5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Trong lĩnh vực kinh tế
Bên cạnh những mặt tích cực mang lại thì mặt trái nền kinh tế thị trường là điều bất kỳ một quốc gia nào cũng không tránh khỏi. Ở Việt Nam sự phát triển mạnh mẽ của nên kinh tế thị trường đã mang lại những thành tựu đáng kể, tuy nhiên đã gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Sự ra đời hàng loạt của các doanh nghiệp, khu công nghiệp nhưng hệ thống xử lý chất thải lại chiếm con số ít trong tổng số những doanh nghiệp, khu công nghiệp này. Vì việc không xây dựng hệ thống xử lí chất thải hoặc xây dựng mà không vận hành sẽ tiết kiệm được một khoản rất lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Điển hình: “Theo thống kê của Cục Cảnh sát Phòng chống TPVMT (C49 Bộ Công an) thì khoảng 60% lượng nước thải hàng ngày từ các khu, cụm công nghiệp được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước. Khoảng 70% các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp không có hệ thống BVMT, xử lý nước thải đạt chuẩn; 30% có hệ thống đạt chuẩn nhưng không chắc chắn có thực hiện hay không... 100% làng nghề vi phạm quy định về BVMT”44.
Mặc khác, do ham lợi nhuận mà một số người đã tàn phá môi trường một cách mạnh mẽ như: phá rừng để lấy gỗ, săn bắn voi để lấy ngà, giết gấu lấy mật v.v…
Chính vì thế, môi trường ở nước ta đang bị ô nhiễm, những nguy cơ xấu tìm ẩn trong môi trường đang dần lấn chiếm môi trường sống của con người, đe dọa đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
44 Phương Thảo, 60% nước thải công nghiệp xả thẳng ra sông, Báo điện tử Dân trí, 2013, http://dantri.com.vn/xa- hoi/60-nuoc-thai-cong-nghiep-xa-thang-ra-song-764398.htm, [ ngày truy cập 01-11-2014].