Thực trạng áp dụng những quy định của Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung

Một phần của tài liệu các tội phạm về môi trường trong luật hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn (Trang 58 - 61)

5. Kết cấu của luận văn

3.1. Thực trạng áp dụng những quy định của Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung

sung 2009 đối với các tội phạm về môi trường.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 37/2009/QH12 ngày 19/06/2009 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010 đã được Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc Hội khóa XII, trong đó các tội phạm trong lĩnh vực môi trường đã có sự sửa đổi, bổ sung các tội phạm, phân nhóm tội phạm, cụ thể hóa, tăng nặng và bổ sung các hình phạt… so với những BLHS năm 1999 BLHS sửa đổi, bổ sung lần này đã có rất nhiều những ưu điểm, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác đấu tranh, phòng chống các tội phạm môi trường. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng những quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1999 trong thời gian qua cho thấy, những hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật hình sự về tội phạm môi trường vẫn diễn ra khá phổ biến, với mức độ nghiêm trọng và mức độ tái phạm cao. Nhưng trên thực tế không có nhiều vụ bị truy cứu TNHS.

Qua hơn 6 năm (từ đầu 2006 đến cuối năm 2013) hoạt động, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã phát hiện, xử lý trên 30.000 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, chuyển cơ quan điều tra khởi tố trên 800 vụ, với 1.250 đối tượng. Xử phạt vi phạm hành chính trên 330 tỷ đồng, kiến nghị truy thu phí bảo vệ môi trường trên 150 tỷ đồng. Kết quả phát hiện, xử lý năm sau đều cao hơn năm trước, tăng khoảng 25-45%38. Riêng năm 2013 lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường cả nước đã phát hiện 13.386 vụ vi phạm, tăng 34% so với năm 2012, trong đó công an các cấp đã khởi tố 448

38 Cổng thông tin điện tử Thành phố Cần Thơ, Đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực môi trường, http://cantho.gov.vn/wps/wcm/connect/sotnmt/sub+site/sitemenu/linhvucquanly/moitruong/dau+tranh+phong+chong+t

vụ, 757 đối tượng, xử phạt vi phạm hành chính trên 116,33 tỷ đồng39 . Một thống kê mới đây, tại hội nghị giaoban, sơ kết công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường 6 tháng đầu năm 2014, theo đó trong6 tháng đầu năm 2014, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường đã tập trung triển khai quyết liệt các kế hoạch, biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường, đã phát hiện, xử lý 6095 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xử phạt vi phạm hành chính trên 76 tỷ đồng, chuyển Cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 75 vụ, 81 đối tượng40.

Những con số thống kê trên cho thấy tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và tình hình tội phạm môi trường nói riêng vẫn diễn ra khá phổ biến, tuy nhiên số vụ bị xử lý hình sự thì rất ít. Theo thống kê của Cục Cảnh sát Phòng chống TPVMT (C49 Bộ Công an), mỗi năm, lực lượng này phát hiện gần 10.000 vụ vi phạm pháp luật về môi trường. Nhưng việc xử lý hình sự chỉ dừng lại ở con số hơn trăm, thậm chí có năm chỉ là hàng chục”41. Những vụ sai phạm điển hình như Công ty sửa chữa tàu biển Huyndai- Vinashin xả chất thải rắn (hạt nic) độc hại không qua xử lý ra môi trường ở Khánh Hòa, nhà máy Miwon (Việt Trì – Phú Thọ) xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Hồng; hành vi xả nước thải độc hại ra sông Đông Điền (huyện Nhà Bè – Thành phố Hồ Chí Minh) của Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương; các công ty nhập chất thải phế liệu về cảng Hải Phòng, Sài Gòn và Đà Nẵng;...đều không bị xử lý hình sự. Việc (phải) áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính đối với các vụ sai phạm này đã bộc lộ những bất cập của chính sách hình sự hóa vi phạm môi trường, cũng như sự yếu kém của bộ máy cơ quan nhà nước về quản lý môi trường ở cấp trung ương và địa phương. Từ đó, đã dẫn đến những nghi ngờ rằng các trường hợp phạm tội đã lọt lưới pháp luật.

Mặc khác, trong số 11 tội danh về phạm tội môi trường được quy định trong BLHS Việt Nam, đến nay mới chỉ có 2 tội danh bị khởi tố điều tra và đưa ra xét xử là huỷ hoại rừng (Điều 189) và vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm (Điều 190). Các trường hợp đã bị khởi tố và tuyên án như vụ săn bắn trộm bò rừng ở Vườn quốc gia Ea Sô (Đắk Lắk, năm 2003) với mức án cao nhất dành cho người vi phạm là 3 năm tù giam và

39Những sự kiện môi trường nổi bật 2013,

http://www.culaochammpa.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=392%3Anhng-s-kin-moi-trng-ni- bt-2013&catid=54%3Atng-hp-bao-chi&Itemid=78&lang=vi, [ Ngày truy cập 22-10-2014].

