Đặc điểm tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý sử dụng vốn tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hà Nội Thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 35)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU

2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động

MHB- Chi nhánh Hà Nội được tổ chức thành các phòng ban trực thuộc và các Phòng giao dịch độc lập. Trong đó:

Mỗi phòng ban tại chi nhánh có chức năng và nhiệm vụ được quy định cụ thể, rõ ràng trong Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh. Có thể khái quát thành 02 giai đoạn là:

* Giai đoạn 1 (Từ tháng 10/2003 đến tháng 10/2007)

MHB Chi nhánh Hà Nội được tổ chức thành các phòng ban trực thuộc như sau:

- Phòng Nghiệp vụ kinh doanh: Tiếp xúc với khách hàng, đảm bảo xử lý tất cả các hồ sơ vay mới hoặc các hồ sơ tín dụng hiện tại, đánh giá rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời để giảm rủi ro tổn thất tín dụng phát sinh từ các khoản vay có vấn đề; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại; huy động vốn và xây dựng các kế hoạch.

- Phòng Kế toán- Ngân quỹ: Giao dịch với khách hàng thông qua các nghiệp vụ đóng mở tài khoản giao dịch, thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền, tiền gửi tiết kiệm, chi trả Western Union, thực hiện hoạt động tài chính, đảm bảo an toàn hoạt động kho quỹ; đảm bảo đường truyền, các chương trình báo cáo, phần mềm giao dịch ở tất cả các điểm giao dịch của MHB- Chi nhánh Hà Nội.

- Phòng Hành chính nhân sự: Thực hiện các chế độ lao động tiền lương, tổ chức các bộ, quản lý nhân sự; mua và quản lý tài sản, công cụ lao động; tìm các địa điểm phù hợp để tư vấn cho Ban giám đốc mở các phòng giao dịch...

- Phòng Kiểm tra nội bộ: Trực thuộc thẳng Hội sở MHB, thực hiện giám sát các hoạt động tài chính, tín dụng và các hoạt động khác đúng quy định của NHNN, của MHB và đúng định hướng của Hội đồng quản trị.

* Giai đoạn 2 (Từ tháng 11/2007 đến nay)

Phòng Nghiệp vụ kinh doanh đã được tách ra thành 04 phòng, đó là:

- Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, huy động vốn và đảm bảo chủ động nguồn vốn kinh doanh, xây dựng các kế hoạch về nguồn vốn và các kế hoạch khác được giao.

- Phòng Kinh doanh: Quản lý một cách hiệu quả danh mục khách hàng, đảm bảo xử lý tất cả các hồ sơ vay mới hoặc các hồ sơ tín dụng hiện tại; giám sát việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của khách hàng; có biện pháp xử lý kịp thời để giảm rủi ro tổn thất tín dụng phát sinh từ các khoản vay có vấn đề.

- Phòng Hỗ trợ kinh doanh: Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, thực hiện vệc công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo, lưu trữ hồ sơ vay vốn, lập các báo cáo thống kê theo quy định...

- Phòng Quản lý rủi ro: Lập các báo cáo đánh giá rủi ro; kiểm soát việc thực hiện đúng cơ cấu của danh mục đầu tư đã phê duyệt, quản lý và đảm bảo việc tuân thủ chính sách tín dụng đã được phê duyệt trong từng thời kỳ.

Tại các Phòng giao dịch của MHB Hà Nội: có giám đốc phòng và thường bao gồm 02 bộ phận:

- Bộ phận Kế toán- Ngân quỹ (do 01 Phó giám đốc Phòng hoặc 01 Tổ trưởng nghiệp vụ kế toán làm kiểm soát) với nhiệm vụ chủ yếu là giao dịch với khách hàng thông qua các nghiệp vụ chuyển tiền, tiền gửi tiết kiệm, kế toán tiền vay...

- Bộ phận Tín dụng: có nhiệm vụ chủ yếu là tiến hành giải ngân, thu nợ và thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, cũng như thanh toán quốc tế phát sinh tại phòng.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hiện nay của MHB Chi nhánh Hà Nội

Giám đốc

PGĐ phụ trách tài chính PGĐ phụ trách kinh doanh

Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Kế toán- Ngân quỹ Phòng Quản lý nội bộ Phòng Kinh doanh Phòng Nguồn vốn & kế hoạch tổng hợp Phòng Hành chính nhân sự Phòng Hỗ trợ kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản lý sử dụng vốn tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hà Nội Thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w