Tin tức về ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam[12][13][18][19][20]

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa hóa, trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 94 - 101)

Hồ Tây: Cá chết hàng loạt vì nước ô nhiễm

Cập nhật lúc 09h19' ngày 07/08/2012

Những ngày qua, tại hồ Tây (Hà Nội), cá đột ngột chết hàng loạt và nổi trắng mặt nước, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường.

Theo nhận định của Ban quản lý hồ, hiện tượng cá chết là do nước bị ô nhiễm.

Hình 4.2. Cá chết nổi lềnh bềnh ở hồ Tây

Theo ông Nguyễn Phúc Quang, Trưởng ban quản lý Hồ Tây, tình trạng cá chết có thể do môi trường nước ô nhiễm, thời tiết thay đổi đột ngột, cộng với mưa nhiều trước đó khiến cho các loài cá như: cá mè, rô phi, trôi không thích ứng được.

Hiện mỗi ngày hồ Tây phải tiếp nhận 4,000m3nước thải của các nhà hàng, quán ăn uống và người dân sinh sống ven hồ thải xuống. Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy, hàm lượng amoniac trong nước tới 1.5mg/lít, gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Hiện tượng xả thẳng nước thải, thức ăn thừa, rác thải… xuống thẳng hồ vẫn thường xuyên diễn ra. Do nước ô nhiễm sẵn nên chỉ cần thay đổi thời tiết mưa nhiều rồi nắng lên là cá chết hàng loạt. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nhà ngay sát hồ Tây cho biết, hiện tượng cá chết không phải là quá hiếm gặp ở hồ Tây. “Nguồn

nước ô nhiễm, trời trở nắng, trở mưa, cá không chết mới lạ”, ông Hùng nói.

Theo phản ánh của UBND quận Tây Hồ, việc quản lý bảo vệ môi trường ở Hồ Tây gặp nhiều khó khăn do lực lượng mỏng mà hồ rộng tới 20km nên khó kiểm soát chặt chẽ.

[Nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/tham-hoa/40992_Ho-Tay-Ca- chet-hang-loat-vi-nuoc-o-nhiem.aspx]

Ngày 28/1, tại xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk và Ea Pô, huyện Cư Jút, Đắk Nông, vẫn còn hàng chục người dân chèo thuyền và đi dọc bờ sông Sêrêpốk xuôi về phía hạ lưu để vớt cá chết.

Trước đó, vào đêm 27, rạng sáng 28/1, hàng trăm người dân đã đổ xô ra sông Sêrêpốk, đoạn giáp ranh giữa 2 xã này để vớt cá chết. Anh Lê Tiến Cường, làm nghề chèo đò trên đoạn sông này cho biết: khoảng 10 giờ đêm 27/1, khi anh đi dọc sông thì nghe tiếng cá quậy mạnh. Rọi đèn pin xuống sông thấy từng đàn cá chao đảo trên mặt nước, há miệng ngáp nước. Một lúc sau, thì cá lớn, cá nhỏ ngoi lên mặt nước với mật độ dày đặc. Gần 1 giờ sau, hàng trăm người biết tin đã đổ xô xuống sông bắt cá đi bán.

Một người dân có nhà gần bên sông Sêrêpốk cho biết: Đã thức giấc trong đêm vì mùi thối nồng nặc do cá chết từ sông bốc lên. Cũng theo người này, trong đêm qua, đã có hàng trăm người chèo thuyền, đi dọc bờ sông để vớt cá. Dù không có thuyền, chỉ đi dọc bờ sông dùng vợt vớt nhưng sau vài tiếng, người dân này cũng đã vớt được gần 30kg, chủ yếu là cá lăng đuôi đỏ, chép, trê; có gia đình vớt được gần 2 tạ, đều là cá to.

Theo phản ánh của người dân, nguyên nhân cá chết hàng loạt nói trên là do các khu công nghiệp đóng gần sông Sêrêpốk xả thải làm ô nhiễm nguồn nước. Đến sáng 28/1, một lượng lớn nước có màu đen, bốc mùi hôi thối từ Khu công nghiệp Tâm Thắng (huyện Cư Jút, Đắk Nông) vẫn tiếp tục chảy ra sông Sêrêpốk.

Trước đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông cũng đã quyết định xử phạt một nhà máy đóng tại Khu công nghiệp này 225 triệu đồng vì đã xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra sông Sêrêpốk.

[Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/532144/ca%CC%81-che%CC%81t-

ha%CC%80ng-loa%CC%A3t-tren-song-serepo%CC%81k.html]

Nguồn nước ngầm Việt Nam suy giảm

Cập nhật lúc 13h42' ngày 18/05/2012

Mực nước ngầm đang giảm dần ở cả hai Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Một số chỉ tiêu nguyên tố vi lượng của hai vùng này cũng vượt mức cho phép.

