5. Kết cấu của luận văn
2.2.9. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài vật nguy
cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ (Điều 190 BLHS hiện hành)
2.2.9.1. Định nghĩa:
Theo điều 190 BLHS, tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ là hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó.
2.2.9.2. Dấu hiệu pháp lý
Mặt Khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm vào các quy định của Nhà nước về BVMT sinh thái. Đối tượng tác động của tôi phạm này là các loài động vật nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ
Mặt Khách quan của tội phạm: Mặc Khách quan của tội phạm này thể hiện ở những hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ; Vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm như: thịt, xương, sừng, da, lông v.v.. của loại động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB mà không có giấy tờ hợp pháp. Đối tượng của tội này là động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của Chính phủ đã được liệt kê trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Ví dụ: Tê giác một sừng, bò tót, hổ, báo, voi v.v..
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong nhưng hành vi kể trên mà không phụ thuộc vào việc đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hay chưa.
Mặt Chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ đã bị Chính phủ cấm là nguy hiểm
cho xã hội song vẫn mong muốn thực hiện.
Mặt Chủ thể của tội phạm : là bất kì người nào có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi do Luật Hình sự quy định. Cụ thể người đủ mười sáu tuổi trở lên phải chịu TNHS về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.
2.2.9.3. Hình phạt:
Điều 190 BLHS quy định 2 khung hình phạt:
Khung 1: đây là cấu thành cơ bản của tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.
Khung 2: phạm tội trong các trường hợp sau người phạm tội có thể bị phạt tù từ hai đến bảy năm.
Do chưa có văn bản hướng dẫn các TPVMT trong BLHS hiện hành nên dựa vào Mục 4 Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08 tháng 03 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ta có thể hiểu các trường hợp phạm tội như sau:
“Có tổ chức”: Phạm tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện việc săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của động đó, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” :Trường hợp phạm tội này là người vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của động đó.
“ Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm”:Công cụ, phương tiện săn bắt bị cấm thường là công cụ phương tiện có thể săn bắt hàng loạt động vật hoang dã quý hiếm, gây nguy hại cho người và môi trường sinh thái như vũ khí quân dụng, chất nổ, chất độc, chất cháy, hơi cay, hơi ngạt lưới điện v.v...
thiên nhiên, vườn quốc gia, vùng phục hồi sinh thái, khu di tích lịch sử, khu quân sự.v.v...
“Thời gian bị cấm săn bắt” là thời gian mà việc săn bắt có thể gây nguy hiểm cho việc duy trì hay phát triển số lượng của các loài động vật hoang dã quý hiếm tại một khu vực nhất định như mùa sinh sản, làm tổ hoặc di cư đến của loài động vật hoang dã quý hiếm.v.v...
“Gây hậu quả rất nghiêm trọng”: là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng cá thể tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
Vận chuyển, buôn bán các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm “IB”35 có giá trị từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng;
Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm có số lượng cá thể dưới mức “gây hậu quả rất nghiêm trọng” tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và còn vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị đến 50 triệu đồng;
“Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”là khi thuộc một trong các trường hợp sau: Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB với số lượng cá thể tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
Vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên một trăm triệu đồng;
Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phépđộng vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có số lượng cá thể ở mức “gây hậu quả rất nghiêm trọng” tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và còn vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Trường hợp săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB từ hai loài trở lên thì việc xác định “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” tại Phụ lục kèm theo Thông tư này như sau:
Nếu căn cứ vào số lượng cá thể một loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” thì xác định trường hợp đó là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Số lượng các cá thể các loài khác được xem xét khi quyết định hình phạt.
35 Xem: Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Nếu căn cứ vào số lượng cá thể từng loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm chỉ là
“gây hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “dưới mức gây hậu quả nghiêm trọng” thì lấy tổng số lượng cá thể của các loài so sánh với loài có số lượng cá thể cao nhất tại Phụ lục kèm theo Thông tư này để xác định trong trường hợp cụ thể đó thuộc Khoản 1 Điều 190 BLHS hay là
“gây hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
Về hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, làm công việc nhất định từ một đến năm năm.