Về tài chínhtiền tệ

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 46 - 49)

Cùng với những phát triển mạnh mẽ trong quan hệ song phương giữa ASEAN và các đối tác Cộng 3, trong Hợp tác ASEAN+3 sự hợp tác giữa hai bên trong các hợp tác đa phương ngày càng chặt chẽ hơn, nhất là hợp tác trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ.

Bên cạnh tiến trình hợp tác tiền tệ tài chính tiền tệ nội khối, các nước ASEAN còn thiết lập một cơ chế hợp tài chính tiền tệ với ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc với nhiều nội dung hiệu quả thiết thực, trong đó nổi bật nhất là Đa phương hóa sáng kiến Chieng Mai (CMIM). Trong thời gian vừa qua, nội dung hợp tác này đã đạt được những tiến bộ nổi bật với việc các nước thành viên ASEAN+3 đã ký kết Thỏa thuận CMIM vào tháng 12/2009 với trị giá Thỏa thuận là 120 tỷ USD, trong đó các nước Cộng 3 cam kết đóng góp 96 tỷ USD, các nước ASEAN đóng góp 24 tỷ. Thỏa thuận này đã có hiệu lực từ ngày 24/3/2010 với việc Ngân Hàng Trung Ương – Cơ quan quản lý tiền tệ các nước thành viên đã ký và phát hành thư cam kết đóng góp theo CMIM như quy định trong Thỏa thuận. Thỏa thuận CMIM là một thể thức hỗ trợ thanh khoản bằng USD của khu vực ASEAN+3 thông qua các giao dịch hoán đổi tiền tệ giữa các Ngân Hàng Trung ương để các thành viên

45

giải quyết khó khăn khẩn cấp về thanh khoản ngoại tệ, hỗ trợ cán cân thanh toán. Việc đưa vào vận hành Thỏa thuận CMIM đã mang ý nghĩa kinh tế và thể hiện quyết tâm của các nhà lãnh đạo ASEAN+3 trong việc tăng cường hơn nữa năng lực của khu vực để đối phó với những suy giảm và thách thức của kinh tế toàn cầu. CMIM được xem là hành động kịp thời và hiệu quả của ASEAN+3 trong các nỗ lực giải quyết tác động của khủng hoảng toàn cầu, góp phần tăng cường lòng tin của các nhà đầu tư trên thị trường.

Năm 2010 là năm Việt Nam và Trung Quốc đảm nhận vai trò đồng chủ trì tiến trình CMIM. Ngày 1/3/2010, NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính Trung Quốc đồng chủ trì thành công cuộc họp Nhóm đặc trách về Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM). Nhằm triển khai Thỏa thuận CMIM đạt được các mục tiêu đề ra theo đúng kế hoạch, vai trò chủ trì của Việt Nam trong năm đầu triển khai Thỏa thuận được đánh giá là rất quan trọng trong việc thúc đẩy Thỏa thuận vận hành tốt và hiệu quả. Ngày 15-16/6/2010, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục đồng chủ trì tiến trình CMIM, tập trung vào thảo luận việc thành lập Văn phòng Giám sát kinh tế vĩ mô khu vực ASEAN+3 (AMRO) để thực thi công tác phân tích, dự báo và giám sát trong ASEAN+3 nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết định vay và cho vay trong CMIM. Khi Cơ quan này đi vào hoạt động, các nước thành viên sẽ có nghĩa vụ xây dựng cơ sở dữ liệu, phát triển hệ thống thông tin để cung cấp thông tin và phối hợp với Cơ quan giám sát kinh tế vĩ mô khu vực.

Các Bộ trưởng cũng đã rà soát các hoạt động của Sáng kiến Phát triển thị trường trái phiếu Châu Á và khẳng định tầm quan trọng của Sáng kiến trong việc thúc đẩy thị trường trái phiếu có mệnh giá bằng đồng bản tệ và tăng cường ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô. Trong khuôn khổ Sáng kiến này, các Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 đã tuyên bố thành lập Cơ chế bảo lãnh tín dụng và đầu tư (CGIF) với quy mô vốn ban đầu là 700 triệu USD. Trong đó, Nhật Bản và Trung Quốc đóng góp 200 triệu USD, Hàn Quốc đóng góp 100 triệu USD, ADB đóng góp 130 triệu USD. 5 nước thành viên cũ của

46

ASEAN là Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippin, Singapore đóng góp mỗi nước 12,6 triệu USD, Brunei cam kết 5,6 triệu USD, Việt nam đóng 1,1 triệu USD, còn lại 3 nước Lào, Campuchia, Myanma mỗi nước đóng góp 100.000 USD. Cơ chế bảo lãnh tín dụng và đầu tư sẽ hoạt động dưới hình thức là một Quỹ tín thác của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Mục tiêu hoạt động của CGIF là nhằm cung cấp bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp trong khu vực phát hành trái phiếu và qua đó góp phần phát triển các thị trường trái phiếu khu vực. Quỹ sẽ chính thức vận hành vào năm 2011. Song song với các tiến triển trong Sáng kiến Phát triển thị trường trái phiếu Châu Á, các Bộ trưởng đã nhất trí thành lập Diễn đàn Phát triển Thị trường Trái phiếu ASEAN+3 (ABMF) để tạo thuận lợi cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý thị trường và các nhà đầu tư cùng chia sẻ quan điểm về các giao dịch trái phiếu qua biên giới nhằm thúc đẩy sự chuẩn mực hóa các thị trường và hài hòa hóa khung khổ pháp lý của các thị trường trái phiếu trong khu vực.

Như vậy, trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, thành tựu nổi bật nhất của Hợp tác ASSEAN+3 là triển khai Sáng kiến Chiang Mai. Cho tới Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 họp tháng cuối 2006, đã có 16 hiệp định hoán đổi song phương (BSA) được ký kết giữa các nước Đông Á với tổng số tiền lên tới 75 tỷ USD. Mặc dù, các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trên đã được ký kết trên cơ sở song phương, nhưng những quyết định của EAM+3 họp ở Chiang Mai tháng 5/2000 đã cung cấp cơ sở pháp l ý cho hợp tác tài chính – tiền tệ giữa các nước ASEAN+3. Những kết quả hợp tác tài chính – tiền tệ trên đã giúp các nước Đông Á, đặc biệt là các nước ASEAN, giảm bớt sự phụ thuộc về tài chính vào các nguồn vốn bên ngoài, đặc biệt là các nguồn vốn từ Mỹ và Liên minh Châu Âu.

Như vậy, hợp tác kinh tế và tài chính ASEAN+3 đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Trong những năm sắp tới, hợp tác trong lĩnh vực này sẽ được nhằm vào mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, hướng tới một Đông Á thịnh vượng hơn với dòng chảy tự do về hàng hóa và dịch vụ,

47

sự di chuyển dễ dàng hơn về tư bản và lao động thông qua thúc đẩy tự do hóa và hội nhập kinh tế phù hợp với các hiệp định của WTO...

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)