Sông Yamuna, Ấn Độ

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa hóa, trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 57)

Sông Yamuna, Ấn Độ, dài 1.376km, là phụ lưu lớn nhất của sông Hằng. Thủ đô New Delhi có 15 triệu dân thì chỉ có 55% dân số sống ở các khu vực có xử lý nước thải. Phần còn lại, nước thải đều chảy thẳng ra sông Yamuna. Đây chính là nguyên nhân khiến con sông nổi tiếng của Ấn Độ đang ngày một ô nhiễm hơn nhiều. Lượng rác đổ xuống sông từ năm

Hình 3.25 Sông Buriganga

1993 đến 2005 đã tăng gấp đôi. 3.4.6. Sông Hoàng Hà, Trung Quốc Sông Hoàng Hà, là con sông dài thứ 2 ở Trung Quốc, có vai trò rất quan trọng đối với người dân nước này. Đây chính là nguồn cung cấp nước lớn nhất cho hàng triệu người dân ở phía Bắc Trung Quốc nhưng hiện giờ đã bị ô nhiễm nặng nề bởi sự cố tràn dầu và các chất thải công nghiệp.

Một đường ống dẫn dầu bị vỡ của Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc với hơn 1,500 lít dầu đã tràn vào đất canh tác và một phụ lưu của sông Hoàng Hà.

3.4.7. Sông Marilao, Marilao, Philippines

Nằm trong hệ thống các sông gần vùng ngoại ô tỷnh Bulacan ở Philippines, sông Marilao đang bị ô nhiễm nặng nề với đủ thứ rác thải sinh hoạt hàng ngày. Đây còn là nơi lưu thông hàng hóa cho các khu vực thuộc da, tinh chế kim loại, đúc chì. Chính vì vậy, nguồn nước của sông Marilao chứa rất nhiều hóa chất gây độc hại cho sức khỏe con người như đồng, thạch tín.

Các chất ô nhiễm này gây ra các vấn đề về sức khoẻ cho cư dân trong vùng và xa hơn nó còn gây hại tới ngành đánh bắt hải sản tại vịnh Manila.

Hình 3.27 Sông Hoàng Hà

Trước nguy cơ bị xóa sổ, chính quyền địa phương đã có những biện pháp can thiệp, nhưng sông Marilao vẫn hàng ngày hàng giờ hứng chịu rác thải của các hộ dân ven sông và các chất thải từ khu chế xuất vẫn xả trộm ra sông.

3.4.8. Sông Tùng Hoa, Trung Quốc

Sông Tùng Hoa có chiều dài gần 2,000km, chảy qua thành phố lớn Cáp Nhĩ Tân với gần 4 triệu dân và hơn 30 thành phố khác, nối tiếp với các vùng thôn quê mà đa số cư dân sống nhờ vào nguồn nước của con sông này.

Sông Tùng Hoa đã bị ô nhiễm nặng nề bởi một sự cố bất thường liên quan đến các nhà máy hóa chất dầu hỏa lớn trong tỉnh Cát Lâm phía Bắc Trung Quốc đã bất ngờ bị nổ và hậu quả là hơn 100 tấn benzene và những chất độc khác từ nhà máy đã đổ xuống sông.

Benzene và nitrobenzene là chất gây ung thư ngay cả với liều lượng nhỏ. Khối chất độc ấy sẽ tiếp tục trôi xuống hạ nguồn, đổ vào con sông lớn Hắc Long Giang.

3.4.9. Sông Sarno, Italy

Sông Sarno, Italy, chảy qua Pompeii tới phía Nam của vịnh Naples. Con sông này nổi tiếng bởi mức độ ô nhiễm nhất châu Âu với rất nhiều rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp. Sông Sarno đã không chỉ làm ô nhiễm tại những nơi nó chảy qua mà còn làm ô nhiễm vùng biển mà nó đổ vào gần khu vực vịnh Naples.

3.4.10. Sông King, Australia

Sông King nằm ở Tây Australia. Sông này có độ phèn rất cao do chịu tác động của hơn 1.5 triệu tấn rác thải sunfit từ hoạt động khai khoáng được đổ xuống mỗi năm. Lượng rác thải hiện là hơn 100 triệu tấn, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho con sông này.

[Nguồn: http://mag.ashui.com/chuyenmuc/nang-luong-

moi-truong/4147-10-dong-song-can-kiet-nuoc-va-o-nhiem-nhat-tren-the-gioi.html]

3.5. 10 quốc gia ô nhiễm môi trường nhất thế giới[16]

Nguyên nhân: do hệ thống xử lí khí thải và xử lí nước thải kém chất lượng

3.5.1. Baghdad (Iraq)

Baghdad là thành phố liên tục bị tàn phá bởi chiến tranh. Bom mìn là một trong những nguyên ngân khiến thành phố này bị ô nhiễm nặng.

