Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 191a)

Một phần của tài liệu các tội phạm về môi trường trong luật hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn (Trang 56 - 57)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.11. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 191a)

2.2.11.1. Định nghĩa:

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã và đang phải đối phó với những sinh vật lạ xâm nhập môi trường như: ốc bươu vàng, chuột hải ly, cá chim trắng, bèo Nhật Bản… với những đặc tính sinh học, khả năng phát tán nhanh, mạnh và xâm nhập vào nước ta bằng nhiều con đường khác nhau, khi gặp những vùng sinh thái kém bền vững như vùng cửa sông, bãi bồi, các khu vực nước nội địa… các sinh vật lạ sinh sản rất nhanh do thích ứng nhanh với thay đổi của môi trường. Hơn nữa, khả năng cạnh tranh về nguồn thức ăn, nơi cư trú với những sinh vật bản địa là rất lớn. Do đó chúng sẽ tiêu diệt dần các loài bản địa, làm suy thoái hoặc làm thay đổi tiến tới tiêu diệt luôn cả hệ sinh thái bản địa. Hậu quả của nó là rất lớn và khó khắc phục, không chỉ gây tổn thất cho các giá trị đa dạng sinh học như mất các nguồn gen và hệ sinh thái bản địa, mà còn gây tổn thất không nhỏ cho nên kinh tế của đất nước, ảnh hưởng xấu đến thu nhập và cuộc sống của con người.

Theo Điều 191a của BLHS thì: Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại là hành vi nhập khẩu, phát tán một cách trái phép tại Việt Nam các loài sinh vật xâm hại có nguồn gốc từ nước ngoài gây hậu quả nghiêm trọng.

2.2.11.2. Dấu hiệu pháp lý

Mặt Khách thể của tội phạm: Tội phạm này xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về BVMT, cụ thể là xâm phạm vào các chế độ bảo vệ của Nhà nước đối với môi trường sinh thái nhằm ngăn chặn, phòng ngừa sự phá hoại của các loài ngoại lai xâm hại.

Mặt Khách quan của tội phạm: Mặt Khách quan của tội phạm này được thể hiện bằng những hành vi sau đây:Nhập khẩu các loài ngoại lai xâm hại: là hành vi mang vào Việt Nam một cách trái phép các loài sinh vật lạ xâm hại nói trên bằng nhiều con đường khác nhau như: đường hàng không, đường thủy, đường bộ v.v.. Phát tán các loài ngoại lai xâm hại: là hành vi đưa ra môi trường, rãi rộng ra môi trường các loài sinh vật lạ xâm hại nói trên một cách trái phép.

Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng ở đây có thể làm phá hoại môi trường sinh thái, phá hoại mùa màng, gây tốn kém nhiều tiền của, công sức trong

việc loại trừ, ngăn chặn các tác hại của loài ngoại lai đó.

Mặt Chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là vi phạm các quy định về nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại nhưng vẫn mong muốn thực hiện.

Mặt Chủ thể của tội phạm : là bất kì người nào có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi do luật định. Riêng Khoản 1 quy định tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng nên Chủ thể của các tội phạm quy định ở các khoản này là người từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Còn Khoản 2 do quy định khung hình phạt cao nhất là mười năm tù thuộc tội rất nghiêm trọng nên Chủ thể của các tội phạm quy định tại khoản này có thể là người từ đủ mười bốn tuổi đến chưa đủ mười sáu tuổi.

Một phần của tài liệu các tội phạm về môi trường trong luật hình sự việt nam hiện hành lý luận và thực tiễn (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)