Về chuyển giao khoa học & công nghệ

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 49 - 52)

Quá trình toàn cầu hóa đang chi phối mạnh mẽ và trở thành động lực thúc đẩy sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực, trong đó hội nhập về khoa học & công nghệ đang trở thành xu thế tất yếu. Nhiều quốc gia đang tăng cường hợp tác, mở rộng quan hệ, hội nhập nhằm phát huy tiềm năng nội lực, khai thác các lợi thế, các thành tựu khoa học& công nghệ tiên tiến của thế giới để phát triển. Hợp tác đa phương về khoa học & công nghệ đã trở thành một yếu tố quan trọng trong kinh tế đối ngoại và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Đông Á trong giai đoạn hiện nay. Nó là nguồn lực to lớn, cầu nối, kênh dẫn không thể thiếu được đối với hoạt động khoa học & công nghệ ở mỗi quốc gia.

Những năm gần đây, các hoạt động hợp tác chuyển giao khoa học & công nghệ ASEAN+3 đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Không những quy mô hợp tác được mở rộng mà hình thức và nội dung hợp tác cũng trở nên đa dạng hơn, thiết thực hơn với nhu cầu phát triển khoa học & công nghệ và kinh tế - xã hội.

Một trong những nội dung cốt lõi trong hợp tác khoa học – kĩ thuật của tiến trình ASEAN+3 là chuyển giao khoa học & công nghệ, qua đó góp phần quan trọng vào việc bổ sung kiến thức, trao đổi thông tin, đào tạo cán bộ, xây dựng năng lực khoa học & công nghệ, tạo điều kiện cho các quốc gia ASEAN+3 hội nhập về khoa học & công nghệ.

Quan hệ hợp tác giữa ASEAN – Trung Quốc trong lĩnh vực chuyển giao khoa học & công nghệ có nhiều bước phát triển, thu được nhiều kết quả khả quan. Hợp tác khoa học & công nghệ giữa ASEAN – Trung Quốc rất tốt đẹp, có hiệu quả, góp phần giải quyết một số vấn đề kỹ thuật trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm quản lý và các thành tựu về khao học – kỹ thuật… Những sự kiện quan trọng đó mở ra một triển vọng sáng sủa cho hợp tác chuyển giao

48

khoa học & công nghệ giữa ASEAN – Trung Quốc trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI.

Để thúc đẩy và tăng cường hơn nữa hợp tác chuyển giao khoa học & công nghệ giữa ASEAN – Trung Quốc trong thời gian tới, trên cơ sở chính sách hợp tác đa phương, đa dạng và năng động, hai bên cần tạo mọi điều kiện cho các tổ chức nghiên cứu - phát triển, các cơ sở sản xuất – kinh doanh, các hiệp hội và các cá nhân được quan hệ trực tiếp và tham gia vào các hoạt động hợp tác về khoa học & công nghệ, trong quan hệ hợp tác cần gắn chặt hơn nữa hợp tác khoa học & công nghệ với hợp tác kinh tế, các nội dung khoa học &công nghệ cần được lồng ghép và thống nhất với các yêu cầu và nội dung hợp tác kinh tế giữa ASEAN – Trung Quốc.

Quan hệ hợp tác giữa ASEAN – Nhật Bản trong các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực chuyển giao khoa học & công nghệ nói riêng đã có bước phát triển mới, tạo ra những tiền đề cho bước phát triển tiếp theo.

Trong thời gian tới, các hoạt động hợp tác về chuyển giao khoa học & công nghệ giữa ASEAN – Nhật Bản sẽ được nâng lên một tầm cao mới, tương xứng với nhu cầu và tiềm năng của hai bên.

Các hoạt động hợp tác đa phương về chuyển giao khoa học & công nghệ giữa ASEAN – Hàn Quốc ngày càng được mở rộng, thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Sáng kiến Dự án ASEAN Cyber University là minh chứng tiêu biểu nhất cho hoạt động hợp tác đa phương về chuyển giao khoa học & công nghệ giữa ASEAN – Hàn Quốc.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Hàn Quốc năm 2009, Sáng kiến Dự án ASEAN Cyber University đã được đề xuất. Dự án dự kiến sẽ thiết lập nền tảng cho việc thành lập, chia sẻ kinh nghiệm giáo dục bậc cao và kiến thức kỹ năng trong việc đào tạo từ xa giữa các nước thành viên ASEAN và Hàn Quốc. Hàn Quốc đã thực hiện dự án thí điểm để xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc học tập điện tử trong các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt

49

Nam từ năm 2010. Sau đó sẽ thành lập trung tâm học tập điện tử ở các quốc gia ASEAN khác. Theo đó, Hàn Quốc sẽ chuyển giao công nghệ tiên tiến của việc học từ xa và hướng dẫn chiến lược cho các quốc gia thành viên ASEAN thông qua thực hiện vai trò quan trọng là điều phối dự án. Các hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án ASEAN Cyber University nhằm xây dựng Đại học ảo giữa các nước ASEAN, với sự chuyển giao công nghệ từ Hàn Quốc. Theo đó, các hoạt động hợp tác giữa ASEAN – Hàn Quốc trong lĩnh vực chuyển giao khoa học & công nghệ về sau sẽ ngày càng phát triển.

Nhìn chung, các hoạt động hợp tác đa phương về khoa học & công nghệ ASEAN+3 đã được triển khai một cách chủ động hơn trong việc tranh thủ các đối tác khu vực và quốc tế về tri thức, kinh nghiệm, thông tin khoa học, bí quyết công nghệ, đào tạo nhân lực và hỗ trợ trang thiết bị góp phần đẩy nhanh quá trình nghiên cứu. Với việc đa dạng hóa các “kênh” hợp tác, hoạt động hợp tác đa phương về chuyển giao khoa học & công nghệ cũng đã được mở rộng và tăng cường theo nhiều mức độ khác nhau. Các nội dung hợp tác cũng đã gắn chặt với nhu cầu phát triển khoa học & công nghệ ở mối quốc gia ASEAN+3.

2.2.3.5. Trong các lĩnh vực hợp tác khác

Hợp tác ASEAN+3 cũng thu được những kết quả rất đáng khích lệ, trong

đó hợp tác về du lịch là nổi trội nhất. Dưới tác động của các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực du lịch, ngành du lịch của các nước ASEAN+3 đã phát triển rất nhanh chóng. Trong năm 2006, đã có 89,3 triệu khách du lịch trong và ngoài khu vực tới thăm các nước ASEAN+3, tăng 6,8% so với năm 2005. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã trở thành các thị trường du lịch nguồn của ASEAN. Trong năm 2006, 8,26 triệu khách từ 3 nước trên đã tới du lịch tại các nước ASEAN. Ngược lại, 4,4 triệu du khách từ ASEAN đã tới thăm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Du lịch nội khối chiếm 58% tổng số khách du lịch tới các nước ASEAN. Trong những năm sắp tới, khi các dự

50

kiến hợp tác du lịch do các nước thành viên ASEAN+3 đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN+3 họp ở Singapore cuối tháng Giêng 2007 được thực hiện, dòng khách du lịch sẽ tăng lên hơn nữa, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch nói riêng, kinh tế nói chung của các nước ASEAN+3.

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)