Về kinh tế thương mạ

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 40 - 43)

Trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, các tiến trình ASEAN+3 và ASEAN+1 đã góp phần thúc đẩy quá trình liên kết giữa các nền kinh tế Đông Á. Buôn bán nội khối trong khu vực đã tăng lên nhanh chóng. Tính đến năm 2003, thương mại nội khối của khu vực Đông Á – 15 (gồm ASEAN+3+Hồng Công+Đài Loan) đã đạt mức 54%, cao hơn hẳn mức 24% của ASEAN và 25,8% của Đông Bắc Á (Nhóm Cộng 3), cao hơn mức 46% của NAFTA nhưng vẫn thấp hơn EU (64,4%). Nhìn từ từng nước thành viên thì trong giai đoạn 2001 – 2003, tỷ trọng của khối ASEAN+3 trong trao đổi thương mại của từng thành viên cũng rất cao, thấp nhất là trường hợp Trung Quốc (32,4%) và

39

cao nhất là Lào (chiếm tới 71,5%) [Nguồn: 12, trang 46]. Buôn bán nội khối phát triển đã giúp các nước thành viên ASEAN+3, đặc biệt là các nước ASEAN và Trung Quốc giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, nhất là Tây Âu và Bắc Mỹ. Năm 2001, các nước Đông Á đã chuyển 11% buôn bán với thế giới về buôn bán trong khu vực. 80% buôn bán trong khu vực diễn ra giữa Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore . Qu ý 1/2005, ASEAN đã trở thành đối tác buôn bán lớn thứ tư của Trung Quốc [Nguồn: 8, trang 5]. Sự tăng trưởng với tốc độ cao của các nền kinh tế ASEAN+3 và các mối liên kết chặt chẽ giữa các nền kinh tế đó đã làm cho Đông Á trở thành một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới hiện nay.

Trong những năm qua, ASEAN và Trung Quốc đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc thúc đẩy Hợp tác ASEAN+3 nói riêng và Hợp tác Đông Á nói chung. Trong hợp tác kinh tế, hoạt động quan trọng nhất của ASEAN và Trung Quốc từ 2002 tới nay là triển khai xây dựng Khu mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Thực hiện Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc ký vào tháng 11/2002, tại Hội nghị Thượng đỉnh Viêng Chăn tháng 11/2004, ASEAN và Trung Quốc đã ký Hiệp dịnh về mậu dịch hàng hóa và Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định khung. Triển khai Hiệp định trên, hai bên đã lập kế hoạch cắt giảm thuế quan đối với 8 danh mục hàng nông sản, bao gồm từ 500 – 600 hạng mục trước cuối năm 2003. Trung Quốc và 6 nước thành viên cũ của ASEAN sẽ bắt đầu giảm thuế quan đối với các sản phẩm hiện đang áp dụng mức thuế theo Quy chế Tối huệ quốc trên 15% xuống còn 10% vào ngày 1/1/2004 và xuống 5% vào ngày 1/1/2005 và đạt mức 0% vào ngày 1/1/2006. Những sản phẩm đang chịu mức thuế quan từ 5 – 15% theo quy chế Tối huệ quốc sẽ giảm xuống 5% vào ngày 1/1/2004 và xuống 0% vào ngày 1/1/2005.

Cùng với những phát triển mạnh mẽ trong hợp tác song phương giữa ASEAN và Trung Quốc, sự hợp tác kinh tế giữa hai bên trong các tổ chức hợp

40

tác đa phương ngày càng chặt chẽ hơn. Dưới tác động của việc cắt giảm thuế theo Chương trình thu hoạch sớm và Chương trình cắt giảm bình thường, buôn bán hai chiều ASEAN – Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt. Cho tới tháng 7/2004, tổng giá trị của các sản phẩm trao đổi giữa ASEAN và Trung Quốc theo Chương trình thu hoạch sớm đã đạt 1,11 tỷ USD, tăng 42,3% so với cùng kỳ năm 2003, trong đó ASEAN xuất sang Trung Quốc 0,8 tỷ, tăng 48,9% trong cùng thời gian trên. Với tư cách một khối, trong năm 2006, tổng kim ngạch buôn bán ASEAN – Trung Quốc đạt 160,8 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay và tăng 23% so với mức 2005. Trong năm 2007, kim ngạch buôn bán giữa hai bên có thể lên tới 170 tỷ USD. Nếu đạt được con số này, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, trở thành đối tác mậu dịch lớn nhất của ASEAN

[Nguồn: 22, trang 6].

Trong bối cảnh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực ngày càng được đẩy mạnh, quan hệ hợp tác đa phương trong lĩnh vực kinh tế giữa ASEAN – Nhật Bản ngày càng đạt được những thành quả hết sức tốt đẹp.

Những nỗ lực của hợp tác được tập trung vào việc thực hiện hóa Sáng kiến xây dựng đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP). Dưới tác động đầu tư giữa ASEAN và Nhật Bản tăng lên nhanh chóng. Trong năm 2005, tổng kim ngạch buôn bán giữa hai bên đã tăng 7,9% từ 143,3 tỷ USD năm 2004 lên 154,6 tỷ USD.

Hợp tác Nhật Bản – ASEAN đã trải qua một quá trình với nhiều những bước thăng trầm song luôn nằm trong chiều hướng phát triển đi lên. Từ chỗ chỉ đơn thuần là những bạn hàng thương mại của nhau, hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản đã phát triển sang nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Hiện nay, quá trình hợp tác đa phương Nhật Bản – ASEAN đã tiến tới việc xây dựng đối tác kinh tế toàn diện trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Nhật Bản và ASEAN cũng đã và đang có những tiến triển khả quan. Có thể khẳng định rằng những tác động

41

của quá trình hợp tác đa phương Nhật Bản – ASEAN đến tiến trình xây dựng ASEAN+3 là to lớn và rất hữu hiệu.

Thực hiện “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác hợp tác toàn diện”, ASEAN và Hàn Quốc đã xúc tiến hàng lạt các hoạt động hợp tác nhằm tăng cường hợp tác chức năng trong khuôn khổ ASEAN+3. Trong lĩnh vực kinh tế, các hoạt động hợp tác diễn ra sôi nổi và khẩn trương hơn bao giờ hết. Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 9 giữa hai bên ở Kuala Lumpur ngày 13/12/2005, các nhà lãnh đạo ASEAN và Hàn Quốc đã ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa hai bên. Trong Hiệp định khung đó, hai bên đã đề ra mục tiêu thành lập Khu mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc và các biện pháp nhằm thực hiện hóa mục tiêu trên.

Các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN – Hàn Quốc trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy quan hệ mậu dịch – đầu tư giữa hai bên. Hiện nay, ASEAN và Hàn Quốc là các đối tác kinh tế quan trọng của nhau. Trong năm 2003, ASEAN xuất khẩu sang Hàn Quốc 17,1 tỷ USD, chiếm 4% tổng buôn bán quốc tế của ASEAN, nhập khẩu 15,1 tỷ USD, bằng 4,2% tổng nhập khẩu quốc tế của Hiệp hội này. Quan hệ mậu dịch song phương ASEAN – Hàn Quốc tăng 2,2% từ 31,5 tỷ USD vào năm 2002 lên 32,2 tỷ USD vào năm 2003.

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)