Sau 10 năm phát triển, tiến trình Hợp tác ASEAN+3 đã đạt được những thành tựu to lớn. Do những đóng góp và tầm quan trọng trên của Hợp tác ASEAN+3, thúc đẩy sự phát triển của tiến trình này là lợi ích quan trọng không chỉ của Châu Á, Đông Á mà còn của từng đối tác thành viên của nó. Vậy trong những năm sắp tới, Hợp tác ASEAN+3 sẽ phát triển như thế nào? Trước hết ta phải nhận thấy Hợp tác ASEAN + 3 trên con đường phát triển của mình đang đối diện với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức lớn. Tuy nhiên, sự phát triển của tiến trình này là không thể đảo ngược vì Quan hệ ASEAN + 3 mang tính lợi ích thiết thực cho cả khu vực cũng như từng nước thành viên tham gia. Thông qua Quan hệ ASEAN + 3, các nước ASEAN sẽ tìm thấy sự bảo đảm về sự phát triển kinh tế ổn định trong khu vực có diện tích, dân số rộng lớn…
Hơn nữa, nhu cầu hợp tác ở khu vực Đông Á đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết nhằm đối phó với các vấn đề chung của khu vực như vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền biển Đông, các thách thức an ninh phi truyền thống… mà bản thân từng đối tác thành viên cần tới sự hợp tác đó. Trong những năm qua, Quan hệ ASEAN + 3 đã chứng tỏ rằng mặc dù không được thu hút vào tiến trình này nhưng quyền lợi và ảnh hưởng của Mỹ
62
ở Đông Á không hề suy giảm. Trong tương lai, Quan hệ ASEAN + 3 sẽ được bảo đảm vì những nỗ lực của ASEAN nhằm duy trì vai trò cầm lái trong Quan hệ ASEAN + 3 [Nguồn: 10, trang 20].
Với sáng kiến thành lập Quan hệ ASEAN + 3, ASEAN được các bên đối tác thừa nhận là lực lượng chủ đạo trong tiến trình Hợp tác này. Để giữ vững được vai trò chủ đạo của mình trong Quan hệ ASEAN + 3, ASEAN đang nỗ lực đẩy nhanh và mạnh hơn tiến trình hội nhập khu vực nhằm thúc đẩy Hợp tác Đông Á.
Để thúc đẩy hội nhập khu vực, ASEAN đã thông qua Tuyên bố Hòa hợp ASEAN lần thứ hai tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ VII tổ chức ở Bali năm 2003. Trong bản tuyên bố này, họ đề ra mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN (AC) dựa trên 3 trụ cột: Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng Văn hóa – xã hội ASEAN (ASCC) năm 2020.
Để triển khai xây dựng AC và các cấu thành của nó, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10 tổ chức tại Viên Chăn cuối tháng 11 – 2004, đã thông qua kế hoạch Hành động Viêng Chăn – VAP (2005 - 2010) nhằm loại bỏ thuế quan đánh vào sản phẩm của các nước ASEAN 6 trước năm 2010 và trước năm 2015 đối với ASEAN 4.
Để xúc tiến việc thành lập VAP, các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký một Thỏa thuận Khung về Liên kết các khu vực ưu tiên được thực hiện vào năm 2007 đối với các nước thành viên cũ và năm 2012 đối với các nước thành viên mới. Ngoài ra, ASEAN còn đề ra một số hoạt động cụ thể khác như: Lập chương trình công tác để tiến tới xóa bỏ hàng rào phi thuế quan (2005), đẩy nhanh tiến trình tự do hóa dịch vụ (2010)…
Trong quá trình triển khai xây dựng cộng đồng ASEAN, một trong những trở ngại lớn nhất là khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên. Sự chênh lệch về trình độ phát triển bên trong ASEAN hiện nay cũng là một
63
cản trở lớn đối với tiến trình tự do hóa mậu dịch trong khuôn khổ ASEAN + 1 và ASEAN + 3.
Để sớm thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên, ASEAN và các bên đối thoại đang tích cực giúp các nước thành viên mới thông qua các chương trình phát triển tiểu khu vực, đặc biệt là khu vực Mê Công, tam giác tăng trưởng kinh tế. Về phần mình, các nước ASEAN cũng đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế của ASEAN với tư cách là một tổng thể.