Trung tâm Quan trắc và Dự báo Tài nguyên nước vừa công bố kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất năm 2011 khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

Tại Đồng bằng Bắc Bộ, mực nước khai thác tại một số điểm đã đạt mức báo động như Mai Dịch, Cầu Giấy, thuộc Hà Nội. Mực nước ở Hải Hậu, Trực Ninh, tỉnh Nam Định; Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình còn trong ngưỡng an toàn, nhưng do tầng chứa nước có điều kiện thủy địa hóa phức tạp.

Trung tâm quan trắc đã phân tích hàm lượng các nguyên tố vi lượng từ 36 mẫu nước cho thấy, gần một nửa mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép. Hầu hết các mẫu phân tích cho hàm lượng amoni, mangan và asen vượt tiêu chuẩn cho phép, nhất là tại các điểm khai thác ở Hà Nội.

Nguồn nước ngầm tại Việt Nam đang suy giảm nghiêm trọng

Cụ thể, hàm lượng ion amoni cao hơn tiêu chuẩn cho phép tới 92,4 lần. Đặc biệt, tại điểm quan trắc Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội, hàm lượng này cao gấp 233 lần tiêu chuẩn. Hàm lượng mangan từ 32 mẫu nước lấy ở tầng nước ngầm có tới 17 mẫu vượt tiêu chuẩn, nhiều nơi có hàm lượng asen cao gấp 3 lần tiêu chuẩn.

Về mùa mưa, kết quả phân tích hàm lượng các nguyên tố vi lượng từ 30 mẫu nước, hàm lượng mangan có 12/30 mẫu, 4/30 mẫu asen vượt tiêu chuẩn.

Tại khu vực Đồng bằng Nam Bộ, một số điểm quan trắc, mực nước đã hạ thấp sâu, vào khoảng tiệm cận với mực nước hạ thấp cho phép, đặc biệt ở khu vực quận 12, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.

Kết quả đánh giá chất lượng nước theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ở Đồng bằng này có hai chất là mangan và metan vượt tiêu chuẩn cho phép trong nước ngầm. Điển hình là thị trấn Bến Lục, Long An, chỉ tiêu metan ở các tầng chưa nước chính đều vượt quá giới hạn.

Vùng có tầng nước ngầm tương đối tốt là Tây Nguyên, chưa thấy dấu hiệu ô nhiễm nước dưới đất. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong nước dưới đất hầu hết đạt tiêu chuẩn cho phép, trừ mangan.

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân khiến mực nước ngầm ô nhiễm là do hoạt động của con người như rác, nước thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp không được xử lý triệt để ngấm xuống gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Bên cạnh đó, việc khai thác quá mức cũng như việc việc khoan, đào để xây dựng, khai thác khoáng sản làm mất tầng đất đá bảo vệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm bẩn, xâm mặn diễn ra nhanh hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuyên gia khuyến cao, nước ngầm ô nhiễm có thể gây ra bệnh dịch tả, nước nhiễm thủy ngân có thể gây ung thư.

[Nguồn: http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2012/05/nguon-nuoc-ngam-viet-nam-suy-giam/]

Hệ sinh thái biển Việt Nam suy thoái nghiêm trọng

Cập nhật lúc 15h04' ngày 15/11/2012

Theo đánh giá của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, hầu hết các hệ sinh thái ven bờ biển của nước ta đều đang bị suy thoái một cách nghiêm trọng do bị khai thác quá mức, bị đe dọa nặng nề bởi ô nhiễm chất thải, lắng đọng trầm tích và ô nhiễm tràn dầu.

Môi trường biển bị ô nhiễm nặng do chất thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chất thải sinh hoạt. Nên chất lượng trầm tích, đáy biển là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật đáy cũng ô nhiễm quá mức theo quy định của hầu hết các chuẩn quốc tế... Vì vậy, cần phải triển khai các giải pháp đồng bộ để bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái này.

Hiện có tới 62% tổng diện tích rừng ngập mặn trên toàn quốc là rừng trồng mới, thuần loại, chất lượng rừng kém cả về kích cỡ, chiều cao cây và đa dạng thành phần loài. Những cánh rừng ngập mặn tự nhiên hầu như không còn. Sự suy thoái thể hiện rõ nét nhất qua sự suy giảm nhanh chóng về diện tích và chất lượng các khu rừng ngập mặn.

