- Phát triển mạng lưới giao dịch: Với những kết quả đạt được, MHB Hà
1. Phân theo loại tiền tệ: Tiền gửi bằng VNĐ
2.2.2.1. Thực trạng dư nợ cho vay
Với tư cách là một trong những nguồn thu chủ yếu, đóng góp quan trọng vào tổng lợi nhuận của ngân hàng thì sự phát triển và mở rộng về quy mô của hoạt động tín dụng sẽ là điều kiện cần thiết để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Quan sát số liệu ở bảng 2.3 cho thấy:
Hoạt động tín dụng của MHB- Chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây tăng trưởng một cách rõ rệt, thể hiện:
Tại thời điểm 31/12/2008, tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh mới đạt 485.434 triệu đồng, nhưng đến thời điểm 31/12/2009, tổng dư nợ của toàn chi nhánh đã tăng gần gấp đôi (tăng 452.697 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 93,26%), đạt 938.131 triệu đồng. Đến thời điểm 31/12/2010, con số này đã tăng lên đến 1.529.406 triệu đồng (tăng thêm 591.275 triệu đồng so với năm 2009, với tỷ lệ tăng 63,03%).
Có thể nói đây là một sự gia tăng nhanh chóng về tăng trưởng quy mô tín dụng. Tuy nhiên, đâu mới là cơ sở cho sự mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng? Chúng ta cần xem xét thêm hệ số sử dụng vốn của MHB Hà Nội thông qua việc so sánh tương quan giữa quy mô nguồn vốn huy động được và tổng dư nợ đã sử dụng để cho vay.
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay của MHB Hà Nội giai đoạn 2008-2010.
Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 So sánh năm 2009/2008 So sánh năm 2010/2009 Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ
cho vay
485.434 938.131 1.529.406 + 452.697 + 93,26 + 591.275 + 63,03
(Nguồn: Báo cáo tài chính của MHB Hà Nội từ năm 2008-2010)
Bảng 2.4: Hệ số sử dụng vốn của MHB Hà Nội giai đoạn 2008-2010
Chỉ tiêu Đvt Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Dư nợ tín dụng Trđ 485.434 938.131 1.529.406
Nguồn vốn huy động Trđ 921.364 1.846.323 2.507.223
Hệ số sử dụng vốn Lần 0,53 0,51 0,61
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán MHB Hà Nội 2008-2010)
Nhìn vào số liệu bảng 2.4 cho ta thấy: Hệ số sử dụng vốn của ngân hàng tương đối ổn định và phổ biến ở mức trung bình. So với năm 2008, hệ số sử dụng vốn có giảm đi một chút (từ 0,53 xuống còn 0,51) nhưng đến năm 2010, đã tăng lên (đạt 0,61 lần). Nguyên nhân chủ yếu là mặc dù cả dư nợ tín dụng và nguồn vốn huy động đều tăng dần qua các năm nhưng trong năm 2009, tốc độ tăng của nguồn vốn huy động là 100,39%, cao hơn tốc độ tăng của dư nợ cho vay (93,26%), dẫn đến hệ số sử dụng vốn giảm. Sang năm 2010, nhờ chủ động được nguồn vốn huy động nên ngân hàng đã có kế hoạch rõ ràng hơn trong việc cho vay mới, do đó mà tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 63,03%, trong khi nguồn vốn huy động chỉ tăng 35,79% và kết quả là hệ số sử dụng vốn tăng lên đến 0,61 lần. Đây là một kết quả rất khả quan, khẳng định tiềm năng phát triển của MHB Hà Nội ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, đồng thời chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn huy động hiệu quả hơn vào hoạt động tín dụng, từ đó nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn vay.