Trong công tác điều tra, quản lý, thanh tra, giám sát

Một phần của tài liệu các tội phạm về môi trường trong luật hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn (Trang 64 - 77)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Trong công tác điều tra, quản lý, thanh tra, giám sát

Thực tiễn vừa qua cho thấy, TPVMT đang tăng lên. Tuy nhiên, số lượng tội phạm bị điều tra, truy tố và xét xử còn rất ít. Điều này cho thấy công tác điều tra, quản lý, thanh tra, giám sát của ta con nhiều hạn chế như sau:

Công tác phối hợp giữa các lực lượng liên quan đến điều tra các vụ án về môi trường chưa được chặc chẽ và hiệu quả. Đặc biệt là sự phối hợp giữa cơ quan điều tra của lực lượng cảnh sát nhân dân và thanh tra chuyên nghành về điều tra tội phạm môi trường.

Công tác tổ chức phòng ngừa và đấu tranh phòng chống TPVMT chưa được tiến hành một cách đồng bộ. Vẫn còn trường hợp các cơ quan còn đùng đẩy trách nhiệm cho nhau.

Theo quy định hiện hành, trước khi thanh tra, kiểm tra đều phải thông báo trước cho cơ sở bị thanh tra, kiểm tra. Điều này làm hạn chế hiệu quả của hoạt động thanh tra trong lĩnh vực môi trường.

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thanh tra môi trường các cấp và cảnh sát môi trường còn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên sâu, lực lượng còn mỏng lại chưa được trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ hỗ trợ, để đấu tranh có hiệu quả với các tội phạm môi trường.

3.3.Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 đối với các TPVMT

3.3.1. Trong lĩnh vực hình sự

Như vậy, mặc dù đã có những sửa đổi, bổ sung nhất định nhằm đưa những quy định của BLHS 1999 đối với các TPVMT đơn giản, linh hoạt và phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Nhưng trên thực tế, những sửa đổi đó chưa thật sự tạo ra bước ngoặt lớn, chưa mang lại hiệu quả cần thiết trong việc xử lý hình sự đối với các TPVMT. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực tế trên, là do vẫn còn một số vướng mắc, bất cập còn tồn tại trong quá trình áp dụng những quy định của BLHS 1999 về tội danh này. Dưới đây là một số đề

xuất nhằm nâng cao hiệu quả xử lý hình sự đối với các TPVMT:

Thứ nhất, Cần đưa ra khái niệm cụ thể về tội phạm môi trường.

Trên cơ sở xác định cụ thể Khách thể của tội phạm môi trường, căn cứ vào các dấu hiệu cụ thể, đặc trưng của các TPVMT cần đưa ra một khái niệm cụ thể về tội phạm môi trường nhằm tránh nhầm lẫn giữa tội phạm môi trường và các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường khác cũng như giữa các tội phạm môi trường và các tội phạm khác. Do vậy, rất nên quy định thêm điều luật quy định khái niệm về các tội phạm môi trường trong BLHS tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử cũng như giúp nhân dân nhận thức đúng đắn hơn. Theo người viết TPVMT cần được định nghĩa như sau: TPVMT là hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định, xâm hại đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực môi trường liên quan đến việc BVMT tự nhiên, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, và BVMT sống cho con người. Qua đó gây thiệt hại nghiêm trọng trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người.

Thứ hai, Nhanh chóng ban hành những văn bản hướng dẫn thi hành BLHS sửa đổi,

bổ sung.

Để đảm bảo hiệu lực thi hành của các quy định về tội phạm môi trường trong BLHS, vấn đề quan trọng nhất được đặt ra tại thời điểm này là phải có các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. Trong thời gian tới, Chính phủ và các cơ quan chuyên môn cần nhanh chóng ban hành những văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể BLHS sửa đổi, bổ sung nói chung và các tội phạm môi trường nói riêng như về các vấn đề:

Về tình tiết định khung hình phạt trong các TPVMT cũng còn chưa rõ ràng và chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc áp dụng trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể như theo quy định tại Khoản 2, Điều 185. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam:

b) Chất thải nguy hại có số lượng lớn hoặc chất thải khác có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

Do vậy cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể định lượng hóa các dấu hiệu bao nhiêu là “số lượng lớn”, “ số lượng rất lớn”, hoặc “đặc biệt lớn”. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các dấu hiệu này nhằm tạo ra sự thống nhất cũng như dễ dàng áp dụng trên thực tế.

