- Phát triển mạng lưới giao dịch: Với những kết quả đạt được, MHB Hà
1. Phân theo loại tiền tệ: Tiền gửi bằng VNĐ
2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại * Nguyên nhân chủ quan
* Nguyên nhân chủ quan
Một là: Vốn điều lệ và vốn tự có có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của một ngân hàng. Nó chính là tiềm lực tài chính, là điều kiện đảm bảo an toàn trong hoạt động tài chính của ngân hàng, là uy tín của ngân hàng để tạo lòng tin của dân chúng. Do đó, quy mô vốn nhỏ đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của chi nhánh Hà Nội, ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động của ngân hàng và là nguyên nhân của việc chưa chú trọng đầu tư, mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại. Hiện tại thì tất cả các trụ sở làm việc của MHB- Chi nhánh Hà Nội và các phòng giao dịch đều phải đi thuê, vì vậy tính ổn định chiến lược lâu dài chưa có.
Hai là: MHB Hà Nội vẫn chưa có chiện lược cụ thể cho hoạt động kinh doanh trong từng giai đoạn, từng thời kỳ cụ thể. Điều này ảnh hưởng tới việc phát huy các thế mạnh cũng như khắc phục được điểm yếu của ngân hàng. Trong cơ chế cho vay, MHB Hà Nội chủ yếu vẫn coi tài sản thế chấp là cơ sở đảm bảo tiền vay, kể cả đối với tín dụng ngắn hạn. Ngân hàng còn xem nhẹ bảo đảm theo dự án, trong khi xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ là vấn đề khó khăn vướng mắc về mặt pháp lý, vì vậy khó thu hồi được vốn vay. Bên cạnh đó, hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát còn nhiều bất cập. Việc phát hiện vi phạm tồn tại còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa rủi ro trong công tác kiểm tra, kiểm soát.
mạng lưới các điểm giao dịch còn khá mỏng. Sau 8 năm hoạt động, MHB Hà Nội mới mở được 18 phòng giao dịch; các quận nội thành như quận Hoàng Mai, quận Tây Hồ vẫn chưa có điểm giao dịch nào của MHB Hà Nội. Trong điều kiện các kênh phân phối từ xa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như Home- Banking, Phone- Banking chưa được triển khai thì kênh phân phối truyền thống (thông qua mạng lưới chi nhánh và các phòng giao dịch) vẫn là kênh phân phối chủ đạo để đưa sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng. Vì vậy, sự hạn chế của kênh phân phối này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Bốn là: Là một ngân hàng mới được thành lập nên nguồn nhân lực của MHB Hà Nội còn khá trẻ, độ tuổi trung bình của các bộ nhân viên MHB Hà Nội là 31,8 tuổi- đây là độ tuổi nhiệt huyết với công việc, nhanh nhạy và dễ nắm bắt quy trình tác nghiệp và công nghệ. Tuy nhiên, trên thực tế cán bộ của MHB Hà Nội được tuyển dụng từ rất nhiều nguồn khác nhau. Một bộ phận không nhỏ cán bộ được tuyển dụng không qua thi tuyển là lao động phổ thông, cán bộ được đào tạo không đúng chuyên ngành, trình độ dưới cao đẳng và đại học, không đủ kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và năng lực để tác nghiệp. Bên cạnh đó, công tác đào tạo cán bộ chưa được tiến hành thường xuyên, mới chỉ dừng lại ở mức độ tổng quát chưa đáp ứng được những yêu cầu của từng công việc, nghiệp vụ cụ thể. Hiện nay, MHB Hà Nội cũng chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích cán bộ nhân viên tự đào tạo nâng cao trình độ. Vì vậy, chưa phát huy được hết năng lực của nhân viên.
* Nguyên nhân khách quan
Một là: MHB Hà Nội là chi nhánh của một ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập tương đối muộn, lại nằm trên địa bàn thủ đô Hà Nội, nơi diễn ra sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tài chính ngân hàng (NHTM Nhà nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần, ngân hàng nước ngoài) và nhiều tổ chức tài chính phi ngân hàng (bảo hiểm, bưu điện, các công ty tài
chính...). Trong khi đó, hình ảnh thương hiệu và vị thế của MHB Hà Nội trước công chúng chưa được tạo lập vững vàng, công nghệ và sản phẩm dịch vụ còn hạn chế cả về số lượng và tiện ích so với các NHTM trên địa bàn, do đó, MHB Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng và phát triển.
Hai là: Trong thời gian qua, Chính phủ và NHNN đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ cho sự hoạt động và nới rộng phạm vi kinh doanh của các NHTM. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này chưa thực sự tạo được cú huých cho sự phát triển của các NHTM. Sự “bối rối” của NHNN trước sự biến động của thị trường trong năm qua đã đưa các NHTM vào những cuộc đua về lãi suất, còn sự điều hành của Chính phủ thì vẫn chỉ theo từng giai đoạn nhất định mà chưa có cái nhìn cụ thể và chiến lược lâu dài.
Qua quá trình phân tích, đánh giá tình hình công tác sử dụng vốn tại MHB Hà Nội trong những năm gần đây, ta thấy được thực trạng cũng như hiệu quả của việc quản lý, sử dụng vốn của ngân hàng, nhìn nhận những ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại. Để khắc phục những yếu kém còn tồn tại, đồng thời phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được, cần có những giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng, phù hợp với tình hình nền kinh tế, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của MHB- Chi nhánh Hà Nội./.
Chương 3