Cụ thể như năm 1943 Việt Nam có hơn 408,500 ha rừng ngập mặn, thì đến năm 2006 chỉ còn 209,741 ha và chủ yếu là rừng trồng mới. Mất rừng ngập mặn chính là làm mất bãi đẻ của các loài thủy sản, mất nơi cư trú di cư của các loài chim nước, chức năng chống phèn hóa, ngăn ngừa xói lở bờ biển, hạn chế tác hại của bão lũ, triều cường.

Năm 2001, diện tích phân bố rạn san hô biển Việt Nam khoảng 110,000 ha, song theo số liệu điều tra nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường biển hiện chỉ còn 14,130 ha. Các kết quả điều tra tại 7 vùng san hô trọng điểm cho thấy chỉ có 2,9% diện tích được đánh giá là trong điều kiện sinh trưởng tốt; 11,6% ở trong tình trạng tốt, còn 44.9% rơi vào tình trạng xấu và rất xấu.

Rạn san hô ở vùng quanh đảo Cô Tô-Quảng Ninh vốn được xem là phát triển rất tốt, tỷ lệ phủ đạt 60-80%, có nơi 100%. Nhưng gần đây rạn san hô ở khu vực này hầu như đã chết hoàn toàn. Nguyên nhân gây chết do ngư dân đánh bắt cá ở rạn san hô bằng hóa chất độc Xianua từ những năm 2002-2006, làm cho san hô chết hàng loạt vào thời gian này.

Riêng hệ sinh thái thảm cỏ biển được xem là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, là nguồn cung cấp thức ăn cho các loài hải sản. Số loài cư trú trong vùng thảm cỏ biển thường cao hơn vùng biển bên ngoài từ 2 đến 8 lần. Cách đây 5 năm, thảm cỏ biển ven bờ Việt Nam còn tới 12,380 ha, chủ yếu thuộc về vùng bờ biển đảo Phú Quốc-Kiên Giang.

Nhưng cũng giống như rạn san hô, thảm cỏ biển đang mất dần diện tích, một phần do tai biến thiên nhiên, một phần do lấn biển để xây dựng các công trình và làm đầm, ao nuôi thủy sản. Nên đến nay độ che phủ của thảm cỏ biển tại nhiều khu vực đã giảm một nửa diện tích so với năm 2007.

[Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/Home/He-sinh-thai-bien-Viet-Nam-suy-thoai-nghiem- trong/201211/168771.vnplus]

70% diện tích vùng cửa sông Hồng bị nguy hiểm

Cập nhật lúc 11h13' ngày 16/05/2012

Các nhà khoa học đã xác định được có 2 nhóm chính gây tổn thương đới ven biển do các tai biến liên quan đến biến đổi khí hậu (BĐKH), đó là: Các tai biến như xói lở, bồi tụ, biến động luồng lạch, bão và lũ, nước biển dâng cao và ô nhiễm môi trường; Các yếu tố tác động mạnh sau tai biến địa chất như bùn, bùn cát, cát, đá gốc và nhóm hoạt động dân sinh như nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, giao thông vận tải biển...

Có tới 70% diện tích vùng nghiên cứu nằm trong mức độ nguy hiểm trung bình và tương đối cao phân bố ở thị trấn Tiền Hải, Ngô Đồng và các xã ven biển Hồng Thuận, Giao Nhân, Giao Than (Thái Bình), Cồn Thủ, Cồn Vành và Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Vùng có mức độ nguy hiểm đặc biệt cao chiếm 16% tại khu vực ven biển như Giao An, Giao Hưng (Nam Định), Hồng Tiến (Thái Bình), phía Nam cửa sông Ba Lạt và vùng có mức độ tổn thương thấp chiếm khoảng 14%.

Trên cơ sở đánh giá mức độ tổn thương và tự ứng phó cũng như phân tích nguyên nhân gây tác động nguy hiểm tới tài nguyên môi trường của vùng, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên môi trường, tăng cường hiệu lực của pháp luật, chính sách quản lý dựa vào cộng đồng, quản lý tổng hợp đới bờ với việc quy hoạch vùng để sử dụng bền vững tài nguyên với nhiều mô hình kinh tế bền vững.

Theo Ths Trần Mai Ước, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, cần xây dựng bản đồ rủi ro do BĐKH và mực nước biển dâng tại vùng ĐBSH với kế hoạch lai tạo giống mới về vật nuôi và cây trồng cho phù hợp với thời tiết và thổ nhưỡng của vùng. Đồng thời, cần xây dựng các trạm quan trắc và giám sát tài nguyên đất ngập nước; khôi phục và mở rộng rừng ngập mặn, xây dựng và vận hành hệ thống quan trắc tác động của Đồng bằng sông Hồng và các đập thủy điện trên sông Đà.

[Nguồn:http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/tham-hoa/39527_70-dien-tich-vung-cua-

Chương 5 MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở TP HCM

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa hóa, trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 94 - 101)