THÀNH TỰU CỦA HỢP TÁC ASEAN+3 SAU HƠN 10 NĂM PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 28 - 29)

chế hợp tác đa phương tích cực, cần phải được nhìn nhận thật khách quan và cần có sự nỗ lực để vận hành cơ chế này tốt hơn, phục vụ lợi ích chung cho khu vực và cho từng quốc gia theo cơ chế đó.

2.2. THÀNH TỰU CỦA HỢP TÁC ASEAN +3 SAU HƠN 10 NĂM PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN

Thành tựu đầu tiên phải nói tới Hợp tác ASEAN+3 từ năm 1997 đến năm 2010 là vai trò nòng cốt của nó trong Hợp tác Đông Á.

Vai trò này được thể hiện trước hết qua các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN + 3 - Cơ quan cao nhất và duy nhất hoạch định đường lối phát triển, phương hướng hoạt động, xây dựng Cộng đồng Đông Á trong giai đoạn 1997-2005. Sau khi hoàn tất công việc nghiên cứu của mình, EAVG đã đệ trình báo cáo của họ cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 tổ chức ở Brunei cuối năm 2001. Trong báo cáo nhan đề “Hướng tới Cộng đồng Đông Á: Khu vực hòa

27

bình, thịnh vượng và tiến bộ”, EAVG đã đề xuất việc thành lập Cộng đồng Đông Á (EAC) hòa bình, thịnh vượng, tiến bộ như là mục tiêu cuối cùng của Hợp tác Đông Á. Đến tháng 12 - 2005, tiến trình thượng đỉnh Đông Á ra đời, tạo ra một cơ chế mới cho hợp tác Đông Á. Đây là bước tiến mới, góp phần thúc đẩy hợp tác đa phương ở Đông Á.

Với sự ra đời của ASEAN + 3, các nước Đông Á, vốn có những khác biệt về lịch sử văn hoá, trình độ phát triển và chế độ chính trị, đã liên kết với nhau thông qua các thể chế hợp tác. Hợp tác ASEAN + 3 được triển khai qua 2 kênh: Kênh I là kênh chính thức của các chính phủ ASEAN + 3. Ở kênh này, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 là cơ quan quyền lực cao nhất; tiếp đến là các Hội nghị cấp bộ, Hội nghị các quan chức cao cấp. Kênh II thu hút sự tham gia của giới học giả, các nhà nghiên cứu chiến lược, đại diện giới doanh nghiệp và xã hội dân sự. Nhiệm vụ của kênh này là tư vấn cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN + 3 và các hội nghị cấp bộ trong quá trình hoạch định chính sách phát triển của hợp tác ASEAN + 3. Các thể chế chính trong kênh này bao gồm: Nhóm Tầm nhìn Đông Á, Nhóm nghiên cứu Đông Á, Diễn đàn Đông Á, Hội đồng kinh doanh Đông Á... Thông qua các thể thể hợp tác này, quan hệ hợp tác đa phương giữa các nước Đông Á đã phát triển nhanh chóng và toàn diện.

Dựa trên các khuyến nghị của EAVG, Nhóm Nghiên cứu Đông Á (EASG) đã đề xuất một bộ các biện pháp ngắn hạn, trung và dài hạn nhằm thực hiện hóa EAC. Trong những năm qua 14 biện pháp ngắn hạn và đang được triển khai. Hai trong số 9 biện pháp trung và dài hạn (tổ chức EAS đầu tiên và xây dựng EAFTA) đã và đang được xúc tiến. Việc thực hiện các biện pháp trên đã thúc đẩy sự phát triển của Hợp tác Đông Á.

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 28 - 29)