giải pháp tăng

cường huy động vốn từ thị trường I. Bên cạnh đó, thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, tăng cường quảng bá tiếp thị, nâng cao uy tín thương hiệu Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội, thực hiện cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt, nhạy bén, phù hợp với diễn biến thị trường nhằm thu hút khách hàng.

3. Tăng trưởng dư nợ đầu tư và cho vay đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng với phương châm “an toàn, hiệu quả, bền vững”. Bám sát định hướng của Hội đồng quản trị là đầu tư cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân, cá thể; tập trung vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng, cho vay thương mại, dịch vụ, cho vay xây dựng nhà ở; hạn chế cho vay các lĩnh vực nhiều rủi ro, nhất là đối với các ngành nghề sản xuất chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường, thiên tai. Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

4. Chú trọng phát triển dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là hoạt động thanh toán và kinh doanh đối ngoại, có kế hoạch và tích cực tiếp thị khách hàng tiềm năng theo hướng củng cố, hoàn thiện và phát triển các dịch vụ phi tín dụng hiện có, đầu tư và phát triển các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng mới. Phát triển được mạng lưới khách hàng truyền thống trong lĩnh vực này. Tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng, phấn đấu thu từ dịch vụ phi tín dụng chiếm 10% tổng doanh thu của ngân hàng.

5. Xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên có phẩm chất tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực chuyên môn và một đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt có thể đảm đương được công tác quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, đổi mới phong cách làm việc với phương châm: “Thân thiện, tận tình, năng động, chuyên nghiệp”.

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại MHB Hà Nội vốn tại MHB Hà Nội

Để đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra trong giai đoạn tới, MHB Hà Nội phải không ngừng thực hiện các biện pháp để giữ vững khách hàng truyền thống, đồng thời, tăng cường tìm kiếm khách hàng tiềm năng, nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa ra nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng, ứng dụng công nghệ hiện đại... Xin đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

3.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động chính, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho MHB Hà Nội. Mặc dù trong những năm gần đây, quy mô và chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh đã được cải thiện đáng kể, song, để phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được, đồng thời góp phần tăng trưởng đáng kể vào sự phát triển của ngân hàng thì cần phải có thêm những giải pháp mới nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng của MHB Hà Nội, cụ thể:

* Chú trọng thẩm định dự án đầu tư:

Để hạn chế rủi ro tín dụng và giảm thiểu các tổn thất cho ngân hàng thì ngay từ đầu, khâu thẩm định phải được chú trọng và tuân thủ nghiêm thủ nghiêm ngặt theo quy trình tín dụng, bao gồm cả thẩm định về khách hàng vay vốn và thẩm định về dự án đề nghị vay vốn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 59 -63 )

×