Tài nguyên nước ở Việt Nam [4]

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa hóa, trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 29)

Tài nguyên nước của Việt Nam nhìn chung khá phong phú. Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình vào loại cao, khoảng 2000 mm/năm, gấp 2,6 lượng mưa trung bình của vùng lục địa trên Thế giới. Tổng lượng mưa trên toàn bộ lãnh thổ là 650 km3/năm, tạo ra dòng chảy mặt trong vùng nội địa là 324 km3/năm. Vùng có lượng mưa cao là Bắc Quang 4,000 – 5,000 mm/năm, tiếp đó là vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Tiên Yên, Móng Cái, Hoành Sơn, Ðèo Cả, Bảo Lộc, Phú Quốc 3,000 - 4,000 mm/năm. Vùng mưa ít nhất là Ninh Thuận và Bình Thuận, vào khoảng 600 - 700 mm/năm.

Ngoài dòng chảy phát sinh trong vùng nội địa, hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận thêm lưu lượng từ Nam Trung Quốc và Lào, với số lượng khoảng 550 km3. Do vậy, tài nguyên nước mặt và nước ngầm có thể khai thác và sử dụng ở Việt Nam rất phong phú, khoảng 150 km3 nước mặt một năm và 10 triệu m3 nước ngầm một ngày. Tuy nhiên, do mật độ dân số vào loại cao, nên bình quân lượng nước sinh trong lãnh thổ trên đầu người là 4200m3/người, vào loại trung bình thấp trên Thế giới.

Tài nguyên nước Việt Nam còn có xu thế suy thoái do khai thác và sử dụng thiếu bền vững, chẳng hạn bịt cửa các phân lưu để khai thác các bãi sông trong để sử

Hình 2.4 Tầng chứa nước và tầng cách nước

[Nguồn: http://chuyen-de-moi-truong.vinathuan.com/ tiet-kiem-tai-nguyen-nuoc-phan-1.html]

dụng cho mục đích nông nghiệp. Cửa sông Cà Lồ - phân lưu tự nhiên của sông Hồng, bị bịt kín và con sông nhỏ trở thành một nhánh của sông Cầu, chuyên chứa nước mưa, nước thải ô nhiễm các chất hữu cơ, dầu mỡ. Các sông nhỏ trong nội đô của các thành phố bị ô nhiễm nặng do nước thải sinh hoạt, công nghiệp. Xây dựng quá nhiều đập dâng thủy lợi và sử dụng hết lượng nước cơ bản, tạo ra khúc sông “khô” dưới đập. Các đập thuỷ điện tạo ra khúc sông “chết” dưới hạ lưu đập, tàn phá môi trường thủy sinh. Bên cạnh đó cũng rất quan trọng việc dự báo theo mùa, năm và nhiều năm về nguồn nước, thiên tai, lũ lụt, hạn hán đi kèm với hiện tượng La Nina, El Nino... để có kế hoạch sử dụng hợp lý và an toàn nguồn nước.

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa hóa, trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)