Đối với Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý sử dụng vốn tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hà Nội Thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 79)

- Thẩm định về khách hàng vay vốn:

3.3.2. Đối với Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

* Mở rộng quy mô nguồn vốn

quy mô nguồn vốn.

Như phần lý thuyết đã đề cập đến trong chương I, vốn của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: nguồn vốn huy động, nguồn vốn vay, vốn tự có và vốn khác. Vì vậy, để mở rộng quy mô nguồn vốn cho ngân hàng, có thể thực hiện các nghiệp vụ khơi tăng vốn sau:

* Tăng vốn huy động:

Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với mục đích là đảm bảo an toàn cho tài sản của mình và được hưởng các dịch vụ tiện ích mà ngân hàng cung ứng. Xuất phát từ thực tế đó, để tăng nguồn vốn huy động, MHB Hà Nội cần phải có các kế hoạch cụ thể như sau:

- Đối với tiền gửi không kỳ hạn được khách hàng sử dụng với mục đích thanh toán là chủ yếu, do đó ngân hàng cần nâng cao uy tín hoạt động, hiện đại hóa và mở rộng cung ứng dịch vụ, mở rộng phạm vi hoạt động trong và ngoài nước, tạo tiện lợi cho các dịch vụ khách hàng về thời gian và tốc độ.

- Đối với tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm, mục đích của khách hàng là được hưởng tiền lãi. Do đó, ngân hàng cần đa dạng hóa các sản phẩm với nhiều sự lựa chọn về kỳ hạn và loại tiền gửi; đồng thời cung cấp thêm nhiều tiện ích cho sản phẩm tiền gửi, có chính sách lãi suất linh hoạt và nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm đáp ứng được nhiều nhu cầu hơn. Ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống, MHB Hà Nội có thể mở rộng thêm các hình thức huy động khác như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn...

* Tăng vốn tự có:

Việc tăng vốn tự có của ngân hàng phải dựa trên một kế hoạch tổng thể phù hợp với chiến lược tài chính của MHB Hà Nội. Thường thì có 2 cách phổ biến sau:

- Ngân hàng gia tăng vốn tự có thông qua chiến lược tăng lợi nhuận. Để làm được điều này thì MHB Hà Nội cần phải phát triển các dịch vụ truyền thống hiện có, đồng thời triển khai các dịch vụ hiện đại là những dịch vụ mang lại lợi nhuận cao, nhanh chóng thiết lập chiến lược khách hàng theo hướng đa dạng hóa các đối tượng khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Phải xác định được đâu là lợi thế so sánh của mình trong cạnh tranh với các ngân hàng khác, để từ đó tập trung khai thác thế mạnh và đem lại hiệu quả hoạt động cao nhất.

- Tăng vốn tự có từ bên ngoài được thực hiện thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu...

Với mỗi cách khác nhau sẽ có những ưu điểm và hạn chế khác nhau, vì vậy trước khi quyết định áp dụng hình thức nào ngân hàng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Ngoài ra, MHB Hà Nội còn có thể tăng vốn bằng cách đi vay NHTW hoặc vay từ các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn có chi phí cao, thiếu tính chủ động và điều kiện vay rất khó khăn. Do đó, ngân hàng chỉ nên áp dụng hình thức tài trợ vốn này trong một số trường hợp nhất định, ví dụ khi một khách hàng lớn có uy tín trả khoản nợ cũ và yêu cầu vay tiếp một khoản khác mà bị từ chối vì ngân hàng đang khó khăn về vốn, thì có thể ngân hàng sẽ mất khách hàng đó vĩnh viễn vào tay đối thủ cạnh tranh...

* Xây dựng hệ thống phòng chống rủi ro

Kết quả của dự án hiện đại hóa ngân hàng Core-Banking là cơ sở dữ liệu tập trung và tham số hóa toàn bộ hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. Đây là điều kiện cho một hệ thống ngân hàng giao dịch trực tuyến hiện đại. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng cho hoạt động ngân hàng điện tử ở Việt Nam còn khá lạc hậu. Các khảo sát về mức độ sẵn sàng tham gia thương mại điện tử của Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực. Trong điều kiện như vậy, giao dịch ngân

hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử thường gặp nhiều rủi ro. Và cùng với sự phát triển của công nghệ ngân hàng hiện đại, các rủi ro cũng ngày càng xảy ra tinh vi hơn, khó kiểm soát hơn. Vì vậy, MHB cần xây dựng được một hệ thống cảnh báo rủi ro chặt chẽ, nghiên cửu đề ra các quy trình và biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an ninh mạng, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến công nghệ mới, đảm bảo các giao dịch được thực hiện một cách an toàn nhất.