Để ASEAN duy trì được vai trò cầm lái trong Quan hệ ASEAN + 3, các nhà lãnh đạo Hiệp hội này còn quyết định thể chế hóa hơn nữa ASEAN bằng việc soạn thảo Hiến chương ASEAN. Hiến chương này sẽ đảm bảo cho tiến trình hội nhập khu vực của ASEAN nói chung và vai trò của Hiệp hội này trong ASEAN + 3 nói riêng.
Để hợp tác ASEAN+3 có thể đóng vai trò quan trọng, trong Tuyên bố chung về Hợp tác Đông Á lần thứ hai, các nhà lãnh đạo ASEAN+3 đã xác định một cách rõ ràng 4 lĩnh vực hợp tác chính trong khuôn khổ APT, bao gồm: hợp tác chính trị - an ninh; hợp tác kinh tế và tài chính vực; hợp tác về năng lượng, môi trường, thay đổi khí hậu và phát triển bền vững và hợp tác văn hóa – xã hội và phát triển.
Ở mỗi lĩnh vực hợp tác trên, các nhà lãnh đạo lại đề ra các định hướng hợp tác cụ thể. Thật vậy, trong hợp tác chính trị và an ninh, ASEAN+3 sẽ mở rộng, tăng cường đối thoại và trao đổi thường kỳ các biện pháp xây dựng năng lực khác để đảm bảo rằng các nước ASEAN+3 sống hòa bình với nhau và với thế giới trong một môi trường chính nghĩa, dân chủ và hài hòa.
Hợp tác kinh tế và tài chính ASEAN+3 trong những năm sắp tới được nhằm vào mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, hướng tới một Đông Á thịnh vượng hơn với dòng chảy tự do về hàng hóa và dịch vụ, sự di chuyển dễ dàng hơn về tư bản và lao động thông qua thúc đẩy tự do hóa và hội nhập kinh tế phù hợp với các hiệp định của WTO…
64
Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội và phát triển nhằm vào các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ở Đông Á, Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tạo lập một bản sắc và y thức về Đông Á.
Cùng với việc đề ra các mục tiêu, các định hướng phát triển của Hợp tác ASEAN+3 từ nay tới năm 2017, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 11 còn thông qua Kế hoạch công tác của Hợp tác ASEAN+3 (2007 – 2017). Đây được xem là kế hoạch tổng thể nhằm tăng cường các mối quan hệ và Hợp tác ASEAN+3 theo một phương cách toàn diện và cùng có lợi cho 10 năm tới (2007 – 2017).
Tìm hiểu kế hoạch công tác của Hợp tác ASEAN+3 trong mười năm sắp tới, có thể thấy đây là một bản kế hoạch được soạn thảo công phu và có tính khả thi cao. Các biện pháp hỗ trợ về thể chế, đặc biệt là việc hình thành Quỹ phát triển ASEAN+3 sẽ cung cấp cơ sở vật chất cho việc thực hiện thành công kế hoạch trên.
Về định hướng tương lai của tiến trình hợp tác ASEAN+3, ngày 29/10/2010, Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 13 đã diễn ra tại Hà Nội, các nhà lãnh đạo ASEAN+3 thống nhất tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả các thỏa thuận nhất là Kế hoạch công tác Hợp tác ASEAN+3; tăng cường hợp tác sâu rộng hơn về các vấn đề tài chính- tiền tệ; đẩy mạnh hơn nữa hợp tác về thương mại, đầu tư, du lịch, giao thông vận tải và phát triển cơ sở hạ tầng ở cả hai cấp độ song phương và khu vực, để tạo dựng sự liên kết kinh tế chặt chẽ hơn ở khu vực.
Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác để thiết thực đối phó với những thách thức toàn cầu như an ninh lương thực và năng lượng, biến đổi khí hậu, sự suy thoái về môi trường, thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh truyền nhiễm..., đồng thời đẩy mạnh trao đổi văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân nhằm củng cố và thúc đẩy sự tin cậy, hiểu biết và gắn bó giữa những người dân trong khu vực và tạo nên một bản sắc và ý thức khu vực.
65
Bên cạnh những triển vọng hợp tác đa phương, trong tương lai, triển vọng hợp tác song phương giữa ASEAN và các đối tác Đông Bắc Á trong Hợp tác ASEAN+3 sẽ ngày càng rộng mở.