Về dấu hiệu về hậu quả: Như đã phân tích trên, vấn đề xác định hậu quả cũng như các tiêu chí định lượng cho tính chất, mức độ của hậu quả là hết sức khó khăn và cho đến thời

điểm hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào là “ gây hậu quả nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng”, “đặc biệt nghiêm trọng” để có thể áp dụng thống nhất trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án. Do vậy những kiến nghị dưới đây của người viết chỉ mang tính ước lệ trên cơ sở cân nhắc so sánh các mức định lượng để xử phạt hành chính về hành vi tương ứng và các mức định lượng quy định tại các chương khác của BLHS. Cụ thể là:

Về mức hậu quả làm căn cứ truy cứu TNHS theo các khoản của Điều 182-Tội gây ô nhiễm môi trường; Điều 182a Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại; Điều 182b-Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường; Điều 185 Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam; Điều 188 – Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản; và Điều 191a Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại:

“Gây hậu quả nghiêm trọng”: là một trong những trường hợp sau đây: Gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến dưới 61%; Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ lệ thương tật với mỗi người từ 11% đến dưới 31%; Gây thiệt hại tài sản từ 30 triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

“Gây hậu quả rất nghiêm trọng”: là một trong những trường hợp sau đây: Gây tổn hại cho sức khỏe từ một đến năm người mà tỷ lệ thương tật đối với mỗi người từ 61% trở lên; Gây tổn hại cho sức khỏe từ hai đến hai mươi người mà tỷ lệ thương tật đối với mỗi người từ 31% đến dưới 61%; Gây thiệt hại tài sản từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

“Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”: là một trong những trường hợp sau đây: Gây tổn hại cho sức khỏe từ sáu người trở lên mà tỷ lệ thương tật đối với mỗi người từ 61% trở lên; Gây tổn hại cho sức khỏe từ hai mươi người trở lên mà tỷ lệ thương tật đối với mỗi người từ 31% đến dưới 61%; Gây thiệt hại tài sản từ năm trăm triệuđồng trở lên (kể cả tiền bỏ ra để tiêu hủy hoặc khắc phục sự cố).

Về mức hậu quả làm căn cứ truy cứu TNHS theo các khoản của Điều 186 – Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người:

“Gây hậu quả rất nghiêm trọng” là một trong những trường hợp sau đây: Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho từ 10 người đến 50 người với mức tổn hại sức khỏe đối với mổi người từ 31% trở lên; Gây thiệt hai tài sản từ ba trăm triệu đến dưới năm trăm triệuđồng (bao gồm chi phí cho việc ngăn chặn dich bênh, khắc phục hậu quả);

“Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”: là một trong những trường hợp sau đây: làm lây lan dich bệnh nguy hiểm cho từ 50 người trở lên với mức tổn hại sức khỏe đối với mỗi

người từ 61% trở lên; Gây thiệt hai tài sản từ năm trăm triệuđồng trở lên (bao gồm chi phí cho việc ngăn chặn dịch bệnh, khắc phục hậu quả); Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm trong thời gian có chiến tranh, thiên tai.

Về mức hậu quả làm căn cứ truy cứu TNHS theo các khoản của Điều 187 – Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật:

“Gây hậu quả nghiêm trọng”: là một trong những trường hợp sau đây: Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho từ 10 người đến 50 người( do ăn phải động thực vật bị nhiễm bệnh) với mức tổn hại sức khỏe đối với mổi người từ 31% trở lên; Gây thiệt hai tài sản từ 30 triệu đến dưới ba trăm triệu đồng;

“Gây hậu quả rất nghiêm trọng”: là một trong những trường hợp sau đây: Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho từ 50 người đến 70 người với mức tổn hại sức khỏe đối với mỗi người từ 31% trở lên; Gây thiệt hại tài sản từ ba trăm triệu đến dưới năm trăm triệuđồng (bao gồm chi phí cho việc ngăn chặn dịch bênh, khắc phục hậu quả);

“Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là một trong những trường hợp sau đây: làm lây lan dich bệnh nguy hiểm cho từ 70 người trở lên với mức tổn hại sức khỏe đối với mỗi người từ 31% trở lên; Gây thiệt hại tài sản từ năm trăm triệuđồng trở lên.

Về mức hậu quả làm căn cứ truy cứu TNHS theo các khoản của Điều 191 – Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên:

“Gây hậu quả nghiêm trọng”: là một trong những trường hợp sau: Làm giảm từ 10% trở lên số lượng động vật hoang dã hiện có tại khu bảo tồn thiên nhiên, nếu động vật đó sống theo bầy đàn; Khai thác các nguồn lợi sinh vật không đúng thời vụ, địa bàn và sử dụng công cụ, phương tiện khai thác hủy diệt hàng loạt, làm tổn hại tính đa dạng sinh học, gây mất cân bằng sinh thái; Làm giảm từ 5% đến dưới 10% số lượng động vật hoang dã hiện có tại khu bảo tồn thiên nhiên, nếu động vật đó sống theo bầy đàn; Gây nguy cơ tuyệt chủng hoặc gây tuyệt chủng một hoặc một số loài động vật hoang dã Gây thiệt hại tài sản do phải khắc phục hậu quả từ 30 triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

“Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”: là một trong những trường hợp sau đây: Làm giảm từ 10% trở lên số lượng động vật hoang dã hiện có tại khu bảo tồn thiên nhiên, nếu động vật đó sống theo bầy đàn; Gây nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật, thực vật hoang dã quý hiếm; Gây thiệt hại tài sản do phải chi để khắc phục hậu quả từ ba trăm triệu đồng trở lên.

truy cứu TNHS theo Điều 99 – Tội vô ý làm chết người hoặc theo Điều 99 – Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

Thứ ba, Cần quy định pháp nhân có thể là Chủ thể của tội phạm môi trường.

