Cách đánh giá kết quả bài trắc nghiệm của sinh viên

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa hóa, trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 126)

Dựa vào điểm mà sinh viên đạt được trong bài kiểm tra giữa kì, chúng tôi đã đưa ra một bảng đánh giá, xếp loại về sự nhận thức của sinh viên về môi trường và ô nhiễm môi trường như sau:

Điểm Xếp loại < 3,5 Kém 3,5 – 4,9 Yếu 5,0 – 5,9 Trung bình 6,0 – 6,9 Trung bình – Khá 7,0 – 7,9 Khá 8,0 – 8,9 Giỏi 9 - 10 Xuất sắc 6.4. Thực nghiệm

STT Nội dung câu hỏi Đúng Sai

1

Câu 5. Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lí đổ trực tiếp ra sông suối là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực trên đất nước ta. Để xử lí sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion Pb2+¸Fe3+, Cu2+, Hg2+… người ta có thể dùng:

A H2SO4 13

B Đimetyl ete 8

C Ca(OH)2 115

D Etanol 3

Câu hỏi này nhằm trắc nghiệm kiến thức hóa học của sinh viên. Các ion kim loại chì, sắt, đồng, thủy ngân đều là những ion kim loại nặng nên sẽ tạo kết tủa với anion hidroxi. Ở câu hỏi này có 115/139 sinh viên trả lời đúng đáp án đạt 82.73%. Đa số sinh viên dễ dàng trả lời đúng câu hỏi này vì nó thuộc khối kiến thức chuyên ngành

A Dạng muối 53

B Dạng tạp chất 13

C Dạng hữu cơ 67

D Dạng kim loại 6

Ở câu hỏi này chỉ có 53/139 sinh viên trả lời đúng chiếm 38.13% trong khi đó ở đáp án dạng hữu cơ thì lại có tới 67/139 sinh viên trả lời sai chiếm 48.2%. Câu hỏi này không khó nhưng đa số các sinh viên đều chọn ở dạng hữu cơ có lẽ do sinh viên suy luận từ những kiến thức chuyên ngành đã học. Câu hỏi này chỉ cần suy nghĩ đơn giản là có thể chọn được đáp án đó là ở dạng muối thì sẽ dễ dàng tồn tại trong nước.

3

Câu 16. Tỷ lệ của băng trên Trái Đất là bao nhiêu ?

A Khối lượng băng trên Trái Đất

chiếm tới 90% tổng lượng nước ngọt và gần 2% khối lượng thủy quyển

23

B Khối lượng băng trên Trái Đất

chiếm tới 80% tổng lượng nước ngọt và gần 2% khối lượng thủy quyển

25

C Khối lượng băng trên Trái Đất chiếm tới 70% tổng lượng nước ngọt và gần 2% khối lượng thủy quyển

48

D Khối lượng băng trên Trái Đất

chiếm tới 85% tổng lượng nước ngọt và gần 2% khối lượng thủy quyển

43

Chỉ có 48/139 chiếm 34.53% tỉ lệ số sinh viên trả lời đúng có lẽ đây không phải là một câu hỏi chuyên ngành hóa học nên số lượng sinh viên trả lời đúng tương đối thấp.

Thông tin cung cấp thêm:Thuỷ quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh Trái Đất gồm nước ngọt, nước mặn ở cả ba trạng thái cứng, lỏng và hơi. Thuỷ quyển bao gồm đại dương, biển, ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng tuyết.

Khối lượng của thuỷ quyển khoảng 1,4.1018tấn. Trong đó đại dương có khối lượng chiếm 97,4% toàn bộ thuỷ quyển. Phần còn lại là băng trên núi cao và hai cực Trái Đất chiếm 1,98%, nước ngầm chiếm 0,6%; ao, hồ, sông, suối, hơi nước chỉ chiếm 0,02%. Ranh giới trên của thuỷ quyển là mặt nước của các đại dương, ao, hồ. Ranh giới dưới của thuỷ quyển khá phức tạp, từ các đáy đại dương có độ sâu hàng chục km, vài chục mét ở các thấu kính nước ngầm cho đến vài chục cm ở các vùng đất ngập nước. Theo diện tích che phủ, thuỷ quyển

quyển phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất, ở nam bán cầu là 80,9%, ở bắc bán cầu là 60,7%. [http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9Bc_tr%C3%AAn_tr%C3%A1i_%C 4%91%E1%BA%A5t_c%C3%B3_h%C3%ACnh_th%C3%A1i_nh%C6%B0_th%E1%BA%BF_n% C3%A0o%3F] 4

