Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186)

Một phần của tài liệu các tội phạm về môi trường trong luật hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn (Trang 40 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.5.Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186)

2.2.5.1. Định nghĩa:

Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là hành vi đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh; Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch; Hoặc hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

2.2.5.2. Dấu hiệu pháp lý

Mặt Khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm đến sự trong sạch và bền vững của môi trường sống, gián tiếp gây tổn hại sức khoẻ con người thông qua việc làm lây lan dịch bệnh. Đối tượng tác động của tội phạm này là động vật, thực vật, sản phẩm làm từ động vật, thực vật hoặc các vật phẩm khác có chứa mầm bệnh có thể lây lan sang người.

Mặt Khách quan của tội phạm: Người phạm tội có một hoặc một số trong các hành vi sau:26

Đưa ra khỏi vùng dịch bệnh các động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh cho người;

Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người;

Bất kỳ hành vi nào làm lây truyền dịch bệnh cho người. Đây là một quy định mang tính mở rộng, nó có thể là những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo như: cố tình không tiêm vắc-xin phòng bệnh cho nhân dân, không tổ chức kịp thời việc khoanh vùng tẩy uế khu vực có dịch bệnh để dịch bệnh có điều kiện lây lan, người bị nhiễm bệnh không chịu áp dụng các biện pháp cách ly…v.v…

Để hiểu được các hành vi này cần thống nhất trong nhận thức những khái niệm sau:

“Dịch bệnh nguy hiểm” là các dịch bệnh có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng, có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người. Ví dụ: Bệnh dịch tả, bệnh đậu mùa v.v…;

Sản phẩm động vật” là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, như thịt, sữa, xương…; Sản phẩm thực vật là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, như rau,

quả, dầu thực vật…; “Vật phẩm khác” là bất cứ đồ vật gì mang mầm bệnh hoặc có khả năng gây dịch bệnh cho người. Ví dụ: Bao bì đóng gói, phương tiện, dụng cụ giết mổ v.v.. ;

“Vùng có dịch bệnh” là khu vực có dịch mà Ủy ban nhân dân, Bộ trưởng Bộ y tế hoặc Chủ tịch nước đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho toàn thể nhân dân được biết. Vùng có dịch bệnh có thể xảy ra ở một làng, một xã hoặc nhiều xã trong huyện, một hoặc nhiều huyện trong tỉnh, một hoặc nhiều tỉnh trong phạm vi cả nước.27

Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện một trong số các hành vi kể trên đã gây ra “lây lan dịch bệnh nguy hiểm” cho người bất kể có xảy ra hậu quả nghiêm trọng hay chưa. Nếu chỉ có thực hiện hành vi nhưng chưa “lây lan dịch bệnh” thì không cấu thành tội phạm.

Mặt Chủ quan của tội phạm: Người thực hiện hành vi phạm tội này là do cố ý, tức là nhận thức được hành vi của mình là làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người nhưng vì những động cơ khác nhau mà vẫn thực hiện hành vi mà pháp luật cấm.

Mặt Chủ thể của tội phạm: Là Chủ thể đặc biệt trong trường hợp người có hành vi cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người, vì chỉ những người có chức vụ, quyền hạn mới có thể có quyền “cho phép”. Các trường hợp còn lại không phải là Chủ thể đặc biệt.

Cụ thể Khoản 1 quy định khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm tù thuộc tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng nên Chủ thể của các tội phạm quy định ở khoản này là người từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Còn Khoản 2 do quy định khung hình phạt cao nhất là mười năm tù thuộc tội rất nghiêm trọng nên Chủ thể của các tội phạm quy định tại khoản này có thể bao gồm người từ đủ mười bốn tuổi đến chưa đủ mười sáu tuổi.

2.2.5.3. Hình phạt:

Điều 186 BLHS quy định 2 khung hình phạt:

Khung 1: làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người không có tình tiết định khung thuộc Khoản 2 Điều này, người phạm tội có thể bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Khung 2: làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

Như thế nào là “phạm tội có tổ chức, phạm tội gây hậu qủa nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” như đã phân tích ở phần 2.2.1.3.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Một phần của tài liệu các tội phạm về môi trường trong luật hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn (Trang 40 - 42)