Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy và chữa cháy cho

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 103 - 106)

về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy và chữa cháy cho các tổ chức và cá nhân

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là nhằm tạo ý thức pháp luật dưới dạng lòng tin, thói quen, động cơ của hành vi tích cực với pháp luật của con người. Thực hiện pháp luật về PCCC đòi hỏi phải triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật; cần huy động lực lượng của các đồn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu dân cư và trong xã hội.

Để nâng cao nhận thức một cách đúng đắn, đầy đủ các quy định của pháp luật về PCCC cho mọi tầng lớp nhân dân, địi hỏi phải giải thích tất cả các quy định trong các văn bản pháp luật về PCCC và việc giải thích phải được tổ chức thực hiện trước khi các văn bản pháp luật đó có hiệu lực đi vào đời sống. Thực tiễn chỉ ra rằng, muốn tăng cường QLNN về PCCC đạt kết quả tốt thì việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC phải được tiến hành thường xuyên, có chất lượng; đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến nội dung, tinh thần của các văn bản pháp luật về PCCC mới ban hành; sử dụng đồng bộ các phương pháp, hình thức tuyên truyền, phổ biến,

96

giáo dục pháp luật, để nhanh chóng đưa pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân, bằng các nội dung sau:

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các hội, các ngành chức năng ở địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội cần chủ động tăng cường các biện pháp, hình thức tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh sống trên địa bàn chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC, các quy định pháp luật về PCCC và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Phải tuyên truyền một cách tích cực, khuyến khích để người dân sử dụng pháp luật về PCCC một cách thuận lợi bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp mình và của cộng đồng, đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật PCCC;

- Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thơng tin, phát thanh, truyền hình trên địa bàn thành phố tổ chức nhiều các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC như các cuộc thi tìm hiểu về các quy định về PCCC trong đời sống và công việc hàng ngày; các buổi nói chuyện chuyên đề, hỏi và đáp về pháp luật PCCC; đặc biệt chú trọng, đẩy mạnh việc tuyên truyền, giải thích pháp luật về PCCC thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, pa nơ, áp phích, khẩu hiệu, thơng qua các trang thông tin điện tử của các cơ quan QLNN về PCCC, các doanh nghiệp kinh doanh, dịch vụ PCCC. Đa dạng hố các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC có nghĩa là cần phải có những hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm, từng cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;

Phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội xây dựng chương trình học tập về PCCC, từng bước đưa việc dạy và học pháp luật PCCC nói chung và pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC nói riêng

97

vào các ngành học, bậc học trong hệ thống giáo dục, theo quy định tại Khoản 2a Điều 6 Luật Phịng cháy và chữa cháy thì “Cơ quan QLNN về giáo dục và

đào tạo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về PCCC vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học ”;

- Lực lượng cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội phải tích cực, chủ động trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCCC bằng khuyến khích việc tham gia, góp ý kiến của người đứng đầu các cơ sở, người lao động, quần chúng nhân dân, báo chí,… tạo thành dư luận xã hội phê phán mạnh mẽ đối với các hành vi vi phạm pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC gây mất trật tự an toàn xã hội, đe dọa hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Đồng thời, kịp thời động viên, nêu gương và đề xuất khen thưởng xứng đáng đối với các tổ chức, cá nhân dũng cảm đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC;

- Tăng cường xử phạt nghiêm minh, triệt để đối với mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, từ đó làm cho các chủ thể xử phạt cũng như các chủ thể vi phạm nhận thức rõ mục đích của việc xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC là để giữ vững kỷ cương, phép nước, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng, bảo vệ sự tôn nghiêm và công bằng của pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC, răn đe và phòng ngừa vi phạm. Khi thực hiện pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC cần phải kết hợp giáo dục thuyết phục và cưỡng chế, coi trọng thuyết phục trong xử lý VPHC điều này có tác dụng rất lớn đến nhận thức của các chủ thể vi phạm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC;

- UBND các cấp cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết pháp luật về PCCC nói chung và pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC

98

cho người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tồn thành phố, cho cán bộ cơng nhân viên, người lao động thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thực tế, nghiệp vụ xử lý VPHC tại các đơn vị thông qua các hoạt động PCCC tại cơ sở, đảm bảo phù hợp với điều kiện của từng cấp, từng loại hình cơ sở, khu vực và địa bàn hoạt động. Cảnh sát PCCC thành phố cần thường xuyên cử cán bộ làm công tác kiểm tra an toàn PCCC đi đào tạo, học tập ở các cơ sở đơn vị bạn, học hỏi kinh nghiệm ở các đơn vị có kết quả tốt trong cơng tác xử lý vi phạm hành chính. Cần có sự phối hợp chặt chẽ, quan tâm, chỉ đạo sát sao, đồng bộ và có chất lượng của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, các cơ quan trong ngành tư pháp trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC với mọi tầng lớp nhân dân; quan tâm đầu tư kinh phí cho các hoạt động PCCC, trong đó có cơng tác tun truyền, huấn luyện, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Thực tế đã chứng minh rằng: ở đâu và khi nào có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các địa phương thì ở đó các văn bản pháp luật PCCC được phổ biến kịp thời, ý thức pháp luật về PCCC của nhân dân được nâng lên, việc chấp hành pháp luật về PCCC tốt hơn.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)