3.5.2. Brunei Darussalam (Brunei) (Brunei)

Hiện nơi đây cũng bị ô nhiễm nguồn nước rất nặng. Nhiều sông ngòi dày đặc những rác thải.

3.5.3. Dhaka (Bangladesh)

Dhaka là thành phố lớn của Bangladesh. Hiện tại thành phố này đang bị ô nhiễm nguồn nước rất nặng. Bề mặt nước chứa đầy rác thải. Một nguyên nhân khác gây ô nhiễm nước nữa là thuốc bảo vệ thực vật.

Hình 3.30 Bagdad

Hình 3.31 Brunei

3.5.4. Karachi (Pakistan)

Karachi là một thành phố của Pakistan. Nơi đây đang bị ô nhiễm không khí và tiếng ồn rất lớn. Có tới 35% người dân ở Karachi bị các bệnh về phổi, mắt, da..

3.5.5. Lagos (Nigeria)

Lagos là thành phố lớn nhất Nigeria. Nơi đây đang bị ô nhiễm không khí rất nặng.

3.5.6. Mexico City (Mexico)

Hiện nay lượng khí gây ô nhiễm NO2 có trong không khí ở thành phố Mexico cao gấp 2-3 lần mức của thế giới.

3.5.7. Moscow (Nga)

Hình 3.33 Karachi

Hình 3.35 Mexico Hình 3.34 Lagos

Không khí ô nhiễm khiến nhiều người dân ở thành phố này mắc các bệnh liên quan đến phổi. Hiện nay dịch tả ở đây cũng tăng cao do ô nhiễm

nước.

3.5.8. Maputo

(Mozambique)

Maputo là thủ đô và là thành phố lớn nhất ở Mozambique. Nơi đây thiếu hệ thống xử lý chất thải rắn. Vậy nên tình trạng rác thải vứt bừa bãi và thải xuống sông rất phổ biến ở Maputo.

3.5.9. Mumbai (Ấn Độ) Độ)

Ở Mumbai, người ta không còn lạ khi thấy những đống rác chất chồng trên đường phố. Lý do vì nơi đây quá đông đúc.

3.5.10. New Delhi (Ấn Độ)

Bệnh tật vẫn đang hoành hành ở New Delhi do ô nhiễm nguồn nước.

Hình 3.36 Moscow

Hình 3.37 Maputo

[Nguồn: http://workandtravel.edu.vn/du-lich-nuoc-ngoai/128-top-10-quoc-gia-o-nhiem- nhat-gioi.html]

3.6. Tin tức – sự kiện về môi trường nước:[24][28[29][30]

3 tỷ người sống cùng cực vì ô nhiễm môi trường

Thứ hai, ngày 18 tháng 03 năm 2013 cập nhật lúc 04:04

Những phận nghèo sống nhờ rác

Liên Hợp Quốc dự báo, đến năm 2050, số người sống cùng cực (dưới mức nghèo khổ) có thể tăng lên tới ba tỷ người, trừ khi các nước có hành động khẩn cấp giải quyết những thách thức về môi trường.

Theo báo cáo phát triển con người 2013, hàng chục quốc gia đang phát triển có sự tiến bộ hơn dự kiến về sức khỏe, thu nhập và giáo dục, nhưng sự thiếu hành động về biến đổi khí hậu, phá rừng, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước có thể hủy hoại thành quả phát triển đó ở các cộng đồng, quốc gia nghèo nhất thế giới.

“Mối đe dọa môi trường là một trong những trở ngại nghiêm trọng nhất gây cản trở sự phát triển con người...Càng trì hoãn hành động, càng gia tăng chi phí”, theo lời cảnh báo từ báo cáo phát triển bền vững năm 2011.

Do đó, cần quan tâm, chú ý nhiều hơn nữa tới các tác động của con người

tới môi trường. Biến đổi khí hậu gây trầm trọng thêm các vấn đề môi trường đã có từ lâu, và thiệt hại của hệ sinh thái lại hạn chế cơ hội sinh kế, đặc biệt đối với người nghèo. Một môi trường sạch và an toàn cần được coi là quyền thay vì đặc quyền cho một nhóm người nào đó.

[Nguồn:http://www.monre.gov.vn/v35/default.asp x?tabid=428&CateID=24&ID=126068&Code=BVWE126 068]

Tác hại của thủy ngân với môi trường

Hình 3.39 Người dân nhặt rác để kiếm sống

Thứ tư, ngày 20 tháng 02 năm 2013 cập nhật lúc 04:47

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết trong những năm gần đây, một số quốc gia tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đã gia tăng hoạt động khai thác vàng do giá kim loại này trên thế giới liên tục tăng, cũng như hoạt động sản xuất nhiệt điện và vì thế, đã thải ra lượng thủy ngân rất lớn vào môi trường sống.

