Hợp tác ASEAN+3 trong lĩnh vực an ninh

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 35 - 40)

Chúng ta phải khẳng định rằng đa phương hóa là một xu thế tất yếu trong

việc xây dựng các cơ chế an ninh khu vực. Đó là vì trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khái niệm và thực tế vấn đề an ninh đã có nhiều nội hàm khác và rộng hơn khái niệm quân sự truyền thống. Không thể phủ nhận những vấn đề liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ vẫn là cốt lõi của khái niệm an ninh quốc gia nhưng những vấn đề mới nảy sinh như môi trường, tội ác xuyên quốc gia, buôn lậu ma túy, cướp biển, khủng bố quốc tế… cũng đang trở thành những mối quan ngại về an ninh của tất cả các nước. Những vấn đề này đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều nước và những cơ chế an ninh đa phương để giải quyết. Sau nữa cũng phải nhận thấy rằng thể chế các mối quan hệ quốc tế song phương hay đa phương cũng là một xu thế đang phát triển rộng rãi. Nói một cách cụ thể hơn “thậm chí nếu các quốc gia vẫn đảm nhiệm những chức năng hiện nay của mình, quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi phải có những thể chế quốc tế sâu rộng hơn nữa”. Những xu hướng này là tiền đề thuận lợi để các nước ASEAN có thể tăng cường những cố gắng xây dựng các thể chế đa phương trong khu vực và ASEAN+3 là một bước đi đúng đắn và đúng thời điểm.

Hơn nữa, để đảm bảo an ninh của Đông Nam Á trong bối cảnh tồn tại “khoảng trống quyền lực” ở khu vực này, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhận thấy sự cần thiết phải ngăn cản khả năng Trung Quốc hoặc Nhật Bản nhảy vào thay thế vị trí trước đây của Mỹ ở Đông Nam Á. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi ASEAN thiết lập được một sự cân bằng về lợi ích và ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực. Trong khi đó, thông qua Hợp tác ASEAN+3, ba nước Đông Bắc Á hy vọng có thể phát triển hơn nữa các quan hệ hợp tác với Đông Nam Á nhằm duy trì hòa bình, an ninh Đông Á. Chúng ta cũng không quên mục đích theo đuổi hợp tác đa phương trong lĩnh vực an ninh trong khuôn khổ ASEAN+3 là khuyến khích Hàn Quốc đẩy mạnh quan hệ

34

hợp tác với ASEAN và đóng góp nhiều hơn vào các vấn đề của khu vực. Thông qua ASEAN+3, Hàn Quốc hy vọng có thể góp phần giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên, vốn đang là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh ở Đông Á, trong đó có ASEAN. Do vậy, cơ chế hợp tác đa phương ASEAN+3 ra đời lúc này là rất thích hợp.

Trong lĩnh vực an ninh, Hợp tác ASEAN+3 được tập trung vào các vấn đề an ninh phi truyền thống (chủ nghĩa khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, các dịch bệnh mới xuất hiện và các thảm họa thiên nhiên…). Cuộc tham khảo đầu tiên của các quan chức cao cấp ASEAN+3 về Tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC+3) đã tiến hành vào tháng 6/2003 ở Hà Nội. Hội nghị cấp bộ về tội phạm xuyên quốc gia ASEAN+3 họp vào ngày 10/1/2004 tại Băng Cốc. Tại hội nghị này, các vị Bộ trưởng đã thông qua Kế hoạch hướng dẫn để đối phó với tội phạm xuyên quốc gia trong 8 lĩnh vực bao gồm: chủ nghĩa khủng bố, vận chuyển ma túy bất hợp pháp, buôn bán người, cướp biển, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm tin học. Hội nghị các quan chức cao cấp về tội phạm xuyên quốc gia họp ngày 29/9/2004 tại Banda Seri Begawan đã nhất trí về việc triển khai các chương trình đặc biệt trong 8 lĩnh vực của kế hoạch trên. Mỗi lĩnh vực sẽ được lãnh đạo bởi một “nước chủ đạo” trong các nước ASEAN và đước các nước Cộng 3 hỗ trợ

