Hợp tác ASEAN+3 trong lĩnh vực văn hóa – xã hộ

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 52 - 56)

Hợp tác trong lĩnh vực văn hóa – xã hội chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình Hợp tác ASEAN+3. Mục tiêu của tiến trình là nhằm thúc đẩy tiến bộ xã hội và xây dựng bản sắc chung khu vực Đông Á. Kế hoạch chủ yếu tập trung vào các chương trình giáo dục nâng cao nhận thức và hiểu biết về sự đa dạng về văn hóa, lịch sử, thể chế… của các quốc gia Đông Á.

Ngay từ khi thành lập, ASEAN+3 đã chú trọng tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa, nâng cao hiểu biết về các nền văn hóa trong khu vực. Ngày nay, ASEAN+3 đang xây dựng một cộng đồng văn hóa xã hội, do đó ASEAN+3 càng cần đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, cần huy động các nguồn lực khác nhau để duy trì và làm phong phú thêm hoạt động văn hóa quan trọng này. Quan hệ hợp tác văn hóa đa phương ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản thực sự sẽ đạt được hiệu quả cao.

Quan hệ hợp tác văn hóa đa phương Trung Quốc – ASEAN thực sự sẽ làm tăng thêm vốn hiểu biết, giúp đỡ nhau cho sự hợp tác giữa các quốc gia đạt được hiệu quả cao hơn. Chiến lược văn hóa của Trung Quốc là trên cơ sở giữ gìn sự đa dạng của nền văn minh, phát huy nền văn hóa truyền thống, tăng cường giao lưu văn hóa đối ngoại, thu nạp những thành quả tiên tiến của nền văn minh nhân loại, thúc đẩy nhận thức chung về nền văn hóa mang tính phổ biến thế giới, tăng cường sức ản hưởng quốc tế của nền văn hóa Trung Quốc, và coi văn hóa là nền tảng vững chắc để Trung Quốc trỗi dậy. Bên cạnh chiến lược về kinh tế, an ninh, sinh thái, Trung Quốc cũng thực sự quan tâm đến chiến lược về văn hóa đối với ASEAN. Năm 1997, Trung Quốc và ASEAN đã thành lập Ủy ban Hợp tác chung ASEAN – Trung Quốc(ACJCC) nhằm

51

tăng cường và nâng cao hợp tác phát triển giữa hai bên. Từ đó đến nay, quan hệ hợp tác này đã và đang tiến triển tốt đẹp.

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc được tổ chức tại Singapore vào ngày 25/11/2000, đã cam kết giao cho Indonesia là quốc gia điều phối sự hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc từ tháng 12/2000. Thông qua hợp tác ASEAN – Trung Quốc, các hoạt động văn hóa sẽ được khám phá và nâng cao không ngừng để đem lại lợi ích cho cả hai bên. Indonesia – quốc gia điều phối – đã đệ trình dự án có tên “Hội nghị chuyên gia chung để thành lập một khung Chương trình cho hợp tác văn hóa ASEAN – Trung Quốc”. Dự án nhằm xây dựng một kế hoạch chung cho chương trình hoạt động giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc trong lĩnh vực văn hóa một cách hiệu quả và hiệu năng hơn để hướng tới sự hợp tác tốt hơn trong khu vực.

Hợp tác ASEAN – Trung Quốc trong lĩnh vực thông tin – truyền thông cũng được đẩy mạnh. Sự hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc thông qua các hoạt động, chương trình trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đại chúng, trong các lĩnh vực có khả năng phối hợp như trao đổi nhân sự trong lĩnh vực truyền thông, các khóa đào tạo báo chí, các hội thảo chuyên đề về quảng bá, thành lập mối liên kết giữa các chuyên gia truyền thông của ASEN và Trung Quốc.

Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ ASEAN – Trung Quốc trong lĩnh vực văn hóa – xã hội đã chứng tỏ rằng bên cạnh những lợi ích chung, sự gần gũi về địa lý, hoàn cảnh lịch sử, những tương đồng về dân tộc và văn hóa là những động lực rất quan trọng đằng sau sự phát triển của các mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, hoặc giữa một quốc gia với tổ chức hợp tác khu vực trong một tổng thể địa l ý – văn hóa nhất định.

Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, hợp tác đa phương giữa ASEAN va Nhật Bản ngày càng phát triển. Tại Hội nghị Cebu (2007), chính phủ Nhật Bản mới đưa ra Sáng kiến giao lưu thanh niên trên quy mô lớn với tổng kinh

52

phí lên tới 315 triệu USD. Sáng kiến được thực hiện trong 5 năm, dự kiến mỗi năm mời 6.000 thanh niên từ ASEAN và các nước thành viên tham gia tiến trình Thượng đỉnh Đông Á tới thăm Nhật Bản. Ngoài ra, Chính phủ Nhật còn đề xuất sáng kiến “Con tàu thanh niên Đông Á” để kỷ niệm 40 năm ASEAN. Trong lĩnh vực xã hội, các chương trình giao lưu nhân dân giữa ASEAN – Nhật Bản đã được thúc đẩy. FOCP đã tài trợ cho các chương trình trao đổi chuyên gia về văn hóa, quan chức chính phủ, giới y tế, giới nghiên cứu và thanh niên.