* Hỗ trợ các chi nhánh đào tạo nguồn nhân lực

Dự án hiện đại hóa đổi mới công nghệ ngân hàng không thể đạt được hiệu quả cao nếu không có sự phát triển đồng bộ về nguồn nhân lực. Với công nghệ ngày càng hiện đại đòi hỏi nguồn nhân lực không những phải tinh thông nghiệp vụ, có khả năng tiếp cận và làm chủ công nghệ mà đặc biệt còn phải có đạo đức nghề nghiệp.

Để xây dựng được nguồn nhân lực đó, các chi nhánh của MHB nói chung và MHB Hà Nội rất cần sự hỗ trợ từ Hội sở chính. Vì vậy, MHB cần xây dựng một chiến lược đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực với tầm nhìn dài hạn. Việc đầu tiên là phải tiến hành điều tra, đánh giá một cách toàn diện và tổng thể đối với thực trạng nguồn nhân lực hiện có. Trên cơ sở đó, xác định thứ tự ưu tiên và số lượng cán bộ cần đào tạo hàng năm, xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể. MHB cần đứng ra tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, nhân viên các chi nhánh; làm đầu mối xây dựng và thực hiện các đề án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, tranh thủ sự trợ giúp thông qua hợp tác quốc tế. Đặc biệt, MHB cần chú trọng xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏ, có tầm nhìn chiến lược trong nghiên cứu phát triển dịch vụ ngân hàng. Đội ngũ này phải được đào tạo chuyên nghiệp về chuyên môn, về pháp luật trong nước và quốc tế, về thông lệ của WTO và phải được đào tạo ở những nước tiên tiến để có điều kiện học tập kinh nghiệm.

Sự năng động và phát triển lớn mạnh của các NHTM Nhà nước sau khi thực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi sang dạng NHTM cổ phần (Vietcombank và Vietinbank) đã cho thấy bước đi đúng đắn của các ngân hàng này. Đến lượt mình, MHB cũng cần phải có những bước đi mạnh mẽ hơn nữa trong việc thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa trong toàn hệ thống. Việc cần làm trước mắt là cần nhanh chóng định giá tài sản, định giá giá trị ngân hàng. Có thể nói cổ phần hóa ngân hàng chỉ là là bước đệm ban đầu để tiến tới MHB có thể niêm yết, giao dịch trên các sàn chứng khoán, từ đó đa dạng hóa danh mục đầu tư, tìm kiếm lợi nhuận và là động lực hơn nữa để phát triển./.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế thị trường với quy luật đào thải và sự cạnh tranh khốc liệt buộc tất cả các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng, muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao kết quả kinh doanh, gia tăng tiềm lực về tài chính. Và để làm được điều đó, trước hết mỗi ngân hàng cần phải làm tốt công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của chính ngân hàng mình.

Trên cơ sở những kiến thức đã học ở trường, kết hợp với tình hình thực tế tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội, em đã tiến hành phân tích đánh giá thực trạng tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng trong những năm gần đây, thấy được những ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng vốn ở ngân hàng. Qua đó, em cũng xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Hy vọng rằng những ý kiến đánh giá và kết luận đưa ra có thể giúp các nhà lãnh đạo MHB Hà Nội có cái nhìn rõ nét hơn về thực trạng sử dụng vốn của chi nhánh mình, khắc phục những khó khăn còn tồn tại, phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được, từng bước lành mạnh hóa tài chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn cho nên đề tài cũng khó có thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ nhân viên của Phòng kế toán ngân quỹ-MHB Chi nhánh Hà Nội và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tụy của PGS.TS Phạm Văn Liên đã giúp em hoàn thành đề tài này!

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý sử dụng vốn tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hà Nội Thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w