Những con số biết nói[28]

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa hóa, trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 46)

● Mỗi ngày, 2 triệu tấn nước thải và chất thải công nghiệp, nông nghiệp được thải vào môi trường nước (UN WWAP 2003), tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số thế giới là 6,8 tỷ người.

● Liên Hợp Quốc ước tính rằng lượng nước thải sản xuất hàng năm là khoảng 1.500 km3, gấp 6 lần tổng lượng nước của tất cả các con sông trên thế giới (UN WWAP 2003).

Tác động đến hệ sinh thái

● Các vùng nội thủy đã có dấu hiện suy giảm đa dạng sinh học. Trên toàn cầu, 24 % loài động vật hữu nhũ và 12% các loài chim sinh sống gần vùng nội thủy đang có nguy cơ bị đe dọa. (UN WWAP 2003)

● Ở một số vùng, hơn 50% các loài cá nước ngọt bản địa có nguy cơ tuyệt chủng, và gần một phần ba động vật lưỡng cư trên thế giới có nguy cơ bị tuyệt chủng. (Vie et al. 2009)

● Các loài sinh vật nước ngọt đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng lớn hơn gấp 5 lần so với số lượng loài sinh vật sống trên cạn.(Ricciardi và Rasmussen năm 1999)

● Các hệ sinh thái nước ngọt có khả năng duy trì một số lượng lớn các loài sinh vật (bao gồm cả một phần tư sinh vật có xương sống ). Hệ sinh thái này đã cung cấp hơn 75 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ du lịch tham quan hệ sinh thái cho con người, nhưng đang ngày càng bị đe dọa bởi một loạt các vấn đề chất lượng nước. (Vie et al. 2009)

● Các hệ sinh thái nước ngọt có nhiều nhiệm vụ quan trọng - đặc biệt là đầm lầy – là chức năng lọc nước và đồng hóa các chất thải, trị giá 400 tỷ USD (2008 ) trên toàn thế giới. (Costanza et al. 1997).

● Với các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, cộng đồng quốc tế cam kết giảm một nửa tỷ lệ người dân không có nước sạch để sử dụng và điều kiện vệ sinh vào năm 2015. Đạt được mục tiêu này có nghĩa là đạt giá trị gần 750 triệu USD (SIWI 2005), và chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe hàng năm tiết kiệm được là 7 tỷ USD.

● Các nước nghèo nếu được tiếp cận với các dịch vụ vệ sinh và nước sạch thì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ có dấu hiệu khả quan hơn: một nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 3.7 % trong số các nước nghèo tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ nước và vệ sinh được cải thiện, trong khi các nước nghèo không được tiếp cận tương tự có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 0.1 % (Sachs 2001).

Chất lượng nước uống

● Tổng chi phi cho các thiết bị xử lý nước bằng clo và lưu trữ nước là 11.4 tỷ USD. (UN WWAP 2003)

● Gần 70 triệu người sống ở Bangladesh tiếp xúc với nước ngầm bị nhiễm asen vượt quy chuẩn cho phép của WHO là 10 ug / L. (UN WWAP 2009)

Các nguồn tài nguyên nước ngầm ô nhiễm asen trong nước gây ảnh hưởng đến gần 140 triệu người trong 70 quốc gia trên khắp các châu lục. (UN WWAP 2009)

● Chất lượng nước ở các nước phát triển cũng không được đảm bảo. Ở Pháp, khi tiến hành xét nghiệm mẫu nước uống, người ta đã phá hiện rằng 3 triệu người đã uống nước không đáp ứng tiêu chuẩn của WHO, 97% các mẫu nước ngầm không đáp ứng các tiêu chuẩn về nitrat trong nghiên cứu. (UN WWAP 2009)

Chi phí và lợi ích của chất lượng nước

● Vệ sinh môi trường và đầu tư nước uống có tỷ lệ lợi nhuận cao: mỗi 1 USD có thể thu về từ $3 - $4 USD cho sự phát triển kinh tế. (UN WWAP 2009)

● Thiệt hại kinh tế do thiếu nước và điều kiện vệ sinh ở châu Phi ước tính khoảng $ 28.4 triệu hay 5% GDP. (UN WWAP 2009)

Ô nhiễm từ các ngành công nghiệp và khai thác mỏ

● 70% chất thải công nghiệp của các nước đang phát triển được xử lý mà lại thải trực tiếp vào môi trường biển dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước hiện có. (UN- Water 2009)

● Ước tính có khoảng 500,000 mỏ bị bỏ hoang ở Mỹ sẽ có giá 20 tỷ USD nếu được quản lý và khắc phục tình trạng ô nhiễm. (Septoff năm 2006 và http://www.abandonedmines.gov/ep.html)

● Trong tiểu bang của Colorado, khoảng 23,000 mỏ bị bỏ rơi làm ô nhiễm 2,300 km của những dòng suối.(Bank, et al. 1997)

● Dung môi có chứa clo được tìm thấy trong 30 % nguồn nước ngầm tại 15 thành phố của Nhật Bản. (UNEP 1996)

Ô nhiễm môi trường từ ngành nông nghiệp

● Trong một so sánh về nguồn nước của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và ô nhiễm từ các khu vực ven biển Địa Trung Hải, nông nghiệp là nguồn gây ô nhiễm hàng đầu bởi các các hợp chất phốt pho và trầm tích, có thể làm cạn kiệt oxi gây ảnh hưởng đến cấu trúc và tính đa dạng của hệ sinh thái.

● Nitrate là các chất gây ô nhiễm hóa học phổ biến nhất trong các tầng nước ngầm trên thế giới. (Spalding vàExner, 1993) và lượng nitrat đã tăng khoảng 36% trong các tuyến đường thủy trên toàn cầu kể từ năm 1990 với sự gia tăng mạnh mẽ nhất ở Đông Địa Trung Hải và châu Phi, nơi ô nhiễm với lượng nitrat đã tăng hơn gấp đôi. (GEMS 2004)

● Theo khảo sát khác nhau ở Ấn Độ và Châu Phi, 20-50% các giếng chứa lượng nitrat khá cao hơn 50 mg / l và trong một số trường hợp lên đến vài trăm miligam trên một lít. (trích dẫn trong FAO 1996).

Xâm nhập mặn

● Ở Chennai, Ấn Độ, do khai thác nước ngầm quá mức đã dẫn đến nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn gần 10 km trong đất liền và các khu vực ven biển đông dân cư trên thế giới. (UNEP 1996)

Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến chất lượng nước

● Có khoảng 227 con sông lớn trên thế giới nhưng 60% trong số đó đã bị ngắt dòng chảy do các đập thủy điện và các cơ sở hạ tầng khác. Bị gián đoạn dòng chảy dẫn đến giảm đáng kể trầm tích và chất dinh dưỡng, làm giảm chất lượng nước và làm suy yếu hệ sinh thái. (UN WWAP 2003) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa hóa, trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 46)