Đánh giá môi trường thành phố Hồ Chí Minh tháng 2/2013[11]

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa hóa, trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 106 - 110)

Qua kết quả quan trắc chất lượng môi trường thành phố Hồ Chí Minh tháng 2/2013 cho thấy chất lượng môi trường của thành phố như sau:

Số liệu quan trắc thủy văn cho thấy:

Trong kỳ quan trắc tháng 2/2013, mực nước cao nhất lúc triều dâng Hmax dao động từ 114 cm (Bến Súc) – 161cm (Hóa An). So với tháng 1/2013, Hmax tháng 2/2013 có giá trị nhỏ hơn từ 6cm (Bến Súc) đến 16 cm (Nhà Bè). So với Hmax tháng 2/2012, thì Hmax tháng 2/2013 lại có xu hướng lớn hơn từ 1cm (Thị Tính, Phú Cường) đến 14 cm (Ngã Bảy, Cái Mép).

Mực nước chân triều thấp nhất (Hmin) tháng 2/2013 dao động từ (-176 cm) (Cửa Cái Mép) đến (-26 cm) (Bến Súc). So với tháng 1/2013, Hmin tháng này có xu hướng lớn hơn từ 17cm (Bình Điền) đến 83 cm (Ngã Bảy). Còn so với tháng 2/2012 thì Hmin tháng này cũng có xu hướng lớn hơn từ 39 cm (Bến Súc) đến 75 cm (Vàm Sát).

Lưu tốc cực đại lúc triều rút Vmax+ tháng 2/2013 tại 10/15 trạm có xu thế nhỏ hơn tháng trước từ 0,008 m/s đến 0,211m/s, và nhỏ hơn lưu tốc cực đại lúc triều rút của cùng kỳ năm trước tại 9/15 trạm, từ 0,008 m/s đến 0,158 m/s.

Lưu tốc cực đại lúc triều dâng vào tháng 2/2013 tại 9/15 trạm có xu hướng nhỏ hơn tháng trước từ 0,002m/s đến 0,122m/s, nhưng lại có xu hướng lớn hơn lưu

Hình 5.2. Chỉ số chất lượng nước tại 22 trạm quan trắc hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai tháng 12/2012 [Nguồn:http://hepa.gov.vn/content/noidung.php?catid=404&subcatid=409&langid=0]

tốc cực đại lúc triều dâng của cùng kỳ năm trước (tháng 2/2012) từ 0,007m/s đến 0,182m/s tại 12/15 trạm.

Lưu lượng bình quân trong tháng 1 này nhìn chung nhỏ hơn giá trị lưu lượng bình quân của tháng trước (tháng 1/2013) tại 8/15 trạm, nhưng lại có xu hướng lớn hơn giá trị lưu lượng bình quân của cùng kỳ năm trước (tháng 2/2012) tại 8/15 trạm.

Chất lượng nước tại các trạm quan trắc nước mặt sử dụng cho mục đích cấp nước:

Các chỉ tiêu pH, BOD5, COD và độ mặn tại các trạm quan trắc đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A1 (QCVN 08:2008/BTNMT). Chỉ tiêu DO tại 67% các trạm quan trắc, Coliform tại 33,3% các trạm và nồng độ dầu tại 100% các trạm không đạt quy chuẩn cho phép nêu trên.

So với tháng 01/2013, các chỉ tiêu pH, BOD5, và nồng độ dầu có xu hướng tăng tại 50 – 83% các trạm quan trắc. Các chỉ tiêu DO, COD và Coliform có xu hướng giảm tại 67 – 83% các trạm. Riêng độ mặn không thay đổi ở 50% các trạm và có xu hướng tăng ở 33% các trạm.

So với cùng kỳ năm 2012, các chỉ tiêu pH, và BOD5 có xu hướng tăng tại 50 – 100% các trạm quan trắc. Các chỉ tiêu DO, COD, nồng độ dầu và Coliform có xu hướng giảm tại 50 – 83% các trạm. Chỉ tiêu độ mặn không thay đổi ở 67% các trạm.

Kết quả quan trắc tại các trạm cho thấy nồng độ Mn dao động trong khoảng 0,024 – 0,055 mg/l đều đạt tiêu chuẩn cho phép (TCXDVN 33:2006, Mn < 0,2 mg/l). So với tháng 01/2013 và cùng kỳ năm 2012 nồng độ Mn đều có xu hướng giảm tại hầu hết các trạm quan trắc.

Kết quả phân tích kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, Cu ở các trạm đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại A1 (QCVN 08:2008/BTNMT).

Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI cho thấy ở 3 trạm lấy nước thô cấp cho các nhà máy nước (trạm Hóa An, Phú Cường và kênh N46) có chỉ số WQI từ 68,0 – 77,3; chỉ có trạm Phú Cường đạt tiêu chuẩn sử dụng nước cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần phải có các biện pháp xử lý phù hợp; 2 trạm Hóa An và kênh N46 có chất lượng nước dùng cho cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác.

