a) Về chủ thể xử lý
Nhận thức của chủ thể xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc đảm bảo thực thi pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC. Chủ thể xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC trực tiếp ở đây là lực lượng Cảnh sát PCCC, các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. Trước hết để đảm bảo pháp luật về VPHC trong lĩnh vực PCCC được thực thi một cách cơng bằng và nghiêm minh thì chủ thể xử phạt phải có nhận thức một cách đúng đắn về các quy định của pháp luật trong xử lý VPHC, phải đứng trên quan điểm bảo vệ pháp luật và trật tự QLNN, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức được pháp luật bảo hộ để đưa ra
25
quyết định xử phạt một cách chính xác, đảm bảo công bằng trong việc thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, để có được nhận thức nêu trên cịn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực của cán bộ Cảnh sát PCCC, trong đó cơng tác tổ chức cán bộ là yếu tố có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc thực hiện pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC, chỉ khi các chủ thể xử lý - những người thực thi pháp luật thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, có hiểu biết về pháp luật, xử lý nghiêm minh, không bị sa ngã trước các cám dỗ, không vi phạm pháp luật, có phẩm chất đạo đức trong sáng,… tạo được niềm tin trước Đảng, Nhà nước và nhân dân thì việc thực thi pháp luật mới đảm bảo được tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xử lý vi phạm hành chính.
b) Về chủ thể vi phạm
Muốn thiết lập trật tự xã hội bằng cơng cụ pháp luật thì phải có ý thức xã hội, mỗi thành viên xã hội phải có ý thức pháp luật, không chỉ bản thân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật mà còn đòi hỏi nhà nước, đòi hỏi người khác cũng phải tuân thủ nghiêm minh, tự giác, chủ động, kịp thời phản ánh với cơ quan nhà nước sửa đổi, bổ sung pháp luật nếu thấy không hợp lý, chồng chéo, mâu thuẫn. Theo đó, nhận thức pháp luật PCCC của các chủ thể tham gia hoạt động PCCC càng được nâng cao thì việc đảm bảo thực hiện pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC cũng được nâng cao.
Nhận thức pháp luật về PCCC thể hiện sự ý thức của các chủ thể và thái độ của họ đối với các quy định của pháp luật nói chung và các quy định của pháp luật về PCCC nói riêng. Cho nên nhận thức pháp luật càng được nâng cao, mức độ hiểu biết pháp luật càng sâu thì tinh thần tôn trọng pháp luật, thái độ tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật, thực hiện pháp luật càng được bảo đảm. Do đó, nhận thức pháp luật của các chủ thể trong các hoạt động PCCC là một yếu tố có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC. Pháp luật xử lý VPHC
26
trong lĩnh vực PCCC chỉ có thể được thực hiện nghiêm chỉnh và chính xác nếu như các đối tượng tham gia nắm vững, hiểu rõ, chỉ làm những gì pháp luật không cấm và phải làm những việc mà pháp luật quy định, hạn chế tình trạng cố tình vi phạm pháp luật.
Các chủ thể chịu sự tác động của hoạt động QLNN về PCCC bao gồm các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài. Trên thực tế, các cá nhân tham gia hoạt động PCCC hay trực tiếp vi phạm nhất là người lao động tại các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, hộ gia đình, đây là những đối tượng có nhận thực hạn chế trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC.
Mặt khác, hiệu quả xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC ngoài phụ thuộc vào ý thức pháp luật về PCCC, trình độ nhận thức về quản lý và nhận thức pháp luật về PCCC của đội ngũ cán bộ, công chức và cả của đối tượng QLNN về PCCC.