Theo nguyên tắc chung, việc phân biệt tội phạm các hành vi vi phạm pháp luật là căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội. Do vậy, hành vi vi phạm pháp luật môi trường của các tổ chức, pháp nhân có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao cũng phải được coi là vi phạm pháp luật hình sự. Bởi, trên thực tế, hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường không chỉ do cá nhân thực hiện mà phần lớn nó được thực hiện bởi các pháp nhân mà mức độ nghiêm trọng còn lớn hơn rất nhiều so với cá nhân, trong khi đó pháp luật hình sự hiện hành mới chỉ coi cá nhân là Chủ thể của tội phạm nên pháp nhân có hành vi vi phạm lại không thể xử lý bằng hình sự, do đó tính răn đe, cưỡng chế không cao, việc giải quyết các vi phạm không triệt để.

Có quan điểm cho rằng cần thiết lập chế định TNHS của pháp nhân trong một số tội phạm liên quan đến các lĩnh vực như thuế, môi trường, chứng khoán và đặc biệt là lĩnh vực môi trường nhằm nâng cao hiệu quả xử lý hình sự đối với các tội này. Đặc biệt là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý về mặt hình sự các hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các pháp nhân trong thời gian gần đây. Tuy nhiên việc xác định có nên coi pháp nhân là Chủ thể của Luật hình sự hay không là một vấn đề lớn, cần phải nghiên cứu kỹ, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của TNHS, khái niệm tội phạm, hệ thống hình phạt, các nguyên tắc áp dụng, quyền và nghĩa vụ của pháp nhân trong tố tụng hình sự. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này phục vụ cho việc sửa đổi cơ bản, toàn diện BLHS trong thời gian tới.

Ngoài ra có quan điểm cho rằng nên bổ sung thêm quy định truy cứu TNHS đối với những người đứng đầu pháp nhân, hoặc những người trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động xử lý chất thải trong doanh nghiệp. Theo quan điểm của người viết trong khi vấn đề truy cứu TNHS đối với pháp nhân còn là một vấn đề phức tạp, cần nghiên cứu trong thời gian dài. Thì việc quy định truy cứu TNHS đối với người đứng đầu pháp nhân hoặc những người trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động xử lý chất thải trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Có như vậy mới góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cửa người có thẩm quyền trong việc BVMT nói riêng và ý thức của chính các pháp nhân trong việc BVMT nói chung.

Sự cần thiết phải hình sự hóa một số hành vi bị nghiêm cấm trong Luật BVMT năm 2005 (Điều 7) như: hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt tiêu chuẩn cho phép; sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người; hành vi cản trở hoạt động BVMT... Theo người viết những hành vi trên cũng cần được BLHS quy định là tội phạm nếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra BLHS cần bổ sung thêm số tội phạm mới về môi trường như: Tội phạm về vũ khí sinh học; Tội vi phạm các quy định về BVMT xung quanh khi tiến hành sản xuất; Tội vi phạm các quy định về an toàn khi tiếp xúc với độc tố vi sinh hay độc tố sinh học khác… Hiện nay tuy khái niệm vũ khí sinh học còn khá mới mẻ với nước ta, tuy nhiên nếu quy định kịp thời đó sẽ là cơ sở cho việc chủ động phòng ngừa và khả năng ứng cứu kịp thời loại tội phạm vũ khí mang tính chất hủy diệt này.

Thứ năm, Tham khảo kinh nghiệm xây dựng pháp luật của các quốc gia khác trên

thế giới.

Có thể lấy một ví dụ điển hình đó là Singapore – một đất nước “ sạch”, nguyên nhân để Singapore được gọi với tên gọi đó là do hệ thống pháp luật về BVMT của Singepore có tính răn đe và giáo dục rất lớn. Hình phạt đối với hành vi gây ô nhiễm không khí ở Singapore là: Bất kỳ chủ sở hữu hoặc người quản lý các cơ sở thương mại hoặc cơ sở sản xuất công nghiệp thải ra hoặc cho phép thải khí có hại từ ống khói của các cơ sở sẽ bị phạt tiền đến 20.000 đôla sing khi bị kết án lần thứ nhất; Nếu bị kết án và xử phạt tiền mà Chủ thể vi phạm không chấm dứt hành vi vi phạm thì còn bị phạt tiền đến 1000 đola sing cho mỗi ngày vi phạm; Nếu bị kết án lần thứ hai trở đi thì mức phạt tiền sẽ cao gấp 2,5 lần so với hành vi vi phạm lần đầu (Điều 11, Khoản 1 Luật kiểm soát ô nhiễm của Singapore.). Khi gây thiệt hại cho không khí, theo pháp luật của Singapore không phải chịu TNHS như theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhưng với mức phạt tiến rất cao và có sự phân biệt giữa vi phạm lần đầu và tái phạm cũng đủ để ngăn ngừa và khắc phục hậu quả suy thoái môi trường.

Một phần của tài liệu các tội phạm về môi trường trong luật hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn (Trang 64 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)