Hợp tác an ninh là một lĩnh vực nhạy cảm mà cả ASEAN và Trung Quốc đề né tránh trong những năm đầu mới thiết lập quan hệ. Tuy nhiên, từ năm 1997, ASEAN và Trung Quốc đã quyết định hợp tác với nhau trong lĩnh vực này, trước hết là trong các vấn đề an ninh phi truyền thống. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc lần thứ ba tổ chức ở Singapore tháng 11/2000, hai bên đã k ý “Tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống”. Mục đích của Hiệp định là tăng cường năng lực nhằm đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống, thúc đẩy ổn định và phát triển, bảo vệ hòa bình và an ninh trong khu vực. Ở giai đoạn hiện nay, những ưu tiên

35

trong hợp tác về an ninh phi truyền thống giữa ASEAN và Trung Quốc là chống buôn bán ma túy, buôn lậu người, trong đó có buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển, chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm điều khiển học.

Trong lĩnh vực an ninh, ASEAN – Nhật Bản đã xúc tiến các hoạt động hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống. Ngày 30/10/2004, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Nhật Bản họp tại Viêng Chăn, hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố ASEAN – Nhật Bản. Đây là văn kiện hợp tác an ninh đầu tiên giữa hai bên. Trong bản Tuyên bố trên, sau khi xác định rõ mục tiêu của hợp tác là tăng cường hiệu quả của những nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, hai bên đã đề ra phạm vi và các lĩnh vực hợp tác cụ thể. Các hoạt động hợp tác chống khủng bố giữa ASEAN và Nhật Bản được tập trung vào trao đổi thông tin về hoạt động của bọn khủng bố và các tổ chức khủng bố; thực hiện các Công ước và nghị định thư, các Nghị quyết chống khủng bố của Liên hợp quốc; tăng cường an ninh vận tải; tiếp tục triển khai các dự án hợp tác với Trung tâm khu vực Đông Nam Á chống chủ nghĩa khủng bố (SEARCCT) ở Malaysia; thăm dò Hợp tác với Viện thực thi Luật pháp quốc tế ở Thái Lan (ILEA) Trung tâm Jakarta về Hợp tác thực thi luật pháp (JCELEC) ở Indonesia.

Trong lĩnh vực an ninh, Hàn Quốc đã cộng tác chặt chẽ với ASEAN thông qua Hội nghị cấp bộ ASEAN+3 về Tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC+3) và Hội nghị các quan chức cao cấp về tội phạm xuyên quốc gia ASEAN+3 cũng như trong khuôn khổ ARF. Nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác ASEAN – Hàn Quốc trong lĩnh vực an ninh, tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 9, Hàn Quốc đã đề nghị thiết lập Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN – Hàn Quốc về tội phạm xuyên quốc gia. Đề nghị này đã nhận được sự ủng hộ của các nước ASEAN. Hội nghị các quan chức cao cấp đầu tiên về tội phạm xuyên quốc gia đã được tổ chức tại Bali tháng 6/2006. Vào năm 2007,

36

Chương trình chuyển giao tri thức về tội phạm ma túy đã khởi động ở Lào. Vào năm 2009, chương trình trên có thể được mở rộng cho các nước thành viên ASEAN.

Sau hơn 10 năm phát triển, tiên trình Hợp tác đa phương ASEAN+3 trong lĩnh vực an ninh đã đạt được những thành tự to lớn. Hiện nay, hòa bình và an ninh khu vực ở Đông Á vẫn được giữ vững. Tuy nhiên, có rất nhiều nhân tố bất lợi đang tác động tới môi trường an ninh ở khu vực này. Trong đó, cuộc khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên và vấn đề biển Đông là những điểm nóng trong khu vực và đang tác động mạnh mẽ tới môi trường an ninh Đông Á.

Vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã hai lần gây nên khủng hoảng hạt nhân ở Đông Bắc Á. Cuộc khủng hoảng này đã tác động xấu đến môi trường an ninh quốc tế nói chung, an ninh Đông Á nói riêng. Đối với khu vực, cuộc khủng hoảng đó tạo nên tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, phá vỡ những cố gắng hòa giải giữa hai miền nam – bắc Triều Tiên. Do cuộc khủng hoảng đó, Mỹ đã có thêm lý do để tăng cường sự hiện diện quan sự ở Đông Bắc Á, thắt chặt quan hệ an ninh với Nhật Bản, Hàn Quốc. Nguy cơ bùng nổ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên cũng gây nên những quan ngại về an ninh cho Trung Quốc.

Để khắc phục cuộc khủng hoảng trên, trong những năm qua, cộng đồng thế giới nói chung và những nước có lợi ích an ninh trực tiếp ở Đông Bắc Á nói riêng đã nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho nó. Sau thất bại của Vòng đàm phán 3 bên, Vòng đàm phán 6 bên, cho tới nay, đã có 4 vòng đàm phán 6 bên được tổ chức tại Bắc Kinh. Vòng đàm phán 6 bên gần đây nhất là vòng thứ 5 được tổ chức ở Bắc Kinh vào đầu tháng 2/2007. Các kết quả của vòng đàm phán đó được phản ánh trong Tuyên bố chung ký ngày 13/2/2007. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên còn chưa được khắc phục một cách triệt để, vì vậy, hòa bình và an ninh ở Đông Bắc Á nói riêng, Đông Á nói chung còn tiếp tục bị đe dọa.

37

Về vấn đề biển Đông, hiện nay, do những nỗ lực của cả ASEAN và Trung Quốc, tình hình xung quanh biển Đông, nơi tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan và 4 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippin, Malaysia và Brunei đã tạm thời lắng xuống. Tuy nhiên, nguy cơ xung đột ở vùng biển này vẫn tiếp tục tiềm ẩn. Bởi vì, khu vực này được xem là đang ẩn chứa một lượng dầu mỏ và khí ga khổng lồ. Trong khi đó, tình trạng khan hiếm đầu lửa trên thế giới ngày càng trầm trọng.

Với mức tiêu thụ như hiện nay, tất cả các nguồn dầu trên thế giới sẽ bị cạn kiệt vào năm 2035 [Nguồn: 26, trang 17].

Những dự báo tiêu cực trên về sự cạn kiệt nguồn dầu mỏ trên trái đất không chỉ khiến cho giá dầu trên thị trường thế giới liên tục tăng, mà còn dẫn tới một cuộc cạnh tranh vô cùng gay gắt nhằm sở hữu nguồn dầu mỏ hoặc nguồn cung cấp loại nhiên liệu chiến lược này. Một trong những nguyên nhân đằng sau cuộc chiến tranh chống Irắc do Mỹ phát động vào tháng 3/2003 chính là tham vọng sở hữu các mỏ dầu của nước này. Các hoạt động ngoại giao ráo riết của Trung Quốc ở Châu Phi và Trung Đông hiện nay cũng thúc đẩy bởi động cơ tìm kiếm nguồn cung cấp dầu cho nền kinh tế phát triển như vũ bão hiện nay của họ.

Trong bối cảnh khan hiếm dầu lửa của thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng, nguồn dầu mỏ ở biển Đông càng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cảnh báo rằng khả năng xung đột vũ trang để giành nguồn dầu mỏ ở Biển Đông là điều có thể xảy ra trong tương lai. Nhìn lại chúng ta thấy những nhân tố này đang tác động tới môi trường an ninh khu vực trong những năm đầu thế kỷ XXI, có thể thấy môi trường này còn rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Bất kỳ sự phát triển theo hướng tiêu cực nào của một trong hai nhân tố trên đề có thể tạo ra mối đe dọa đối với an ninh của khu vực. Để giữ cho môi trường an ninh được bền vững, cần có sự

38

hợp tác của tất cả các nước, các vùng lãnh thổ Đông Á. Hợp tác ASEAN+3, do vậy, đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, chỉ xét riêng từ góc độ an ninh.

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)