Ngoài ra, việc sản xuất ximăng, chế tạo biến thế điện, làm bóng đèn, thuộc da... cũng phát triển rất mạnh tại hầu hết các khu vực, và cũng như hai ngành trên, đây chính là những ngành phải sử dụng thủy ngân trong sản xuất, vì thế đã góp phần làm gia tăng lượng chất vô cùng độc hại này trong không khí, tác động xấu đến môi trường, gây cho con người những bệnh nan y thông thường và không thông thường.

Theo UNEP, tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh của châu Á đã thúc đẩy mức độ tăng trưởng của những ngành công nghiệp có sử dụng thủy ngân trong sản xuất, làm cho châu lục này trở thành nơi thải ra lượng thủy ngân nhiều nhất, chiếm gần 50% lượng thải chất độc hại này của thế giới. Và thực tế đó cần được các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà sản xuất công nghiệp của châu lục trên phải tính tới để bảo vệ sức khỏe con người.

UNEP nêu rõ, điều rất đáng lo ngại là ngày càng có nhiều thủy ngân lẫn trong sông hồ vốn luôn là nguồn nước sinh hoạt chính của con người.

Theo số liệu của tổ chức này, hiện có khoảng 260 tấn thủy ngân lẫn trong dòng nước của các sông hồ trên toàn thế giới, và nữa, do hoạt động của con người, trong vòng 100 năm qua, lượng thủy ngân đã tăng gấp hai lần trên bề mặt các đại dương, còn dưới đáy các đại dương, lượng thủy ngân cũng tăng 25%, để rồi chính con người là những đối tượng đầu tiên phải chịu hậu quả từ thực trạng ấy, mà một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả này là việc sử dụng nguồn cá biển nhiễm thủy ngân.

Cũng theo UNEP, mặc dù hiện nay đã có những công nghệ làm giảm tác động của thủy ngân đối với sức khỏe con người, nhất là đối với phụ nữ mang thai và trẻ em, song việc hạn chế khai thác và sử dụng thủy ngân vẫn đang là yêu cầu cấp thiết với tất cả các quốc gia, cả phát triển, đang phát triển lẫn kém phát triển, để bảo

vệ sức khỏe con người, tránh cho loài người những bệnh vô phương cứu chữa do thủy ngân gây ra.

[Nguồn:http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/44005_UNEP-canh-bao-tac-hai- cua-thuy-ngan-voi-moi-truong.aspx]

Nhiều loài cá sẽ nhỏ đi do tác động tiêu cực từ môi trường sống Thứ hai, ngày 04 tháng 02 năm 2013 cập nhật lúc 04:51

Những nghiên cứu trước đây đều cho thấy, một số loài cá phổ biến đang phát triển với kích thước nhỏ dần, những loài cá lớn hơn bị đánh bắt ngày càng nhiều trong khi tình trạng biến đổi khí hậu cũng đã bắt đầu tác động đến nguồn thực phẩm sẵn có này.

Nhóm các nhà nghiên cứu của Ôxtrâylia và Phần Lan, thông qua những mô phỏng bằng máy tính, đã dự đoán về sự phát triển của 5 loài cá trong vòng 50 năm. Mặc dù kích thước trung bình của các loài cá này nhỏ đi không đáng kể (chỉ khoảng 4%), song tỷ lệ chết do tác động từ môi trường và bị săn mồi lại tăng lên 50%.

Như vậy, theo các nhà nghiên cứu, cho dù kích thước phát triển của các loài cá nhỏ đi không đáng kể, nhưng tác động của sự biến đổi này đối với tỷ lệ chết tự nhiên là rất lớn.

[Nguồn:http://www.vietnamplus.vn/Home/Moi-truong-song-dang-lam-khan-hiem-tai-

nguyen-bien/20131/181158.vnplus]

Các loài sinh vật trên Trái Đất sẽ tuyệt chủng trước khi khoa học kịp phát hiện là không có cơ sở

Thứ ba, ngày 29 tháng 01 năm 2013 cập nhật lúc 02:42

Trước đó, một số nghiên cứu ước tính trên Trái Đất có khoảng 100 triệu loài sinh vật, và chúng tuyệt chủng với tỷ lệ 5% một thập kỷ, tức là rất nhiều loài trong số này sẽ biến mất trước khi các nhà khoa học có cơ hội phát hiện ra.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science (Khoa học) số ra ngày 25/1, các nhà khoa học của Australia, New Zealand và Anh đã chỉ ra rằng con số ước tính kể trên là quá nhiều.

Theo các nhà khoa học này, dựa vào số lượng khoảng 1,5 triệu loài động, thực vật đã được ghi nhận và thống kê, có thể thấy tổng số loài sinh vật đang tồn tại trên Trái Đất sẽ gần với con số 5 triệu, hơn là 100 triệu loài như suy đoán trước đây.

