5. Kết cấu của luận văn
2.2.10. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191)
BLHS hiện hành)
2.2.10.1. Định nghĩa:
“Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực, hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học quan trọng đối với quốc gia, quốc tế phải được điều tra, đánh giá, lập quy hoạch bảo vệ dưới hình thức khu bảo tồn biển, vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn loài sinh cảnh”36.
Vậy, Tội vi phạm quy định về quản lí khu bảo tồn thiên nhiên là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lí các khu vực, hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học quan trọng đối với quốc gia, quốc tế gây hậu quả nghiêm trọng.
2.2.10.2. Dấu hiệu pháp lý
Mặt Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến các quy định của nhà nước về BVMT, cụ thể là xâm phạm vào chế độ bảo vệ đặc biệt của nhà nước đối với sự đa dạng sinh học, các nguồn gen quý hiếm phục vụ khoa học và khu vực sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên. Đối tượng tác động của tội phạm này là các khu vực bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, di tích thiên nhiên hoặc các khu thiên nhiên khác trong môi trường sinh thái được nhà nước bảo vệ.
Mặt Khách quan của tội phạm:
Mặt Khách quan của tội này thể hiện bằng những hành vi sau:
Vi phạm chế độ quản lí, sử dụng khu bảo tồn thiên nhiên được hiểu là hành vi không được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích các khu bảo tồn thiên nhiên. Ví dụ: xây chuồng trại chăn nuôi ở những nơi danh lam thắng cảnh…
Vi phạm chế độ khai thác khu bảo tồn thiên nhiên được hiểu là hành vi bắt, khai thác bừa bãi các loài động vật, thực vật hoặc tiến hành nhiều hoạt động trái phép ở khu vực này gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường sinh thái. Ví dụ: Diễn tập bằng đạn thật với quy mô lớn diễn ra ở khu bảo tồn thiên nhiên…
Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội vi phạm các quy định về quản lí khu bảo tồn thiên nhiên gây hậu quả nghiêm trọng.
Mặt Chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là vi phạm các quy định về quản lí khu bảo tồn thiên nhiên nhưng vẫn mong muốn thực hiện.
Mặt Chủ thể của tội phạm: là bất kì người nào có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi do luật định. Riêng Khoản 1 và Khoản 2 quy định tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng nên Chủ thể của các tội phạm quy định ở các khoản này là người từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Còn Khoản 2 do quy định khung hình phạt cao nhất là mười năm tù thuộc tội rất nghiêm trọng nên Chủ thể của các tội phạm quy định tại khoản này có thể là người từ đủ mười bốn tuổi đến chưa đủ mười sáu tuổi.
2.2.10.3. Hình phạt: Điều 191 BLHS quy định 3 khung hình phạt:
Khung 1: Đây là trường hợp phạm tội quy định tại Khoản 1 Điều 191 BLHS, là cấu thành cơ bản của tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.
Khung 2: Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn và quản lý, bảo vệ chặt chẽ nhằm theo dõi diển biến tự nhiên, nghiêm cấm mọi hành vi làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng37.
Khung 3: Phạm tội có tổ chức; Sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm; Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
Như thế nào là “phạm tội có tổ chức, phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” như đã phân tích ở phần 2.2.1.3.
Về hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.