Về đầu tư trực tiếp

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 43 - 46)

Về đầu tư, nguồn FDI từ Trung Quốc vào ASEAN ngày càng tăng. Chỉ tính riêng năm 2004, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nền kinh tế tăng 283,86% so với năm 2003, chiếm 10,7% tổng FDI của Trung Quốc. Trong năm 2006, tổng FDI của Trung Quốc ở ASEAN đã lên tới 1,3 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp của ASEAN sang Trung Quốc tiếp tục gia tăng. Trong 9 tháng đầu năm 2004, đã có 1.825 dự án đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào nền kinh tế Trung Quốc. Để thúc đẩy việc triển khai ACFTA, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc lần thứ 10 tổ chức ở Cebu đầu tháng

42

Giêng vừa qua, hai bên đã ký Hiệp định mậu dịch trong dịch vụ. Tại Hội nghị kỷ niệm 15 năm ngày thiết lập quan hệ ASEAN – Trung Quốc tổ chức ở Nam Ninh ngày 30/10/2006, các nhà lãnh đạo hai bên đã bày tỏ quyết tâm hoàn thành việc xây dựng ACFTA đúng thời hạn, bất kể rất nhiều khó khăn đang đợi họ ở phía trước.

ACFTA đã trở thành một động lực cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Theo thống kê, thị phần thương mại của Trung Quốc – ASEAN đã tăng từ 4,2% năm 1995 lên 11,3% năm 2008. Sau khi tăng mạnh trong thời gian 2007 – 2008, thương mại ASEAN với Trung Quốc giảm 9,5% trong năm 2009, từ 196,9 tỷ USD trong năm 2008 xuống 178,2 tỷ USD trong năm 2009. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc lần thứ 13 (10/2010) tại Hà Nội, Trung Quốc cam kết thương mại hai chiều sẽ đạt 500 tỷ USD và đầu tư trực tiếp mới từ Trung Quốc đạt 10 tỷ USD vào năm 2015. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đưa ra sáng kiến về việc cấp một khoản tín dụng 15 tỷ USD, trong đó có các khoản vay ưu đãi 1,7 tỷ USD, và đầu tư 10 tỷ USD Quỹ hợp tác đầu tư ASEAN – Trung Quốc. Trung Quốc cam kết tăng một phần của khoản vay ưu đãi, trong vòng 15 tỷ USD, từ 1,7 tỷ USD đến 6,7 tỷ USD. Biên bản ghi nhớ về Quỹ hợp tác đầu tư ASEAN – Trung Quốc đầu tư đã được ký kết vào ngày 7 – 1 – 2010 tại Nam Ninh.

Một trong những sự kiện quan trọng để khẳng định lại vị trí của Trung Quốc trong Hợp tác ASEAN+3 đó là việc Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc chính thức có hiệu lực đầy đủ kể từ ngày 1 – 1 – 2010. Với trên 1,7 tỷ người tiêu dùng, Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc được ví như là khu mậu dịch tự do lớn nhất thế giới, là đối trọng với thị trường Liên minh châu Âu (EU) và thị trường Bắc Mỹ (NAFTA). Theo Hiệp định thương mại tư do ASEAN – Trung Quốc, từ ngày 1/1/2010, 6 nước thành viên ASEAN bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore và Thái Lan sẽ giảm 90% thuế hàng hóa và đầu tư hàng hóa trong tất cả các mặt hàng. Bốn thành viên còn lại của ASEAN là Campuchia, Lào,

43

Myanmar và Việt Nam được gia hạn thêm 5 năm, đến năm 2015. Một số sản phẩm nông nghiệp và phụ tùng xe máy, hàng công nghiệp nặng vẫn phải chịu thuế, nhưng cũng dần tiến tới mức thuế suất bằng 0.

Khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc có hiệu lực, tỉ lệ thuế hàng hóa của Trung Quốc nhập vào ASEAN sẽ giảm từ 12,85% xuống còn 0,6%; trong khi đó tỉ lệ thuế hàng hóa của ASEAN xuất sang Trung Quốc giảm từ 9,8% xuống còn 0,1%. Trong thập kỷ vừa qua, thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc tăng nhanh, từ gần 40 tỷ USD lên hơn 190 tỷ USD. Thương mại giữa các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc với các nước trong khu vực khác trên thế giới vượt ngưỡng 4.300 tỷ USD, chiếm 13,3% giá trị thương mại thế giới. Trung Quốc vượt Mỹ trở thành bạn hàng lớn thứ 3 của ASEAN sau Nhật và EU. Dự kiến trong vòng 3 năm nữa Trung Quốc có thể vượt Nhật và EU trở thành bạn hàng lớn nhất của ASEAN. Theo thống kê, từ năm 1991 - 2011, kim ngạch thương mại hai bên đã tăng gần 40 lần, đạt gần 300 tỷ USD.

Trong khi đó, quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp cũng đã không ngừng phát triển. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở ASEAN tăng từ 3,12 tỷ USD năm 2004 lên 3,16 tỷ USD năm 2005. Nhật Bản tiếp tục là nguồn cung cấp FDI lớn thứ ba cho ASEAN. Để tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế ASEAN – Nhật Bản, tại hội nghị Tham khảo lần thứ 13 giữa Bộ trưởng kinh tế ASEAN và Bộ trưởng Kinh tế, mậu dịch và Công nghiệp Nhật Bản họp tại Kuala Lumpur 23/8/2006, Nhật Bản đã đề xuất dự án chung “Sáng kiến không khí đầu tư chung ASEAN” do Tổ chức Mậu dịch đối ngoại, Liên đoàn kinh doanh Nhật Bản và Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản điều phối. Mục đích của Dự án là thúc đẩy đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực có thể tạo nên các mạng lưới sản xuất khu vực. Sáng kiến trên của Nhật Bản đã nhận được sự ủng hộ của các nước ASEAN.

Hợp tác phát triển ASEAN – Hàn Quốc cũng thu được những kết quả thiết thực. Vốn đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc chiếm 3% tổng FDI vào ASEAN

44

trong giai đoạn 1995 – 2003, với tổng số vốn lên tới 11 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng FDI ra bên ngoài của Hàn Quốc [Nguồn: 28]. Trong những năm sắp tới, khi Khu mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc được thành lập, quan hệ mậu dịch, đầu tư giữa hai bên sẽ còn phát triển hơn nữa.

Cho tới nay, một số dự án phát triển được thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Hợp tác đặc biệt ASEAN – Hàn Quốc (SCP) và Quỹ Các dự án hợp tác hướng về tương lai (FOCP). Trong thời gian từ năm 2000 – 2004, 51 dự án đã được thực hiện xong, 11 dự án đang thực hiện và 21 dự án sắp thực hiện. Từ 1990 – 2003, Hàn Quốc đã đóng góp 17,7 triệu USD từ SCF và 7 triệu USD từ FOCP. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Hàn Quốc lần thứ 10 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã cam kết tăng gấp đôi ODA cho ASEAN trong năm 2009.

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)