Chất lượng nước tại các trạm quan trắc nước mặt dùng cho các mục đích khác:

Nhìn chung, các chỉ tiêu pH, BOD5, COD và nồng độ dầu đo được trong tháng 02/2013 tại các trạm quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08:2008/BTNMT). Riêng DO tại 56% các trạm quan trắc và Coliform tại 19% các trạm vượt quy chuẩn cho phép nêu trên.

So với tháng 01/2013, các chỉ tiêu pH, COD và nồng độ dầu có xu hướng tăng tại 56 – 69% các trạm quan trắc. Các chỉ tiêu DO, BOD5 và Coiform có xu hướng giảm tại 56 – 88% các trạm.

So với cùng kỳ năm 2012, chỉ tiêu BOD5 có xu hướng tăng tại 94% các trạm quan trắc. Các chỉ tiêu pH, DO, COD nồng độ dầu và Coliform có xu hướng giảm tại 63 – 81% các trạm.

Kết quả phân tích kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, Cu ở các trạm đều đạt quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08:2008/BTNMT).

Chất lượng nước biển ven bờ:

Nhìn chung kết quả quan trắc nước biển ven bờ thuộc 2 khu vực nuôi trồng thuỷ sản và bãi tắm trong tháng 02/2013 hầu hết các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT; giới hạn khu vực nuôi trồng thủy sản và khu vực bãi tắm). Một số chỉ tiêu vượt quy chuẩn như: COD có 3/9 vị trí quan trắc vượt quy chuẩn 1,3 – 2,7 lần (bãi 30/4, bãi Đồng Hòa và công viên Cần Thạnh). Chỉ tiêu Coliform có 1/9 vị trí quan trắc vượt quy chuẩn 9,3 lần (cửa sông Đồng Tranh). Hàm lượng dầu tổng đều không đạt quy chuẩn Việt Nam ở cả 9 vị trí quan trắc thuộc cả 2 khu vực (nuôi trồng thủy sản và bãi tắm).

Hầu hết các chỉ tiêu kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, As, Hg) trong nước biển ven bờ đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT; giới hạn khu vực nuôi trồng thủy sản và khu vực bãi tắm).

Tất cả các chỉ tiêu kim loại nặng trong trầm tích đáy đều đạt tiêu chuẩn cho phép (QCVN 43:2012/BTNMT đối với bùn đáy cửa biển: nồng độ chì (Pb) 112 mg/kg; cadimi (Cd) 4,2 mg/kg; thủy ngân (Hg) 0,7 mg/kg; asen (As) 41,6 mg/kg; đồng (Cu) 108 mg/kg).

Không phát hiện hàm lượng thuốc trừ sâu hữu cơ ở tất cả 9 vị trí quan trắc thuộc 2 khu vực nuôi trồng thủy sản và bãi tắm trong các mẫu phân tích nước biển ven bờ và trầm tích đáy.

So với tháng 01/2013, các chỉ tiêu có xu hướng giảm như COD (7/9 trạm) và Dầu mỡ (8/9 trạm); chỉ tiêu pH thì có xu hướng giảm (6/9 trạm). Riêng các chỉ tiêu Pb và Coliform thì có xu hướng không tăng giảm nhiều ở cả 2 khu vực nuôi trồng thủy sản và bãi tắm.

So với tháng 02/2012, các chỉ tiêu có xu hướng giảm: COD (8/9 trạm) và Dầu mỡ (7/9 trạm) Riêng 3 chỉ tiêu pH; Pb và Coliform có xu hướng không tăng giảm nhiều ở cả 2 khu vực nuôi trồng thủy sản và bãi tắm.

Kết quả quan trắc đa dang sinh học tại khu hệ động vật nổi có số loài đạt cao nhất tại khu vực cửa sông là 28 loài và tổng số cá thể cao nhất đạt 15,467 cá thể/m3. Ở khu vực bãi triều có số loài đạt thấp nhất là 14 loài với tổng số cá thể thấp nhất đạt 1,467 cá thể/m3

Kết quả quan trắc Đa dạng sinh học tại khu hệ thực vật nổi có số loài đạt cao nhất tại khu vực cửa sông là 51 loài với số tế bào đạt cao nhất tại khu vực khu du lịch là 25,462 tế bào/lít. Ở khu vực bãi triều có số loài thấp nhất đạt 36 loài với tổng số tế bào thấp nhất tại khu vực khu du lịch là 8,888 tế bào/lít.

Kết quả quan trắc Đa dạng sinh học tại khu hệ động vật đáy có số loài đạt cao nhất tại khu vực cửa sông là 9 loài với số lượng cá thể cao nhất tại khu vực khu du lịch là 380 cá thể/m2. Ở khu vực khu cửa sông có số loài đạt thấp nhất là 0 loài với số lượng cá thể thấp đạt 0 cá thể/m2

.

5.7. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở TP.HCM[10][11][15]

Hiện nay mỗi ngày thành phố có 600,000m3 nước thải nhưng chỉ có khoảng 60% lượng nước này được xử lý sơ bộ vào hệ thống chung nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa hóa, trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)