Hậu quả và nguy cơ mắc bệnh do ô nhiễm nguồn nước:

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa hóa, trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 115 - 117)

Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM vừa lấy mẫu nước giếng ở 107 hộ dân tại 6 quận, huyện ngoại thành (TP.HCM) xét nghiệm, phát hiện có đến 52% mẫu bị nhiễm vi sinh với nồng độ rất cao.

Đặc biệt, mẫu nước bị nhiễm vi sinh ở 2 huyện Bình Chánh và Nhà Bè lên đến 95%. Bà Hoàng Thị Ngọc Ngân, trưởng Khoa Sức khỏe cộng đồng, Trung tâm Y tế Dự phòng TP cho biết theo tiêu chuẩn, nước uống không được nhiễm vi sinh nhưng qua kiểm tra, đã phát hiện có mẫu nước giếng vi sinh lên đến 3,700 con/100 mml. Với mức độ ô nhiễm trên, nếu người dân uống nước trực tiếp không đun sôi thì sẽ rất dễ bị bệnh về đường ruột.

Nước sinh hoạt tại nhiều quận, huyện TP.HCM vừa được xác định nhiễm vi sinh vật ở mức độ nặng. Cơ quan nông nghiệp và y tế TP.HCM cho biết: Kiểm tra 107 mẫu nước tại 107 gia đình thuộc các quận, huyện: 9, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi,Thủ Đức, cơ quan chức năng xác định chất lượng nước tại các khu vực như xã Phong Phú (Bình Chánh); Hiệp Phước, Long Thới, Phước Kiểng (Nhà Bè) đều bị nhiễm vi sinh (E.coli, Coliform, Coliform faecal) với nồng độ rất cao (từ 2,100 – 28,000 MPN/100 ml), trong khi theo quy định của Bộ Y tế thì các thành phần vi sinh nói trên không được phép tồn tại trong nước sinh hoạt.

Đồng thời, qua giám sát, TTYTDP TP.HCM đã phát hiện tại các điểm cuối nguồn độ clo dư (chất khử trùng) thấp, tập trung ở các quận như quận 6, 8, Bình Chánh.

Theo bản đồ dịch tễ học, năm 2007 TP.HCM có 6,740 ca mắc các bệnh đường ruột, xuất hiện ở 24 quận huyện. Trong đó, quận 6, 8, Bình Chánh là những quận có số ca mắc cao nhất, đặc biệt là các ca tiêu chảy. Cụ thể, quận 6 có 714 ca, quận 8 có 1,217 ca và Bình Chánh có 588 ca.

Theo BS Lê Thanh Hải: "Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn phải chịu trách nhiệm cung cấp nguồn nước an toàn và vệ sinh đến vòi sử dụng của nhà dân. Thời gian qua, sau khi phát hiện độ clo dư thấp tại các điểm cuối nguồn, TTYTDP/TP đã có thông báo định kỳ hàng tháng chất lượng clo dư tại những vùng không đạt".

Được biết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn đã có nỗ lực tăng cường độ clo dư trên mạng lưới đường ống, nhưng khi độ clo dư các điểm cuối nguồn đạt tiêu chuẩn cho phép thì tại các điểm đầu nguồn độ clo dư lại quá cao. TTYTDP TP.HCM có đề nghị Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn bổ sung trạm châm bổ sung clo cuối đường ống nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 80% trong tổng số ca bệnh và trên 1/3 ca chết tại những quốc gia đang phát triển là do tiêu thụ nước ô nhiễm. Trung bình mỗi người mất đi 1/10 thời gian và làm việc vì các bệnh có liên quan đến nước

Chương 6 THIẾT KẾ BÀI TRẮC NGHIỆM ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA SINH VIÊN VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG (ĐẤT, NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ)

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa hóa, trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)