TÁC ĐỘNG CỦA HỢP TÁC ĐA PHƢƠNG ASEAN+

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 60 - 63)

Để giảm nhẹ các rủi ro tài chính, đồng thời duy trì và củng cố hòa bình, ổn định và thịnh vượng, điều mang tính quyết định là phải củng cố hợp tác khu vực. Tiến trình ASEAN+3 là một diễn đàn đa phương có nhiều hoạt động tích cực trong việc xât dựng và củng cố hợp tác khu vực. Hợp tác đa phương ASEAN+3 đến nay có tác động rất lớn đối với ASEAN và ba nước Đông Bắc Á. Đặc biệt, quan hệ hợp tác đa phương ASEAN+3 là môi trường thuận lợi cho các nước thành viên mới của ASEAN hội nhập và phát triển. Một trong những mục tiêu chủ yếu của ASEAN hiện nay là củng cố liên kết chặt chẽ giữa các nước thành viên trong khối, đặc biệt là đối với các nước thành viên mới. Sự tăng cường quan hệ giữa ASEAN và ba nước Đông Bắc Á đã có những tác động không nhỏ đến các nước thành viên mới. Sau khi mở rộng bao gồm tất cả 10 nước Đông Nam Á, ASEAN quan tâm tìm biện pháp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên cũ và mới để giảm bớt đói nghèo và những mất cân đối kinh tế, xã hội trong khu vực tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế của các thành viên mới.

Sau khi thiết lập cơ chế hợp tác đa phương với ba nước Đông Bắc Á, khuôn khổ khu vực này đã giúp ASEAN khai thác các tiềm năng kinh tế của cả ba nước trên để thực hiện các mục tiêu phát triển của mình, trước hết là khắc phục các hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và sau đó là thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020.

Trong bối cảnh Trung Quốc và Nhật Bản đang cạnh tranh gay gắt về ảnh hưởng và quyền lợi ở Đông Nam Á, việc các nước ASEAN theo đuổi các mục tiêu khác nhau trong ASEAN+3 đã góp phần kiềm chế tham vọng của

59

các nước này, đặc biệt là tham vọng “lấp chỗ trống quyền lực” do Mỹ và Nga để lại ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, trong Hợp tác ASEAN+3, ASEAN vẫn còn là một đối tác nhỏ so với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản xét từ cường lực tổng thể. Trong bối cảnh như vậy, ASEAN lại chưa thể hiện diện ở Đông Á như một tổng thể duy nhất mà vẫn chỉ là một Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, khác biệt về chế độ chính trị, trình độ phát triển và vẫn còn nghi kỵ lẫn nhau. Khi tham gia vào Hợp tác ASEAN+3 mỗi thành viên của nó lại theo đuổi những mục tiêu khác nhau. Điều này đã làm cho ASEAN phải phân cực. Trong bối cảnh như vậy, ASEAN khó có thể đóng vai trò lãnh đạo thật sự trong tiến trình này.

Để giải quyết điều đó, ASEAN cần tiếp tục các nỗ lực hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển chung ở khu vực, đồng thời phát huy vai trò trung tâm ở khu vực vì mục tiêu trên, nhất là trong bối cảnh khu vực đang chứng kiến những thay đổi nhanh chóng tác động trực tiếp đến quan hệ Hợp tác đa phương ASEAN+3. Theo đó, ASEAN cần tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin và chuẩn mực ứng xử, phát huy vai trò và tác dụng của các công cụ và cơ chế hợp tác chính trị - an ninh. Bên cạnh đó, ASEAN cần đẩy mạnh hợp tác ứng phó với các thách thức đang nổi lên trong khu vực, kể cả các vấn đề an ninh phi truyền thống. Đồng thời khuyến khích các đối tác tham gia tích cực và đóng góp xây dựng vào các mục tiêu chung là hòa bình, an ninh và hợp tác phát triển ở khu vực, cũng như hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng và giữ vai trò trung tâm trong cấu trúc hợp tác khu vực.

Quan hệ hợp tác đa phương ASEAN+3 ngày càng phát triển và tác động mạnh mẽ tới các nước Đông Bắc Á. Trên thực tế, sự gia tăng thực lực ASEAN cùng với mong muốn đẩy mạnh hợp tác khu vực vì hòa bình và phát triển đã khiến Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc phải thực sự quan tâm. Trải qua những năm tháng phát triển, vai trò và vị thế của các nước ASEAN

60

ngày càng tăng trong khu vực và trên trường quốc tế. Sự gia tăng thực lực của ASEAN cho phép họ nâng cao tính tự chủ trong các quan hệ đối ngoại. Vì lợi ích của mình, các nước lớn đều có những hoạt động tranh thủ sự ủng hộ của ASEAN. Trong Hợp tác ASEAN+3, ba nước Đông Bắc Á đã có điều kiện tham gia vào hoạt động hợp tác đa phương với ASEAN, bổ sung thêm cho các hoạt động hợp tác song phương. Thông qua các mục tiêu chính là tăng cường đối thoại, thúc đẩy hợp tác trên nhiều cấp độ, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội như tài chính, năng lượng, nông nghiệp, môi trường, lao động, y tế, du lịch... Các nước Đông Bắc Á, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản đều tích cực tham gia và đều thể hiện được vai trò muốn lãnh đạo.

Trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, quan hệ hợp tác đa phương ASEAN+3 ngày càng trở nên cần thiết cho cả ASEAN và ba nước Đông Bắc Á bởi nền kinh tế thế giới trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI sẽ chịu sự chi phối của làn sóng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, của làn sóng tự do hóa kinh tế và xu thế toàn cầu hóa. Nhất là khi quá trình toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức đang diễn ra song hành và tác động sâu rộng tới đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và phương thức tổ chức quản lý, hoạt động của các nền kinh tế trong quốc gia cùng toàn bộ các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Chính những tác động này đã buộc các quốc gia phải tăng cường liên kết hơn nữa để có thể thích ứng với xu thế phát triển của thời đại.

Nhằm hướng tới sự hợp tác sâu sắc hơn trong quan hệ Hợp tác đa phương ASEAN+3 giữa ASEAN và ba nước Đông Bắc Á, ASEAN cần phải khuyến khích áp dụng các biện pháp củng cố vai trò cỉa tổ chức này, đặc biệt trong việc giải quyết những vấn đề quản trị nội địa, đồng thời ba đối tác lớn ở Đông Bắc Á là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản nên có cách tiếp cận mang tính tiên phong hơn, mang lại đầu vào và thực chất hơn cho Hợp tác ASEAN+3. Một ASEAN vững chắc hơn cùng với sự hợp tác chặt chẽ hơn

61

nữa với ba nước Đông Bắc Á sẽ cho phép sự tương tác có ý nghĩa hơn nhằm củng cố hợp tác khu vực.

Nhìn chung, sự gia tăng liên kết hợp tác ASEAN+3 hướng tới hình thành Khu vực mậu dịch tự do Đông Á thuận theo trào lưu phát triển của toàn cầu hóa, khu vực hóa và cũng phù hợp với lợi ích chung của các nước trong khu vực. Các nước ASEAN+3 cần tăng cường hợp tác hơn nữa để đối phó với mọi thách thức và nắm bắt thời cơ cùng phát triển. Đương nhiên, do trình độ phát triển khác nhau, do lợi ích các bên có chỗ không giống nhau, tư duy khác nhau, tiến trình hợp tác vì vậy cũng không thể hoàn toàn suôn sẻ, không tránh khỏi bất đồng, vấp váp, các nước cần tăng cường nỗ lực vượt qua.

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 60 - 63)