Hợp tác ASEAN+3 trong lĩnh vực chính trị

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 29 - 35)

Mục đích quan trọng nhất mà ASEAN nhằm tới khi thành lập tiến trình

28

kỳ hậu chiến tranh lạnh. Vì sau chiến tranh lạnh, Mỹ và Nga đã quyết định rút khỏi các căn cứ quân sự ở Đông Dương. Tình hình trên đã tạo nên một “khoảng trống quyền lực” ở Đông Nam Á và kích thích tham vọng nhảy vào lấp “khoảng trống quyền lực” trên của các cường quốc khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản. Một cơ chế hợp tác đa phương với sự tham gia của ba nước Đông Bắc Á sẽ hoạt động như một khuôn khổ khu vực, kiềm chế không chỉ tham vọng của Trung Quốc mà của cả Nhật Bản đối với Đông Nam Á. Trong khi đó, tham gia Hợp tác ASEAN+3, ba nước Đông Bắc Á mong muốn duy trì hòa bình, an ninh Đông Á, thông qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nước này tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á, và thực hiện mưu đồ chính trị của riêng mình.

Trong lĩnh vực chính trị, các Hội nghị Thượng đỉnh thường niên đã

giúp các nhà lãnh đạo 13 nước Đông Á có cơ hội tiếp xúc thường xuyên và trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Những cuộc gặp như vậy đã giúp họ hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn. Cho đến năm 2010, ASEAN+3 đã tổ chức 13 Hội nghị Thượng đỉnh. Trên cơ sở hiểu biết ngày càng sâu sắc đó, các nhà lãnh đạo ASEAN+3 đã có thể tiến tới những lập trường chung về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Một trong những minh chứng rõ rệt nhất về kết quả của Hợp tác ASEAN+3 trong lĩnh vực chính trị được phản ánh qua quá trình mở rộng ASEM tại Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu lần thứ 5 tổ chức tại Hà Nội tháng 10/2004 [Nguồn: 23, trang 109 – 122]. Thành công của việc mở rộng ASEM theo phương án của Đông Á cho thấy sự nhất trí về chính trị giữa các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á trong một diễn đàn hợp tác liên khu vực như thế nào.

Hợp tác chính trị trong khuôn khổ APT đã góp phần xây dựng và củng cố lòng tin giữa các quốc gia Đông Á. Hiệu quả của hợp tác chính trị trong lĩnh vực này được phản ánh một cách rõ rệt trong nhận thức của hầu hết các nước Đông Á đối với Trung Quốc. Trước đây, do những trải nghiệm trong lịch sử, sự khác biệt về hệ tư tưởng và chế độ chính trị, hầu hết các nước Đông Á đều nhìn Trung

29

Quốc với con mắt nghi kỵ, thậm chí thù địch. Quá trình đối thoại về chính trị trong các cơ chế ASEAN+1 và ASEAN+3 đã giúp các nước Đông Á đang hiểu rõ hơn về Trung Quốc. Nhờ đó, nhận thức về Trung Quốc của các nước Đông Á đang thay đổi dần theo hướng tích cực. Từ chỗ xem Trung Quốc là mối đe dọa, hiện nay nhiều người ở Đông Á đã xem Trung Quốc là cơ hội phát triển. Theo kết quả thăm dò ý kiến do Cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ ngoại giao Mỹ tiến hành vào tháng 7 và 8 năm 2003 thì 54%,68%, và 67% số người được hỏi ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia có thiện chí với Trung Quốc; 2/3 người Hàn Quốc coi sự phát triển kinh tế của Trung Quốc có tác động tích cực tới kinh tế Triều Tiên [Nguồn: 24, trang 10]. Nhiều nhà lãnh đạo Đông Nam Á, vốn trước đây rất dè dặt khi đưa ra nhận xét về Trung Quốc, nay đã nói về cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với những tình cảm tốt đẹp [Nguồn 12, trang 41 – 42].