Về triển vọng hợp tác ASEAN – Trung Quốc
Triển vọng của quan hệ ASEAN - Trung Quốc trong tương lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là các yếu tố như môi trường quốc tế và khu vực, điều kiện bên trong của ASEAN và Trung Quốc, chính sách của mỗi bên.
Như đã phân tích ở trên, trong tầm ngắn hạn và trung hạn, có thể thấy rằng cả ASEAN và Trung Quốc đều cần tiếp tục duy trì an ninh, ổn định ở khu vực và hợp tác để phát triển. Các cường quốc liên quan đến Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng cũng có lợi ích trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực này. Hiện nay và trong những năm tới, có hai vấn đề lớn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh và ổn định của khu vực. Thứ nhất là vấn đề tranh chấp về biển đảo, trong đó trực tiếp ảnh hưởng nhất đến quan hệ ASEAN - Trung Quốc là tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước khu vực liên quan đến biển Đông. Thứ hai là vấn đề tăng cường vũ trang của các nước trong khu vực trong bối cảnh gia tăng căng thẳng trong tranh chấp biển đảo trên biển Đông. Tuy nhiên, trong xu thế hiện nay, ít có khả năng nổ ra xung đột lớn phá vỡ hòa bình và ổn định trong khu vực, ít nhất là trong trung hạn. Các nước liên quan sẽ cố gắng kiềm chế, tránh xung đột và tìm giải pháp thích hợp để duy trì quan hệ hợp tác. Các cường quốc liên quan đến khu vực về cơ bản sẽ ủng hộ các nước tranh chấp tìm giải pháp hòa bình và duy trì hợp tác.
Một yếu tố khác có thể gây ảnh hưởng không thuận cho việc tăng cường quan hệ và hợp tác chặt chẽ ASEAN - Trung Quốc là sự gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài khu vực Đông Nam Á. Điều này nổi lên ngày càng rõ trong một số năm gần đây. Ngoài Mỹ đang triển khai chính sách “trở lại” từ khi Tổng thống Obama lên nắm quyền, Nhật Bản, EU,
66
Ấn Độ, Nga, Hàn Quốc, Úc rất tích cực tăng cường quan hệ nhiều mặt với ASEAN thông qua các chương trình hợp tác và liên kết kinh tế. Đây có thể được xem như là các đối trọng của quan hệ ASEAN - Trung Quốc. Mặc dù có thể tạo ra những lực cản nhất định cho việc thúc đẩy sâu hơn quan hệ ASEAN - Trung Quốc và làm phức tạp hơn các mối quan hệ trong khu vực, song về cơ bản các cặp quan hệ của ASEAN với các cường quốc bên ngoài ít có khả năng đảo ngược hoặc làm xấu đi nghiêm trọng quan hệ ASEAN - Trung Quốc. ASEAN sẽ cố gắng tìm cách giữ cân bằng các mối quan hệ của mình với tất cả các cường quốc, dù rằng không dễ dàng.
Bối cảnh của ASEAN và Trung Quốc trong những năm tới cũng sẽ cơ bản thuận lợi cho khả năng tăng cường quan hệ hợp tác hai bên. Cả Trung Quốc và hầu hết các nước ASEAN đều sẽ tiếp tục duy trì được ổn định chính trị, bất chấp một số khó khăn nội tại đang vấp phải, và tăng trưởng kinh tế khả quan hơn sau suy thoái toàn cầu.
Cả ASEAN và Trung Quốc ngày càng cần đến thị trường của nhau hơn, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa tiếp tục gia tăng và mỗi nước đều tích cực mở cửa hội nhập vào xu thế này. Các chính phủ hai bên đều tỏ rõ quyết tâm tăng cường quan hệ đối tác toàn diện với nhau. Đặc biệt, với việc đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN, thực hiện khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc cũng như các hiệp định về dịch vụ, đầu tư và các thỏa thuận trong nhiều lĩnh vực khác, quan hệ ASEAN - Trung Quốc sẽ tiếp tục đà phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, làm cho hai bên sẽ gắn bó với nhau nhiều hơn và điều này sẽ có nhiều tác động tới khu vực Đông Nam Á. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 11, Trung Quốc đề nghị tổ chức xêmina các khoa học về đời sống; Chương trình đào tạo IT; Hội thảo cứu trợ thảm họa thiên nhiên bởi các lực lượng vũ trang; Diễn đàn của các lực lượng vũ trang về các vấn đề an ninh phi truyền thống; xemina về các viện đào tạo thực thi luật pháp quốc tế; xemina về hợp tác truyền thông. Ngoài ra,
67
tại hội nghị, Trung Quốc tuyên bố đóng góp 15 triệu USD cho Quỹ đặc biệt về Hợp tác khu vực ở Châu Á.