Câu 21.BOD là chỉ số dùng để đánh giá tác nhân gây ô nhiễm nước có nguồn gốc từ yếu tố nào sau đây:

A Các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học

120

B Các chất rắn lơ lửng 5

C Các chất màu 4

D Kim loại nặng 10

Ở câu hỏi này có 120/139 sinh viên trả lời đúng đạt 86.33%. Đây là câu hỏi về khái niệm mà các bạn sinh viên đã được nghiên cứu trong giáo trình [1]

nên phần lớn các bạn sinh viên đều trả lời chính xác đáp án.

Thông tin cung cấp thêm: BOD (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng:

Chất hữu cơ + O2 →vikhuan CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian

Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật. [Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch, Cơ sở hóa học môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2000]

5

Câu 22.Các đại dương được sắp xếp theo thứ tự từ lớn tới nhỏ là :

A Đại Tậy Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương Và Bắc Băng Dương

28

B Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương Và Bắc Băng

Dương

99

C Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương Và Bắc Băng Dương

D Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương,

Thái Bình Dương Và Ấn Độ Dương 1

Câu hỏi này nhằm trắc nghiệm kiến thức địa lý tự nhiên về các đại dương. 99/139 sinh viên trả lời đúng đáp án chiếm tỉ lệ 71.22% có lẽ sinh viên nhằm lẫn giữa từ “Đại” và từ “ Thái” nên sinh viên đã chọn Đại Tây Dương là đại dương lớn nhất. Đây không phải là câu hỏi kiến thức chuyên ngành nên các đáp án đều có sự phân tán mà không tập trung như các câu trắc nghiệm khác.

Thông tin cung cấp thêm:

Bắc Băng Dương - (13,208,939 km2

).Là đại dương nhỏ nhất trong các đại dương, Bắc Băng dương được bao bọc hoàn toàn bởi lục địa, chủ yếu là lục địa Âu - Á và Bắc Mỹ.

Ấn Độ Dương - (73,555,662 km2

). Nằm giữa Châu Phi về phía Tây, Châu Á về phía Bắc, Australia về phía Đông và Nam cực về phía Nam, Ấn Độ dương là đại dương ấm nhất trên thế giới.

Đại Tây Dương - (86,505,603 km2

): Đây là đại dương lớn thứ 2 thế giới, bao phủ 21% bề mặt Trái Đất. Đại Tây dương là đại dương có “tuổi đời” trẻ nhất trong các đại dương, được hình thành từ kỷ Jura (khoảng 150 tới 200 triệu năm trước).

Thái Bình Dương - (166,266,877 km2

)Thái Bình dương là đại dương lớn nhất thế giới, nằm giữa Nam Đại dương, Châu Á, Australia và toàn bộ phần lục địa phía Tây của Bắc Bán cầu. Thái Bình dương có diện tích gấp đôi Đại Tây dương và cũng là đại dương “già” nhất hành tinh. Thái Bình dương do nhà thám hiểm Ferdinand Magellan đặt tên vào năm 1520 trong đó từ “pacific” trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là “an bình”.

[Nguồn http://tamnhin.net/Cuoc-song-xanh/11694/Nhung-dai-duong-va-bien-lon-nhat-the- gioi.html]

6

Câu 23.Độ pH của nước là gì ? Phương pháp xác định độ pH ? A pH là độ axit hay độ chua của

nước. Độ pH có thể được xác định bằng phương pháp chuẩn độ, điện hóa hay các loại thuốc thử khác nhau.

120

B pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có thể được xác định bằng phương pháp chuẩn độ.

3

C pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có thể được xác định bằng thuốc thử khác nhau.

D pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có thể được xác định bằng phương pháp chuẩn độ, điện hóa.

