Tội hủy hoại rừng (Điều 189)

Một phần của tài liệu các tội phạm về môi trường trong luật hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn (Trang 46 - 51)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.8. Tội hủy hoại rừng (Điều 189)

2.2.8.1. Định nghĩa:

Huỷ hoại rừng là “ hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc làm cho rừng giảm giá trị đáng kể. Tội huỷ hoại rừng là tội phạm được tách từ tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng quy định tại Điều 181 BLHS năm 1985. Do tính chất của hành vi và thiệt hại do hành vi huỷ hoại rừng gây ra nên nhà làm luật quy định hành vi huỷ hoại rừng là TPVMT”30.

2.2.8.2. Dấu hiệu pháp lý

Mặt Khách thể của tội phạm: Tội huỷ hoại rừng là tội xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của Nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội. Đối tượng tác động của tội phạm này chính là rừng bao gồm: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất:

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần BVMT, bao gồm: Rừng phòng hộ đầu nguồn; Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; Rừng phòng hộ BVMT.

Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn

30 Đinh Văn Quế, Binh luận khoa học bộ Luật Hình sự Tập 8: Các tội phạm trật tự quản lý hành chính và các TPVMT, NXB. TP.HCM, 2005, Tr.196.

hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần BVMT, bao gồm: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần BVMT, bao gồm: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; Rừng sản xuất là rừng trồng; Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận.

Mặt Khách quan của tội phạm :

Người phạm tội huỷ hoại rừng có thể thực hiện một hoặc một số hành vi Khách quan sau: Đốt rừng là dùng lửa hoặc các hoá chất phát lửa làm cho rừng bị cháy, có thể cháy toàn bộ hoặc chỉ cháy một phần; Hành vi đốt rừng làm rẫy của đồng bào ở vùng cao nếu được chính quyền cho phép thì không coi là huỷ hoại rừng. Tuy nhiên, việc đốt rừng làm rẫy cho đến nay hầu như không được phép.

Phá rừng là chặt phá cây trong rừng hoặc khai thác tài nguyên của rừng không được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép như: khai thác gỗ, khai thác các lâm sản trái phép.v.v…

Hành vi khác hủy hoại rừng là ngoài hai hành vi đốt rừng và phá rừng trái phép thì bất cứ hành vi nào làm cho rừng bị tàn phá đều là hủy hoại rừng như: dùng hoá chất độc phun hoặc rãi xuống đất làm cho cây rừng bị chết khô, thả gia súc vào rừng mới trồng để gia súc phá hoại cây rừng v.v…

Mặt Chủ quan của tội phạm:Người thực hiện hành vi phạm tội này là do cố ý, điều này thể hiện ngay ở tên tội danh “huỷ hoại” và trong điều văn của điều luật. Khái niệm “huỷ hoại” đã chứa đựng ý thức chủ quan của người có hành vi đốt, phá rừng rồi. Cũng tương tự như đối với tội “huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” nhà làm luật chỉ quy định cố ý làm hư hỏng chứ không quy định cố ý huỷ hoại. Do đó đối với các trường hợp vi phạm về phòng cháy, chữa cháy hoặc vô ý gây cháy rừng chỉ có thể bị truy cứu TNHS về tội “vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” quy định tại Điều 175 BLHS hiện hành.

Mặt Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực chịu TNHS và đến một độ tuổi theo quy định của BLHS. Cụ thể người từ đủ mười bốn tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười sáu tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 của điều luật; người đủ mười sáu tuổi trở lên phải chịu TNHS về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.

2.2.8.3. Hình phạt:

Điều 189 BLHS quy định 3 khung hình phạt:

Khung 1: Được quy định tại Khoản 1 Điều 189 BLHS, là cấu thành cơ bản của tội huỷ hoại rừng. Tuy nhiên, dựa vào câu chữ của điều luật có thể thấy hậu quả mà tội phạm gây ra trong Khoản 1 này là hậu quả nghiêm trọng.

Đối với tội phạm này, nhà làm luật không quy định thêm các dấu hiệu Khách quan khác là yếu tố định tội vì thế người viết cho rằng khi xác định hành vi phạm tội huỷ hoại rừng cần nghiên cứu các văn bản của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng như: Luật bảo vệ và phát triển rừng; Nghị định của Chính phủ về bảo vệ và phát triển rừng; Thông tư liên tịch của các Bộ, Ngành có liên quan đến việc bảo vệ và phát triển rừng, các hướng dẫn của các cơ quan tiến hành tố tụng về áp dụng BLHS đối với tội huỷ hoại rừng.v.v… Vì vậy, theo Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08/3/2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, “Gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 1 Điều 189 BLHS khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.Ví dụ: “Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phá rừng sản xuất là 5000 m2”31. Nguyễn Văn V phá rừng sản xuất với diện tích là 9.000 m2. Hành vi phạm tội của V “không còn thuộc phạm vi xử phạt hành chính nữa mà có thể bị truy cứu TNHS”32 thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng và Nguyễn Văn V có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm, phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Khung 2: huỷ hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:

“Có tổ chức”: Phạm tội huỷ hoại rừng có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện việc huỷ hoại rừng, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn”: Trường hợp phạm tội này là người huỷ hoại rừng đã

31 Xem: Điểm b Khoản 5 Điều 20, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/11/2013 quy đinh xử phạt quy định hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi huỷ hoại rừng. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để huỷ hoại rừng được coi là nguy hiểm hơn vì khó bị phát hiện và làm giảm lòng tin của nhân dân vào chế độ, làm cho một bộ phận cán bộ, công chức bị tha hoá. Ví dụ: Nguyễn Tấn Đ là Phó chủ tịch xã đã cùng với một số đối tượng chặt gỗ trong rừng, nhưng để che giấu tội phạm đã đốt rừng nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng về hành vi khai thác trái phép gỗ của mình; việc Đ khai thác gỗ trái phép cũng như những người dân bình thường khác, nên không coi hành vi của Đ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để huỷ hoại rừng.

“Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức”: Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức là người phạm tội thông qua cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để huỷ hoại rừng. Thông thường, người phạm tội trường hợp này là lợi dụng việc Nhà nước cho phép cơ quan, tổ chức khai thác rừng và nhân việc đó mà họ lấy danh nghĩa cơ quan, tổ chức để phá rừng. “Huỷ hoại diện tích rừng rất lớn”: Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT- BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08 tháng 03 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản,

“Huỷ hoại diện tích rừng rất lớn” quy định tại Điều 189 BLHS là trường hợp “huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính”. Ví dụ: Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phá rừng sản xuất là 5000 m2. Trần Đình S phá rừng sản xuất với diện tích là 15.000 m2. Hành vi phạm tộicủa S thuộc trường hợp huỷ hoại diện tích rừng rất lớn theo khoản 2 điều 189 BLHS hiện hành.

Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ”: chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ là chặt phá các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IIA như: Hoàng đàn, Bách Đài Loan, Bách vàng,Vân Sam Phan xi păng v.v… được ban hành kem theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Trường hợp chặt phá các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IIA không xác định thiệt hại bằng diện tích nhưng giá trị thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị chặt phá từ trên ba mươi triệu đồng đến sáu mươi triệu đồng đối với nhóm IA hoặc từ trên năm mươi triệu đến một trăm triệu đồng đối với nhóm IIA thì cũng bị truy cứu TNHS theo Điểm d Khoản 2 Điều 189 BLHS.

“Gây hậu quả rất nghiêm trọng”: là gây hậu quả nghiêm trọng và còn thực hiện một trong các hành vi: chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành công

vụ; đập phá nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện của cơ quan có trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy cứu TNHS về tội độc lập33.

Khung 3: huỷ hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau, người phạm tội có thể bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

Huỷ hoại diện tích rừng đặc biệt lớn: Cũng theo Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT /BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08 tháng 03 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, “Huỷ hoại diện tích đặc biệt lớn” quy định tại Điều 189 BLHS là huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ “trên bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.”. Ví

dụ: Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phá rừng sản xuất là 5000 m2. Trần Đình S phá rừng sản xuất với diện tích là 25.000 m2. Hành vi phạm tộicủa S thuộc trường hợp huỷ hoại diện tích rừng đặc biệt lớn.

Huỷ hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng:” là huỷ hoại các loại rừng này với diện tích trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính”34. Ví dụ: Nguyễn Văn A có hành vi phá rừng sản xuất 6000 m2, phá rừng phòng hộ 15000 m2. Theo Điểm c và điểm d Khoản 5 Điều 20, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/11/2013 quy định xử phạt quy định hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, thì mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phá rừng sản xuất là 5000 m2, đối với rừng phòng hộ là 1000 m2. Vì vậy hành vi của Nguyễn Văn A không còn thuộc phạm vi xử phạt hành chính nữa mà có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm

Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng:

Theo thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC- TANDTC ngày 08 tháng 03 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khi thuộc một trong các trường hợp sau: Giá trị thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị chặt phá từ trên sáu mươi triệu đồng đối với nhóm IA hoặc từ trên một trăm triệu đồng đối với nhóm IIA hoặc gây thiệt hại quy định tại điểm a hoặc điểm b của hậu quả rất nghiêm trọng và còn thực hiện một trong các hành vi: chống người thi hành công vụ; gây

33 Xem: Điểm c tiểu mục 3.5 mục 5, Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC- TANDTC ngày 08 tháng 03 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

34 Xem: Điểm b mục 3.6, Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08 tháng 03 năm 2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo

thương tích cho người thi hành công vụ; đập phá nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện của cơ quan có trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy cứu TNHS về tội độc lập.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Một phần của tài liệu các tội phạm về môi trường trong luật hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)