Dưới tác động trực tiếp của Hợp tác ASEAN+3, các quan hệ hợp tác đa phương trong lĩnh vực chính trị giữa ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Hàn Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Sau khi tiến trình ASEAN+3 được thành lập, quan hệ ASEAN – Trung Quốc đã trở thành 1 trong 3 tiến trình ASEAN+1. Như vậy, từ cuối năm 1997, tính chất của quan hệ ASEAN – Trung Quốc đã thay đổi. Nó không chỉ đơn thuần là quan hệ giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với một đối tác đối thoại của nó ở Đông Bắc Á mà đã trở thành 1 kênh, thông qua đó, Hợp tác ASEAN+3 sẽ được triển khai. Tính chất kép của quan hệ ASEAN – Trung Quốc đã thúc đẩy hai bên hợp tác với nhau chặt chẽ hơn, không phải chỉ vì lợi ích của họ mà còn vì lợi ích chung của toàn khu vực. Để thúc đẩy hợp tác ASEAN – Trung Quốc, từ sau Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên họp tại tháng 12/1997, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc đã được thể chế hóa. Hàng năm, các nhà lãnh đạo hai bên đã gặp nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+1 (giữa ASEAN và Trung Quốc). Trao đổi cấp cao giữa ASEAN và Trung Quốc diễn ra thường xuyên. Tại các cuộc cấp cao đó, hai bên đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Những cuộc trao đổi

30

như vậy cho thấy ASEAN và Trung Quốc có nhiều điểm chung trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực như cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, vấn đề Đài Loan và giúp tăng cường sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên. Trên cơ sở sự tin cậy lẫn nhau ngày càng tăng, ASEAN và Trung Quốc đã hợp tác chặt chẽ với nhau để giải quyết một số vấn đề do lịch sử để lại, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc lần thứ ba tổ chức ở Singapore tháng 11/2000, hai bên đã ký Tuyên bố chung về ứng xử của các bên có liên quan tại Biển Đông. Mặc dù, bản tuyên bố trên chưa giải quyết được vấn đề phức tạp này, nhưng nó đã giúp duy trì nguyên trạng trong khu vực tranh chấp và tạo điều kiện cho các bên hợp tác cùng khai thác tài nguyên của Biển Đông để phát triển đất nước. Việc ký Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên có liên quan tại Biển Đông đã góp phần củng cố môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực.

Nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác phát triển ASEAN – Trung Quốc, sự hợp tác giữa hai bên trong các tổ chức hợp tác đa phương ngày càng chặt chẽ hơn. Trong những năm qua, ASEAN và Trung Quốc đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc thúc đẩy Hợp tác ASEAN+3 nói riêng và Hợp tác Đông Á nói chung. Với sự ủng hộ mạnh mẽ của Trung Quốc, ASEAN đã duy trì được vai trò lãnh đạo trong tiến trình ASEAN+3 và Thượng đỉnh Đông Á. Hợp tác chính trị đã góp phần nâng cao sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa ASEAN và Trung Quốc.

ASEAN và Nhật Bản đã thiết lập các quan hệ không chính thức từ năm 1973. Các mối quan hệ này được chính thức hóa với việc thiết lập Diễn đàn ASEAN – Nhật Bản vào tháng 3/1977. Với sự ra đời Hợp tác ASEAN+3, quan hệ ASEAN – Nhật Bản càng có điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nữa. Và cũng như quan hệ ASEAN – Trung Quốc, mối quan hệ này đã trở thành một kênh của Hợp tác ASEAN+3. Quan hệ giữa ASEAN và Nhật Bản

31

đã không ngừng phát triển. Về chính trị, chỉ trong vòng 5 năm cầm quyền, Thủ tướng Kôizumi đã 7 lần đi thăm ASEAN, tiến hành 8 lần hội đàm với các nhà lãnh đạo ASEAN. Trong các cuộc gặp trên, hai bên đã trao đổi quan điểm và thảo luận về những vấn đề cùng quan tâm. Các cuộc thảo luận cho thấy ASEAN và Nhật Bản có quan điểm gần gũi về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế. Một trong những vấn đề như vậy là quan điểm của hai bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Trong Tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Nhật Bản lần thứ 10 họp tại Cebu đầu tháng Giêng 2007, hai bên đã lên án Bắc Triều Tiên tiến hành phóng tên lửa và thử hạt nhân, thúi giục nước này bãi bỏ tất cả vũ khí hạt nhân, các chương trình hạt nhân hiện có và đáp ứng những quan ngại về nhân đạo của cộng đồng quốc tế, kể cả vấn đề bắt cóc.