16

Là câu hỏi kiến thức chuyên ngành nên đa số các bạn đều trả lời đúng đáp án của câu hỏi, 120/139 đạt 86.33%.

Thông tin cung cấp thêm:

Nước tinh khiết ở điều kiện bình thường sẽ bị phân ly theo phương trình phản ứng: H2O  H+ + OH-

Giá trị pH của nước được xác định bằng logarit cơ số 10 nồng độ ion H+theo công thức:

pH = - lg [H+]

Đối với nước cất pH = 7, khi nước chứa nhiều ion H+, pH < 7 và ngược lại, khi nước nhiều OH-(kiềm), pH > 7.

Như vậy, pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. Cá thường không sống được trong môi trường nước có độ pH < 4 hoặc pH > 10. Sự thay đổi pH của nước thường liên quan tới sự có mặt của các hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ chất hữu cơ, sự hoà tan của một số anion SO42-, NO3-, v.v... Độ pH của nước có thể xác định bằng phương pháp điện hoá, chuẩn độ hoặc các loại thuốc thử khác nhau.

[Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch, Cơ sở hóa học môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2000]

7

Câu 27.Nước thải công nghiệp không có đặc điểm nào sau đây:

A Có thể có các kim loại nặng. 7

B Có các chất hữu cơ bền vững. 4

C Có các chất mùn. 125

D Có pH<7. 3

Đây là một câu hỏi tương đối dễ vì nó thuộc về những kiến thức sinh viên đã được trang bị trong học phần. 125/139 sinh viên trả lời đúng đáp án chiếm tỉ lệ 89.93%. Sinh viên có thể dễ dàng loại trừ đáp án C do chất mùn là một loại phức thể hữu cơ chua có cấu tạo vòng, có cầu nối nhóm hoạt động, được hình thành trong quá trình phân hủy xác bả động thực vật – là một chất có lợi nên nó không thể tồn tại trong nước thải công nghiệp

Thông tin cung cấp thêm:

có đa dạng các loại nước thải công nghiệp được thải ra hàng ngày. Một số loại nước thải của các ngành công nghiệp thường gặp và gây không ít đau đầu cho người dân cũng như các nhà chức trách trong việc kiểm soát nó là:

 Nước thải sản xuất bột ngọt  Nước thải sản xuất Càfe  Nước thải sản xuất Bia  Nước thải sản xuất Đường  Nước thải sản xuất Giấy  Nước thải sản xuất Cao su  Nước thải ngành Xi mạ  Nước thải ngành Khoáng sản  Nước thải ngành Dệt nhuộm

Mỗi loại nước thải của mỗi ngành công nghiệp có một đặc tính riêng, tuy nhiên các thành phần chính của nước thải khiến ta phải quan tâm hơn trong việc xử lý nó bao gồm: kim loại nặng, dầu mỡ( chủ yếu trong nước thải ngành xi mạ), chất hữu cơ khó phân hủy (có trong nước thải sản xuất dược phẩm, nông dược, nhuộm …).

Các thành phần này không những khó xử lý mà còn độc hại đối với con người và môi trường sinh thái. Quy mô hoạt động sản xuất càng lớn thì lượng nước càng nhiều kéo theo lượng xả thải cũng càng nhiều. Bên cạnh đó, các thành phần khác trong nước thải công nghiệp tuy không phải là nguy hiểm nhưng nếu quá nhiều và không được xử lý đúng cách cũng là mối đe dọa lớn đối với nguồn nước và môi trường.

[Nguồn: http://thietbilocnuoc.com/nuoc-thai]

8

Câu 28.Các thông số hóa học để đánh giá chất lượng nước là:

A pH, độ màu, độ đục, chất rắn, nhiệt độ.

