Bàn luận về kết quả nắn chỉnh của khung và quá trình liền xương

Một phần của tài liệu luận văn bác sĩ chuyên khoa đánh giá kết quả điều trị gãy hở 1 3 dưới hai xương cẳng chân bằng khung cố định ngoài kiểu ilizarov (Trang 97 - 98)

-Trong gãy hở hai xương cẳng chân, việc nắn chỉnh xương chày hết sức quan trọng vì xương chày là xương chịu lực chính và nằm sát da, phần mềm che phủ rất ít nên gãy hở cũng chủ yếu xãy ra ở xương chày. Sau khi vết thương được cắt lọc, rửa sạch, lấy hết dị vật. Chúng tôi tiến hành nắn chỉnh hai đầu xương gãy và cũng vì gãy hở nên các đầu xương được bọc lộ rõ ràng nên việc nắn chỉnh thực hiện tương đối dễ dàng. Khi các đầu xương đã được nắn chỉnh sơ bộ tạm thời, chúng tôi tiến hành đặt khung. Nhờ khung kiểu Ilizarov có nhiều vòng do đó chúng tôi thường đặt hai vòng ở đầu xa và hai vòng ở đầu gần, sau đó siết các ốc lại và chụp C-Arm kiểm tra, nếu thấy các xương gãy còn di lệch ta có thể nắn lại qua khung. Thực tế qua 42 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi hầu hết các bệnh nhân đều được nắn chỉnh khá tốt trong lúc mổ.

Cụ thể: Đối chiếu theo bảng đánh giá liền xương và PHCN của Ekeland : -Có 26/42 (62%) bệnh nhân được nắn chỉnh rất tốt .

-Có 13/42(31%) bệnh nhân được nắn chỉnh tốt .

-Có 3/42(7,1%) bệnh nhân được nắn chỉnh ở mức độ khá. -Và không có bệnh nhân nào được nắn chỉnh ở mức độ kém.

Tuy nhiên trong quá trình điều trị có 5 bệnh nhân bị can lệch do di lệch gập góc, góc mở vào trong 15o

87

lao động sớm ngay lúc đang mang khung vì thế trọng lực bị dồn lên xương gãy khi mà xương chưa liền vững. Chúng tôi có đề nghị bệnh nhân mổ lại để cắt xương sửa trục nhưng bệnh nhân không đồng ý vì cho rằng can lệch này không ảnh hưởng gì lớn đến vận động của bệnh nhân. Chúng tôi thấy kết quả phục hồi chức năng vẫn chấp nhận được, xương liền chắc.

Qua các lần tái khám và quá trình liền xương chúng tôi thấy hầu hết các xương di lệch chủ yếu rơi vào lần tái khám thứ 2 và thứ 3 (sau 1 tuần và 1 tháng) bởi vì thời gian này bệnh nhân bắt đầu tập vận động tại chổ bằng gồng cơ, sau đó đi lại bằng 2 nạng, có chống chân, chân gãy đã bắt đầu chạm đất và chịu một phận trọng lượng từ nhẹ đến nặng do đó các đầu xương sẽ bị xê dịch. Một số bệnh nhân khi đặt khung CĐN kiểu Ilizarov nhưng sử dụng kim Kirschner không có Núm Olive nên xương dễ bị trược trên Kim và kết quả đã có sự di lêch xương thứ phát khá cao nhưng biên độ di lệch rất thấp , không ảnh hưởng gì nhiều đến kết quả điều trị. Lần tái khám sau 6 tháng cho đến khi liền xương hoàn toàn hầu như không có sự thay đổi. Qua những lần tái khám khi thấy có sự di lệch đáng kễ, chúng tôi có thể điều chỉnh xương gãy bằng khung Ilizarov bằng cách chỉnh các ốc, các vòng theo chiều ngược lại với hướng di lệch và kết quả xương được nắn chỉnh lại ở mức độ tương đối. Đối với ca chậm liền xương( (3/42 ca), chúng tôi đã siết các vòng gần lại với nhau để tạo sức nén dọc trục nhờ vậy xương gãy dễ liền xương hơn. Đây chính là những đặc điểm ưu việt nhất mà khung Ilizarov thực hiện được một cách dễ dàng.

Một phần của tài liệu luận văn bác sĩ chuyên khoa đánh giá kết quả điều trị gãy hở 1 3 dưới hai xương cẳng chân bằng khung cố định ngoài kiểu ilizarov (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)