Triển vọng hợp tác ASEAN – Hàn Quốc
Tại hội nghi Thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 11, Chính phủ Hàn Quốc đề cập tới dự án về Trung tâm APT vì tài năng trong khoa học và nhấn mạnh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển công nghệ thông tin để thu hẹp khoảng cách phát triển.
Từ những đóng góp của Hàn quốc trong quá trình tham gia vào Hợp tác ASEAN+3 trong 10 năm qua ta thấy những đóng góp của Hàn Quốc là rất to lớn, đặc biệt trong việc hoạch định đường lối phát triển của Hợp tác ASEAN+3 và Hợp tác Đông Á. Những đề xuất của Hàn Quốc trong lĩnh vực này có chiều kích chiến lược và có giá trị định hướng sự phát triển của Hợp tác Đông Á. Trong việc triển khai các biện pháp của EASG, hoạt động của Hàn Quốc ở cơ chế ASEAN+1 nổi trội hơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vai trò và những đóng góp của Hàn Quốc đối với Hợp tác ASEAN+3 đã giảm xuống. Lí giải cho điều này chính là vì Hàn Quốc thu được lợi ích ít nhất từ ASEAN+3. Điều ROK chờ đợi nhất từ tiến trình này là nó giúp duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở Đông Bắc Á và lôi cuốn CHDCND Triều Tiên vào dòng chảy chung của khu vực, vẫn chưa xảy ra. Do căng thẳng Trung - Nhật, môi trường an ninh ở Đông Bắc Á đang trở nên nóng hơn. Việc giải quyết các vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên vẫn chưa có đột phá nào. Có lẽ vì thế, từ năm 2001 tới nay, nhiệt tình của Hàn Quốc đối với Hợp tác Đông Á nói chung, Hợp tác ASEAN+3 nói riêng ít nhiều đã giảm xuống. Triển vọng hợp tác ASEAN – Nhật Bản
Có thể nói nhu cầu và lợi ích của các nước ASEAN trong việc mở rộng và tăng cường hợp tác với các nước đã bắt gặp mong muốn và lợi ích từ phía Nhật Bản. Đây là lý do quan trọng làm cơ sở đẩy mạnh và phát triển quan hệ hợp tác ASEAN – Nhật Bản.
68
Lợi ích mà Nhật Bản thu được từ Hợp tác ASEAN+3 không nhỏ. Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) chính là phần thưởng lớn nhất mà Tokyo đã nhận được từ những đóng góp của họ đối với ASEAN+3. Và đó cũng chính là tiền đề quan trọng thúc đẩy hơn nữa hợp tác ASEAN – Nhật Bản.
Bên cạnh những nỗ lực chung của ASEAN+3 với tư cách một tổng thể, các đối tác ASEAN+3, đặc biệt là Nhật Bản đã đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác mới.
Nhật Bản đề nghị nâng cấp các nhà lãnh đạo Hội nghị sơ khởi của Ủy ban về phụ nữ APT và chủ trì Hội thảo an ninh con người APT về phụ nữ và giảm nghèo khổ. Ngoài ra, Nhật Bản còn nêu sáng kiến Diễn đàn về nghệ thuật số…
Triển vọng của quan hệ hợp tác ASEAN – Nhật Bản trong thời gian tới sẽ ra sao, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thứ nhất là mở rộng khoảng cách giữa các nước ASEAN. Thứ hai là sự trỗi dậy của Trung Quốc và thứ ba là cuộc khủng hoảng kinh tế của Nhật Bản… Đây là những nhân tố quan trọng quy định triển vọng hợp tác ASEAN – Nhật Bản trong tương lai. Hợp tác toàn diện ASEAN – Nhật Bản được tăng cường mạnh mẽ tùy thuộc vào sự thống nhất về chính trị và kinh tế trong ASEAN, vào sự giải quyết tốt quan hệ ASEAN – Nhật Bản – Trung Quốc, vào công cuộc cải tổ kinh tế của Nhật Bản.
Trong những năm sắp tới, Hợp tác ASEAN + 3 vẫn tiếp tục phát triển,