Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy và chữa cháy

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 36 - 38)

chính trong lĩnh vực phịng cháy và chữa cháy

Trách nhiệm xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC được quy định tại Điều 55, Điều 56 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ và tại các Điều 3, Điều 14, Điều 16, Điều 17, Điều 18 Luật Xử lý VPHC năm 2012, theo đó:

Trách nhiệm của Bộ Cơng an được quy định tại Khoản 6, Điều 55 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP như sau: “Thực hiện công tác điều tra, xử lý vụ cháy

và xử lý các vi phạm về PCCC”.

Điều 66 quy định trách nhiệm của UBND các cấp: “Chỉ đạo, kiểm tra và

tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC ở địa phương; xử lý các hành vi vi phạm về PCCC theo thẩm quyền”.

29

Tại Điểm đ Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định:

“Người có thẩm quyền xử phạt phải có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính...”.

Đây chính là cơ sở để có thể khẳng định rằng pháp luật về xử phạt VPHC có được thực thi một cách nghiêm túc, triệt để hay khơng cịn là do trách nhiệm của người có thẩm quyền, chỉ khi trách nhiệm của những người có thẩm quyền được nâng cao thì việc thực thi cơng vụ mới đảm bảo một cách tốt nhất. Một hành vi vi phạm có bị buộc chấm dứt và xử phạt kịp thời hay không, điều đó ngồi phụ thuộc các yếu tố nêu trên thì cịn phụ thuộc vào trách nhiệm về tinh thần, về nghĩa vụ chứng minh có hay khơng có hành vi vi phạm hành chính, hành vi đó theo quy định thì sẽ bị xử phạt theo hình thức nào,... của người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm đó.

Hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC của người có thẩm quyền trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC là hoạt động áp dụng pháp luật về vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Do đó, địi hỏi phải có sự vận dụng sáng tạo cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng áp dụng. Có như vậy hiệu quả xử phạt mới được bảo đảm, trật tự quản lý mới được thiết lập, hợp lòng dân, được người dân ủng hộ.

Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả trong cơng tác xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC, trước hết người có thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC phải là người có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, không chỉ hiểu biết, nắm vững kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật về PCCC mà cịn phải có tinh thần, thái độ đúng đắn đối với pháp luật, mà phải thành thục quy trình áp dụng pháp luật, có khả năng diễn đạt, truyền đạt các quyết định áp dụng pháp luật nhanh chóng, tổ chức thực hiện quyết định một cách chính xác, khách quan [21, tr. 38].

30

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)