Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý sử dụng vốn tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hà Nội Thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

Nhìn lại chặng đường gần 7 năm hình thành và phát triển của MHB Hà Nội, ít người có thể hình dung được những khó khăn, thách thức mà MHB Hà Nội phải đối mặt trong những ngày đầu thành lập, đó là thương hiệu MHB gần như chưa được biết đến trên thị trường Hà Nội; không có khách hàng truyền thống; trụ sở phải đi thuê; nguồn nhân lực mỏng; cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng trăm định chế tài chính trên địa bàn thủ đô... Tuy nhiên, MHB Hà Nội đã biến những thách thức đó thành cơ hội, từng bước thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường và kinh doanh có hiệu quả. Có thể khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Hà Nội trong những năm gần đây qua bảng sau:

Bảng 2.1: Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Hà Nội giai đoạn 2008-2010

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Tổng nguồn vốn huy động 921.364 1.846.323 2.507.223

2. Tổng dư nợ 485.434 938.131 1.529.406

3. Thu nhập.

Trong đó:

- Thu từ hoạt động tín dụng;

- Thu từ hoạt động phi tín dụng

81.752 70.712 11.040 124.493 105.084 19.409 156.989 122.451 34.958 4. Chi phí 46.604 80.787 109.074

5. Lợi nhuận trước thuế 35.148 43.706 47.915

(Nguồn: Báo cáo tài chính của MHB Hà Nội từ năm 2008-2010)

Qua số liệu bảng trên cho thấy:

Nhìn chung, các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Hà Nội trong những năm gần đây đều tăng lên theo xu hướng tốt. Cụ thể:

chính- tiền tệ lớn nhất cả nước, là nơi tập trung các cơ quan đầu não của các định chế tài chính, các tổ chức kinh tế lớn, thu nhập và trình độ dân trí cao nên đây là địa bàn tiềm năng của hoạt động ngân hàng, đặc biệt là hoạt động huy động vốn.

Là chi nhánh đầu tiên của MHB ở miền Bắc, MHB Hà Nội đã gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, ngay từ sau khi đi vào hoạt động, Ban lãnh đạo MHB Hà Nội đã đặc biệt quan tâm đến hoạt động huy động vốn và đặt ra nhiệm vụ cấp bách hàng đầu là bằng mọi biện pháp huy động mọi nguồn vốn để hoạt động và tự chủ được nguồn vốn của mình. Nhờ vậy mà công tác huy động vốn luôn được chú trọng, quy mô nguồn vốn không ngừng tăng lên qua các năm. Tính đến thời điểm 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động của MHB Hà Nội đạt 921.364 triệu đồng. Đến thời điểm 31/12/2009, tổng nguồn vốn huy động đạt 1.846.323 triệu đồng (tăng hơn gấp đôi). Và đến thời điểm 31/12/2010, đã đạt 2.507.223 triệu đồng (tăng 35,8% so với năm 2009). Mặc dù những con số này còn khá khiêm tốn so với các ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn, nhưng đó cũng phần nào cho thấy sự nỗ lực phát triển của toàn thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên MHB- Chi nhánh Hà Nội. MHB Hà Nội đã hoàn toàn tự chủ được nguồn vốn của mình, không chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn tại chi nhánh và hệ thống mà quan trọng hơn, MHB Hà Nội đã khẳng định được vị thế của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long trên địa bàn thủ đô Hà Nội, khẳng định bước đi đúng đắn của MHB khi mở rộng hoạt động ra các tỉnh phía Bắc.

- Hoạt động tín dụng: Với thế mạnh của một ngân hàng thương mại đa năng chuyên sâu trong lĩnh vực cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, MHB Hà Nội đã xác định rõ ràng đối tượng khách hàng mục tiêu và có những chính sách, những sản phẩm tín dụng phù hợp. Nhờ đó, vốn tín dụng của MHB Hà Nội đã đến được với rất nhiều tầng

lớp dân cư và các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Với mục tiêu tăng trưởng dư nợ ổn định, đảm bảo an toàn vốn, dư nợ tín dụng của MHB Hà Nội đều đạt kế hoạch đặt ra, năm sau cao hơn năm trước: Năm 2008, dư nợ tín dụng của MHB Hà Nội đạt 485.434 triệu đồng; năm 2009, đạt 938.131 triệu đồng (tăng 93,3% so với năm 2008) và đến năm 2010 đã đạt trên 1.529.406 triệu đồng (tăng 63.1% so với năm 2009).

- Kết quả lợi nhuận: Cùng với sự mở rộng về quy mô hoạt động thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của MHB Hà Nội cũng tăng dần lên qua các năm. Năm 2009, tổng doanh thu của MHB Hà Nội cao nhất hệ thống MHB, lợi nhuận trước thuế đạt 43.706 triệu đồng (tăng 24,3% so với năm 2008), xếp thứ nhất toàn hệ thống. Tập thể MHB Hà Nội vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ; cá nhân giám đốc chi nhánh được thống đốc NHNN tặng bằng khen, đồng thời, nhiều tập thể và cá nhân khác được công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc và chiến sĩ thi đua... Đến năm 2010, với sự phát triển nhanh chóng của các NHTM cổ phần khác trên địa bàn Hà Nội cả về số lượng và chất lượng dịch vụ, MHB Hà Nội đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Dù vậy, kết quả đạt được cũng rất đáng khích lệ: Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 47.915 triệu đồng (tăng 9,6% so với năm 2009), đứng thứ ba toàn hệ thống, chỉ sau chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Đồng Tháp. Một điểm mới nữa trong hoạt động của MHB Hà Nội đó là đã chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ ngân hàng nhiều hơn, nhờ đó mà thu từ dịch vụ phi tin dụng đã không ngừng tăng lên. Năm 2009, tổng thu từ dịch vụ phi tín dụng đạt 19.409 trđ (tăng 75,8% so với năm 2008). Năm 2010, con số này là 34.958 trđ (tăng 80,1% so với năm 2009). Đây là một hướng đi mới, phù hợp với sự phát triển của các ngân hàng hiện đại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý sử dụng vốn tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hà Nội Thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w