40 Cục cảnh sát môi trường, sơ kết công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường 6 tháng đầu năm 2014, http://www.canhsatmoitruong.gov.vn/default.aspx?tabid=439&ID=9693&CateID=499,[ngày truy cập ngày 01/10/2014].

41Chưa có “thuốc” đặc trị tội phạm môi trường,

không có hình thức phạt tiền kèm theo; hoặc vụ vận chuyển và buôn bán, xẻ thịt nấu cao hổ ở nhà 103b, B5, tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội (năm 2007) với mức án cao nhất là 30 tháng tù giam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những vụ vi phạm như buôn bán trái phép, nuôi nhốt, giết mổ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm hay những vụ vi phạm về quản lý nước thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không những không bị xử lý hình sự, mà còn được hợp thức hóa bằng cách xử lý hành chính, do cơ quan thi hành pháp luật không xác định được nguồn gốc bằng chứng vi phạm, thiếu các tiền lệ khởi tố, những bất cập của can thiệp hành chính, và quan trọng hơn cả là do quy định của BLHS chưa đủ sáng tỏ để áp chế sai phạm. Điển hình là các vụ vi phạm sau:

Vụ thứ nhất, Ngày 14/4/2010, Cục cảnh sát phòng chống TPVMT (C36) Bộ Công an phát hiện một vụ xả thải trái phép xảy ra tại Nhà máy sản xuất khung nhôm định hình, Công ty cổ phần công nghiệp Tung Kuang tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Mặc dù, nhà máy có hệ thống xử lý nước thải nhưng không hoạt động, mà thực hiện bơm nước thải chưa qua xử lý theo một hệ thống đường ống ngầm để xả ra sông Ghẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Theo báo cáo của Chi Cục BVMT ( tỉnh Hải Dương), hành vi xả thải chưa qua xử lý của Tung Kuang đã diễn ra trong một thời gian dài, mặc dù đã bị xử phạt hành chính nhưng công ty này vẫn liên tục tái phạm với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, cũng như công ty Vedan “Công ty cổ phần công nghiệp Tung Kuang chỉ bị xử phạt hành chính về BVMT với mức tiền phạt 312,1 triệu đồng”42.

Vụ thứ hai, Năm 2011, ông Tăng Đức sống thôn Đồng Dài, xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, bị hạt Kiểm lâm Thanh Sơn xử phạt 10 triệu đồng vì hành vi nuôi nhốt gấu chưa được đăng ký, gắn chip. Và gia đình ông tiếp tục được cho phép nuôi con gấu này. Ngày 10.9.2013, cá thể gấu ngựa này đã cắn đứt 2 cánh tay một cháu nhỏ, khiến ông Đức giết chết gấu và sau đó chuyển giao xác gấu cho một người tên Kiên ở Lâm Thao. Đến tháng 4 năm 2014, ông Đức bị xử phạt 40 triệu đồng cho hành vi giết và bán gấu (động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB).

Vụ thứ ba, Một vụ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng khác về môi trường khiến dư luận dậy sóng xảy ra trong năm 2013 là vụ chôn thuốc trừ sâu của Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái (tỉnh Thanh Hóa) gây ô nhiễm môi trường, hàng ngàn người dân đứng trước nguy cơ nhiễm độc, mắc bệnh… Tuy nhiên, “đến thời điểm hiện tại đơn vị vi phạm mới bị

42 Trần Tiến Duẩn, Phạt hành chính Tung Kuang ở mức 312 triệu đồng, Báo điện tử Báo mới, 2011

xử phạt hành chính. Tổng mức xử phạt mà Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa áp dụng quy định của pháp luật thì Nicotex Thanh Thái phải chịu mức phạt 421.150.000 đồng”43.

Thực tế trên cho thấy trước những hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kéo dài và tái phạm nhiều lần như trên; các cơ quan chức năng mới chỉ đưa ra các biện pháp xử lý hành chính như ra quyết định thu hồi giấy phép xả thải, tạm đình chỉ sản xuất đối với bộ phận sản xuất có phát sinh chất thải gây ô nhiễm và phạt tiền đối với những vi phạm đó. Tuy nhiên những biện pháp xử lý hành chính này, trên thực tế vẫn không phát huy được hiệu quả; những Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật môi trường vẫn tiếp tục có hành vi tái phạm với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Do vậy, cần phải có những biện pháp nghiêm khắc hơn nữa nhằm trừng phạt, răn đe cũng như phòng ngừa tội phạm đó là việc xử lý hình sự đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng đó.

Một phần của tài liệu các tội phạm về môi trường trong luật hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)