Cũng theo nghiên cứu này, tỷ lệ tuyệt chủng chỉ ở mức gần 1% một thập kỷ, bằng một phần năm so với ước tính trước đó.

Nhà khoa học Mark Costello đến từ Đại học Auckland, đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết phát hiện mới này là "tin tốt" đối với hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu.

Công trình nghiên cứu lần này cũng củng cố thêm hy vọng giới khoa học có thể xác định được tất cả các loài trên Trái Đất trong vòng 50 năm tới, nhất là khi số lượng các nhà phân loại học, tức là các nhà khoa học chuyên mô tả những loài mới, tăng nhanh.

Ngoài ra, việc đặt tên cho các loài mới nhằm công nhận sự tồn tại của chúng, cũng khiến cho hoạt động bảo tồn trở nên dễ dàng hơn.

Công trình nghiên cứu mới này cũng thừa nhận rằng Trái Đất đang ở giữa "giai đoạn sinh vật tuyệt chủng hàng loạt do con người gây ra," nhưng cũng đưa được nhiều kết luận lạc quan hơn về vấn đề đa dạng sinh học, so với những nghiên cứu khác.

Năm 2011, Viện Hàn lâm khoa học California công bố báo cáo cho rằng: "Bất chấp những nỗ lực mạnh mẽ để chứng minh bằng tài liệu về sự sống trên Trái Đất, các nhà khoa học tin rằng khoảng 90% các loài sinh vật trên khắp Trái Đất vẫn cần được phát hiện."

Theo báo cáo của Viện Hàn lâm khoa học California, do phải đối mặt với tình trạng thoái hóa và mất dần môi trường sinh sống, nhiều loài sinh vật sẽ biến mất trước khi con người biết tới sự tồn tại của chúng.

Cần ít nhất 500 năm để kiểm soát rác thải trên biển

Thứ năm, ngày 24 tháng 01 năm 2013 cập nhật lúc 10:32

Các nhà khoa học Australia vừa cảnh báo phải mất ít nhất 500 năm nữa thế giới mới có thể ngăn chặn sự mở rộng của 5 bãi “súp” rác thải công nghiệp trên các đại dương, ngay cả khi các nước cấm mọi hoạt động thải rác ra đại dương ngay từ bây giờ.

Khu rác thải công nghiệp lớn lần đầu tiên được phát hiện ở phía Bắc Thái Bình Dương khoảng 15 năm trước. Từ đó đến nay, nhiều bãi rác khác đã xuất hiện trên các đại dương, tạo ra một vùng “kết dính” các vật liệu chất thải.

Tình trạng đó vô cùng nguy hiểm vì ngay cả khi con người không tiếp tục đổ chất dẻo xuống đại dương thì khu vực kết dính cũng tiếp tục mở rộng trong ít nhất là 500 năm nữa.

Các chuyên gia tại Hội đồng nghiên cứu Australia khẳng định sự tích lũy chất dẻo diễn ra từ từ nhưng tác hại của nó là lâu dài và vô cùng nghiêm trọng.

[Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/Home/Hy-vong-moi-cho-hoat-dong-bao-ton-da-dang-

sinh-hoc/20131/180501.vnplus]

Trung Quốc đối mặt với ô nhiễm nước nghiêm trọng

Cập nhật lúc 08h52' ngày 26/01/2013

Các nhà khoa học Trung Quốc cảnh báo rằng ngoài nạn ô nhiễm không khí, Trung Quốc còn đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nước nghiêm trọng.

Theo các số liệu thống kê, mỗi năm ở Trung Quốc xảy ra khoảng 1.700 tai nạn ô nhiễm và 40% sông ngòi ở nước này bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Bà Triệu Phi Hồng, một nhà nghiên cứu nước thuộc Hiệp hội Y tế Bắc Kinh, cho biết trong số hơn 100 con sông ở thủ đô Bắc Kinh hiện nay, chỉ có hai hoặc ba con sông có thể dùng để cấp nước. Những con sông còn lại nếu không khô cạn, cũng bị ô nhiễm vì nước thải.

Mới đây, bà Triệu Phi Hồng tiết lộ trong 20 năm nay bà cùng với chồng mình, cũng là một nhà nghiên cứu nước, không uống nước từ hệ thống cấp nước của thủ đô Bắc Kinh.

Tại tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc gần đây xảy ra vụ một con sông bị ô nhiễm hóa chất ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt.

Lãnh đạo chính quyền tỉnh này đã xin lỗi người dân và một số quan chức có liên quan đã bị cách chức.

Cá chết hàng loạt trong phá tại Brazil Hình 3.41 Em bé múc nước thải để uống

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa hóa, trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)