Hợp tác đa phương ASEAN – Hàn Quốc trong lĩnh vực văn hóa – xã hội thực sự thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 10 vừa qua, Hàn Quốc đã đề xuất việc thành lập Trung tâm ASEAN – Hàn Quốc nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hiểu biết và nhận thức về nhau giữa hai bên.

Các quan hệ đối tác ASEAN - Hàn Quốc hợp tác toàn diện cung cấp, trong số những người khác, để xây dựng một nền kinh tế tri thức bằng cách tăng cường nhân lực, vốn và công nghệ thông tin thông qua chia sẻ kiến thức bằng cách liên kết học viện, thúc đẩy cơ chế hợp tác vì một xã hội thông tin. Theo hợp tác này, Hàn Quốc sẽ hỗ trợ ASEAN trong việc đảm bảo các chất cần thiết và cơ sở hạ tầng tri thức để khai thác thông tin, kiến thức và công nghệ để cải thiện phúc lợi, giáo dục và sức cạnh tranh của các cộng đồng địa phương.

Trong việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, quan hệ đối tác ASEAN-Hàn Quốc sẽ đẩy mạnh hợp tác giáo dục và văn hóa thông qua các chương trình và các hoạt động như học bổng và trao đổi biểu diễn văn hóa; thúc đẩy người dân đến giao lưu trong số các học viện, thanh niên, truyền thông, nghệ sĩ, nhà ngoại giao và văn hóa các chuyên gia để tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị; và mở rộng trao đổi thông tin đại chúng.

Hợp tác đa phương trong lĩnh vực văn hóa – xã hội ngày càng phát triển. Các nhà lãnh đạo thỏa thuận hợp tác để giảm nghèo khổ và đạt được các

53

mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ở Đông Á, thu hẹp khoảng cách phát triển thông tin hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động Viên chăn, sáng kiến hội nhập ASEAN, hỗ trợ các sáng kiến phát triển tiểu vùng, tăng cường hợp tác văn hóa, hợp tác giáo dục, làm sâu sắc hơn sự hiểu biết lẫn nhau và tạo lập một bản sắc và ý thức về Đông Á…

Trong những năm sắp tới, khi Đông Á tiến tới một cộng đồng khu vực, chắc chắn rằng ngoài sự liên kết mạnh mẽ các luồng thương mại và đầu tư, thì sự hợp tác văn hóa – xã hội trong Đông Á cũng sẽ ngày càng mạnh hơn. Lãnh đạo Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và ASEAN đề mong muốn được tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác giữa các bên trong lĩnh vực văn hóa xã hội, thúc đẩy hòa bình và ổn định của khu vực vì giao lưu văn hóa là phương pháp có lợi, không chỉ giới thiệu nền văn hóa của mình đối với thế giới bên ngoài, mà còn làm tăng thêm sự hiểu biết, từ đó nảy sinh tình hữu nghị.

Bằng sự trao đổi thường xuyên những nét đặc sắc của từng nền văn hóa, cụ thể là sự trao đổi hợp tác đa phương trong lĩnh vực văn hóa – xã hội giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, thế hệ trẻ của các nước Đông Á không những có điều kiện được mở rộng hiểu biết, mà dần dần tạo dựng được ý thức là một thành viên của một Cộng đồng Đông Á trong tương lai. Quan hệ văn hóa – xã hội giữa các nước ASEAN với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thực sự sẽ làm tăng thêm vốn hiểu biết, giúp đỡ nhau cho sự hợp tác giữa các nước đạt được hiệu quả cao hơn, nhất là trong bối cảnh mới của khu vực và quốc tế trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Những kết quả trên của Hợp tác ASEAN+3 không chỉ đóng góp vào

việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực mà còn tạo ra lực đẩy mạnh mẽ cho tiến trình liên kết khu vực ở Đông Á. Một môi trương hòa bình, an ninh trong khu vực cộng với các nguồn lực phát triển ngày càng tăng đã góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển của các nước Đông Á trong suốt một thập kỷ qua. Nền hòa bình và sự thịnh vượng chung giữa các nước Đông

54

Á đang nuôi dưỡng những tình cảm khu vực giữa các dân tộc ở vùng này. Cùng với thời gian, những tình cảm khu vực đó đã phát triển để trở thành một chủ nghĩa khu vực được tất cả các dân tộc Đông Á chia sẻ.

2.2.5. Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phƣơng giữa ASEAN và ba nƣớc Đông Bắc Á

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)