Dấu hiệu pháp lý

Một phần của tài liệu các tội phạm về môi trường trong luật hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn (Trang 37 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.4.2.Dấu hiệu pháp lý

Mặt Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm này là xâm phạm vào các quy địnhcủa Nhà nước về BVMT, cụ thể là xâm phạm vào việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực

21 Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 2, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội,

nhập khẩu, đưa vào lãnh thổ Việt Nam các chất thải như công nghệ, máy móc, hóa chất.. gây ô nhiễm môi trường.

Mặt Khách quan của tội phạm: tội này được thể hiện bằng hành vi lợi dụng việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế liệu hoặc hóa chất, chế phẩm sinh học hoặc bằng thủ đoạn khác đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải nguy hại hoặc chất thải khác với số lượng lớn. Trong đó:

Máy móc, thiết bị công nghệ bao gồm tất cả các loại quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị bất kì mới hay cũ được sản xuất ở đâu. “Các chế phẩm sinh học hoặc hóa học bao gồm các chế phẩm hữu cơ hoặc vô cơ được sản xuất hoặc điều chế tổng hợp từ bất kì nguyên liệu nào, bất kì phương pháp nào và được dùng cho bất kì mục đích nào”.22

Cùng với hành vi lợi dụng việc nhập khẩu để phạm tội, điều luật còn quy định hành vi phạm tội có thể được thực hiện bằng thủ đoạn khác để đưa vào Việt Nam chất thải gây ô nhiễm môi trường. Hành vi khác ở đây là ngoài những hành vi nhập khẩu qua các cửa khẩu đường không, đường biển, đường bộ chính thức, người phạm tôi có thể đưa vào Việt Nam bằng các thủ đoạn khác như nhập lậu, đưa qua các con đường tiểu ngạch để chuyển chất thải vào Việt Nam, quá cảnh các chất nguy hại vào Việt Nam.

Mặt Chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, thường là không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hành vi đó xảy ra. Động cơ, mục đích phạm tội rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội này.

Mặt Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này vừa là Chủ thể đặc biệt, vừa không phải là Chủ thể đặc biệt. “Là Chủ thể đặc biệt nếu đó là hành vi cho nhập khẩu, vì chỉ những người có chức vụ, quyền hạn trong việc cho nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, các chất độc hại hoặc phế thải mới có thể cho phép nhập khẩu được. Không là Chủ thể đặc biệt nếu đó là hành vi trực tiếp nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, các chất độc hại hoặc phế thải, vì người không có chức vụ, quyền hạn vẫn có thể thực hiện được”23.

Tương tự như Điều 182b người từ đủ mười bốn tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười sáu tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 của điều

22 Xem: Tài liệu Hội nghị tập huấn chuyên sâu BLHS 1999, Hà Nội, 6/2000, Tr.207

luật; người đủ mười sáu tuổi trở lên phải chịu TNHS về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật. Tuy nhiên, Chủ thể của tội phạm này hầu hết là người đã thành niên.

Một phần của tài liệu các tội phạm về môi trường trong luật hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn (Trang 37 - 39)