Dưới tác động trực tiếp của Hợp tác ASEAN+3, các quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Hàn Quốc cũng đang phát triển mạnh mẽ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa hai bên, ASEAN và Hàn Quốc đã quyết định thành lập Quỹ đặc biệt ASEAN – Hàn Quốc (SCF) và Quỹ các dự án hợp tác hướng tới tương lai (FOCPF). Ngoài ra, Hàn Quốc còn bày tỏ ý định tiến hành các dự án bắc cầu các khoảng cách kinh tế xã hội giữa các nước ASEAN và giữa ASEAN và các nước Đông Bắc Á. Trong lĩnh vực chính trị, các Hội nghị thượng đỉnh hàng năm ASEAN – Hàn Quốc vẫn tiếp tục được tổ chức vào dịp Hội nghị Thượng đỉnh thường niên của ASEAN. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo hai bên còn gặp gỡ nhau tại các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 và Thượng đỉnh Đông Á. Tại các hội nghị đó, các nhà lãnh đạo đã trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Một trong những vấn đề như vậy là cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên hiện nay. Đối với vấn đề này, hai bên nhất trí quan điểm là: giải quyết hòa bình thông qua đối thoại và đàm phán. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Hàn Quốc tổ chức ở Cebu tháng Giêng năm 2007, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề quan ngại về nhân đạo của cộng đồng quốc tế và

32

cho rằng ASEAN có thể đóng một vai trò xây dựng để bắc cầu với Bắc Triều Tiên, giúp tạo ra một môi trường tin cậy, thuận lợi cho Đàm phán 6 bên.

Hợp tác đa phương ASEAN+3 ngày càng mạnh mẽ. Ngày 29/10/2010, Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 13 đã diễn ra tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN và Thủ tướng Trung Quốc, Thủ tướng Nhật Bản, Tổng thống Hàn Quốc.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định, kể từ năm 1997, tiến trình hợp tác ASEAN+3 đã phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, hỗ trợ đắc lực cho nỗ lực chung của các nước ASEAN+3 trong việc xử lý hiệu quả nhiều thách thức chung, nhất là vượt qua hai cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính.

Thủ tướng khẳng định, tiến trình ASEAN+3 ngày càng chứng tỏ là một trong những cơ chế năng động và hiệu quả nhất trong việc thúc đẩy hợp tác Đông Á; khẳng định được vai trò là khuôn khổ chính hướng tới mục tiêu lâu dài là xây dựng một cộng đồng ở Đông Á.

Các nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thỏa thuận đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2010, việc lập Văn phòng nghiên cứu giám sát kinh tế vĩ mô (AMRO) và Cơ chế bảo lãnh tín dụng và đầu tư (CGIF); các nỗ lực tích cực trong việc nghiên cứu khả thi xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Đông Á (EAFTA) song song với việc xem xét Kế hoạch Đối tác toàn diện Đông Á (CEPEA), việc thí điểm lập Quỹ Dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN+3 nhằm bảo đảm an ninh lương thực...

Trong hợp tác chính trị, ASEAN+3 sẽ mở rộng, tăng cường đối thoại và hợp tác thông qua phát triển nguồn nhân lực, tiến hành đối thoại và trao đổi thường kỳ và các biện pháp xây dựng năng lực khác để đảm bảo rằng các nước ASEAN+3 sống hòa bình với nhau và với thế giới trong một môi trường chính nghĩa, dân chủ và hài hòa.

33

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác đa phương asean +3 từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 29 - 35)