Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187)

Một phần của tài liệu các tội phạm về môi trường trong luật hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn (Trang 42 - 44)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.6.Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187)

BLHS hiện hành)

2.2.6.1. Định nghĩa:

Theo điều 187, BLHS hiện hành: Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật là hành vi đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh; đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch; hoặc có hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật

2.2.6.2. Dấu hiệu pháp lý

Mặt Khách thể của tội phạm:

Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật là tội xâm phạm đến sự an toàn của môi trường sinh thái mà trực tiếp là sự an toàn cho động vật, thực vật. Đối tượng tác động của tội phạm này là động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm đã bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh thuộc đối tượng kiểm dịch. Trong đó: “Động vật là sinh vật có cảm giác và tự vận động được”28 bao gồm các loại thú, chim, sâu bọ, các loại cá, ong, tầm v.v… “Thực vật là tên gọi chung các cây cỏ và những sinh vật bậc thấp khác có tính chất như cây cỏ, trong các tế bào cơ thể thường có màng bằng Cellulos”.29

Mặt Khách quan của tội phạm: Tội làm lây lan dich bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật được thể hiện bằng các hành vi:

Đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh;

Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định về kiểm dịch;

Hành vi khác làm lây dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật.

Để hiểu được các hành vi này cần thống nhất trong nhận thức những khái niệm sau:

Dịch bệnh” là những loại bệnh dễ lây nhiễm, dễ lan rộng và nhanh chóng từ động vật, thực vật này sang động vật, thực vật khác tại các khu chăn nuôi, trồng trọt;

Nguy hiểm” được hiểu là những căn bệnh có khả năng làm cho động vật chết hàng loạt. Danh mục những loại dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ thủy sản ban hành. Ví dụ, một số loại dịch bệnh nguy hiểm thường xảy ra ở động vật là lở mồm, lông móng ở trâu, bò, dịch chó dại, mèo dại, dịch bò điên, dịch cúm gà, vịt v.v..;

Khu vực hạn chế lưu thôngđộng vật, thực vật và sản phẩm động vật, thực vật hoặc sản phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh “là khu vực Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố là có dịch;

Đối tượng kiểm dịch” bao gồm động vật, thưc vật và sản phẩm động vật, thực vật; các phương tiện, dụng cụ giết mổ và chế biến động vật, thực vật…;

Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật thực vật” được hiểu là bất kỳ hành vi nào ngoài những hành vi nói trên vi phạm các quy định của pháp luật về thú y và kiểm dịch động vật, thực vật. Ví dụ như: cố ý giết, mổ, bán hoặc vứt xác động vật bị dịch bệnh làm lây lan dịch bệnh cho động vật, thực vật.

Hành vi chỉ cấu thành tội phạm khi đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về việc thực hiện hành vi quy định tại điều luật này, chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính, nay lại vi phạm hành vi đó.

Mặt Chủ quan của tội phạm: Tội phạm này thực hiện do cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó hoặc thấy trước hậu quả của của hành vi đó có thể xảy ra nhưng vẫn thực hiện hành vi đó. Động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Mặt Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này vừa là Chủ thể đặc biệt lại vừa không phải là Chủ thể đặc biệt. Là Chủ thể đặc biệt trong trường hợp người có hành vi cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch, vì chỉ những người có chức vụ, quyền hạn mới có thể có quyền “cho phép”. Các trường hợp còn lại không phải là Chủ thể đặc biệt.

Người từ đủ mười bốn tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười sáu tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 của điều luật; người đủ mười sáu tuổi trở lên phải chịu TNHS về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.

Khác với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, người thực hiện hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật chỉ bị truy cứu TNHS về tội phạm này nếu trước đó họ đã bị xử phạt hành chính về hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật mà còn vi phạm.

2.2.6.3. Hình phạt:

Điều 187 BLHS quy định hai khung hình phạt:

Khung 1: làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật không có tình tiết định khung thuộc Khoản 2 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm, phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Khung 2: làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Như thế nào là “phạm tội có tổ chức, phạm tội gây hậu qủa nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” như đã phân tích ở phần 2.2.1.3.

Theo Khoản 3 đối với người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm.

Một phần của tài liệu các tội phạm về môi trường trong luật hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn (Trang 42 - 44)