5

B Vi sinh vật gây bệnh 0

C DO, BOD5, COD, chất vô cơ 105

D Tất cả câu trên 29

Đây là một câu hỏi kiểm tra kiến thức sinh viên đã được nghiên cứu trong học phần hóa công nghệ - môi trường. Có 105/139 sinh viên trả lời đúng đáp án đạt 75.54%. Câu hỏi này thực sự không khó nếu như ta biết vận dụng những kiến thức đã học. Thông số vật lí là những thông số mà chúng ta có thể cân, đo, đong, đếm được trực tiếp bằng mắt thông qua một số các công cụ hỗ trợ. Thông số hóa học là những thông số mà chúng ta

phải tiến hành thí nghiệm để kiểm tra. Từ những suy luận trên, sinh viên có thể chọn đúng đáp án của câu hỏi này. Thông tin cung cấp thêm:

I. Các chỉ tiêu vật lý 1. Độ pH 2. Nhiệt độ 3. Màu sắc 4. Độ đục 5. Tổng hàm lượng chất rắn (TS) 6. Tổng hàm lượng chất rắn lơ lững (SS) 7. Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (DS) 8. Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi (VS) II. Các chỉ tiêu hóa học

1. Độ kiềm toàn phần 2. Độ cứng của nước

3. Hàm lượng oxigen hòa tan (DO) 4. Nhu cầu oxigen hóa học (COD) 5. Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD)

6. Một số chỉ tiêu hóa học khác trong nước III.Các chỉ tiêu vi sinh của nước

[Phạm Văn Thưởng, Đặng Đình Bạch, Cơ sở hóa học môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2000]

9

Câu 30. Lượng nước ngọt trên thế giới mà con người có thể sử dụng chiếm:

A < 1% 76

B 23% 8

C 3% 51

D 97% 4

Câu hỏi này thuộc lĩnh vực địa lí nên chỉ có 76/139 sinh viên trả lời chính xác đáp án đạt 54.68 %.Thông tin cung cấp thêm: Các tính toán được thực hiện bởi Jay Kimball cho thấy nước sạch trên thế giới chỉ có 10,7 tỷ km3

, chiếm 0,77% tổng thể tích nước. Nếu gom tất cả chúng ta thì nó sẽ tạo thành một khối cầu có bán kính 137 km. Ngoài ra chúng ta còn có 1,74% nước có thể coi là sạch khác nhưng nó nằm trong băng, dòng sông băng và tuyết vĩnh

cửu, những nguồn tài nguyên gần như không thể đụng tới.

[Nguồn:http://www.tinhte.vn/threads/nuoc-sach-chiem-ty-le-bao-nhieu-trong-the-tich-trai- dat.1273337/]

10

Câu 32.Cho phèn chua vào nước, nước trong hơn là do: A Al3+ thủy phân tạo Al(OH)3 kéo

cặn bẩn lắng xuống đáy

120

B Al(OH)3 bọc lấy cặn bẩn lơ lửng, rồi nổi lên trên dễ vớt ra

3

C Phản ứng hóa học xảy ra tạo ra dung dịch trong suốt

1

D B, C đều đúng 15

Câu hỏi này nhằm trắc nghiệm khả năng hiểu vấn đề khi cho phèn chua vào nước. 120/139 sinh viên trả lời đúng đáp án chiếm tỉ lệ 86.33%. Một mặt câu hỏi củng cố lại kiến thức của sinh viên về bài Nhôm đã được học, mặt khác vận dụng kiến thức đó ( những phản ứng chứng minh tính chất của nhôm) để giải thích hiện tượng thực tế. Thông tin cung cấp thêm:

Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm nước 24 phân tử nước nên có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng. Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al3+

. Chính ion Al3+ này bị thủy phân theo phương trình:

Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+

Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước. Nên trong dân gian có câu:

“ Anh đừng bắc bậc làm cao

Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”

Phèn chua rất có ích cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giặc. Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn (minh là trong trắng, phàn là phèn).[Nguồn:dayhoahoc.com.vn]

11

Câu 35.Nước máy, nước sinh hoạt, nước ở bể bơi thường được tiệt trùng bởi:

B Ozon. 1

C Flo. 4

D Clo. 134

Câu hỏi này là một câu hỏi về kiến thức hóa học trong đời sống hằng ngày. 134/139 sinh viên trả lời đúng đáp án chiềm 96.4%. Từ những tính chất của các chất mà sinh viên đã được nghiên cứu ở các cấp cũng như những năm học trước cũng như những kiến thức thực tế của bản thân sẽ dễ dàng chọn được đáp án chính xác.

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa hóa, trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)