Tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 96 - 99)

Hà Nội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030

Căn cứ Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội như sau:

* Quan điểm phát triển

Ưu tiên đầu tư vào những ngành, lĩnh vực tạo thế và lực cho phát triển (kết cấu hạ tầng then chốt, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực); đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà Thành phố có lợi thế cạnh tranh như du lịch, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao,... để nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện phát triển bền vững, gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.

* Q trình đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011 - 2015 đạt 12 - 13%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 đạt khoảng 11 - 12% và thời kỳ 2021 -

89

2030 đạt khoảng 9,5 - 10%. Đến năm 2015, trong cơ cấu kinh tế: tỷ trọng dịch vụ chiếm 54 - 55%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41 - 42% và nông nghiệp là 3 - 4%. Năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm 55,5 - 56,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41 - 42% và nông nghiệp là 2 - 2,5%.

- Về xã hội: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố Hà Nội có xu

hướng tăng lên từ 11,69%o năm 2000 lên 11,75%o năm 2005 và đạt 12,46%o năm 2008 và khoảng 12,67% năm 2009. Tốc độ đơ thị hóa đạt khá cao trong giai đoạn 2001-2005 là 5,6%/năm và giảm xuống còn 2,96%/năm giai đoạn 2006-2009, đưa tỷ lệ đơ thị hóa của thành phố từ 33,2% năm 2000 lên 39,6% năm 2005 và đạt 40,8% năm 2009. Quy mô dân số đến năm 2015 đạt 7,2 - 7,3 triệu người, năm 2020 khoảng 7,9 - 8,0 triệu người, đến năm 2030 khoảng 9,2 triệu người. Tỷ lệ đơ thị hố năm 2015 khoảng 46 - 47%, năm 2020 đạt 58 - 60%, đến năm 2030 đạt khoảng 65 - 68%.

- Về dịch vụ: Tạo bước phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ, nhất

là các dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao. Xây dựng Hà Nội thành trung tâm thị trường hàng hóa bán bn; thiết lập, củng cố và phát triển các kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ. Hiện tại tồn Thành phố Hà Nội có 362 chợ (trong đó có 20 chợ loại 1; 52 chợ loại 2; 290 chợ loại 3); 70 Trung tâm thương mại, siêu thị (trong đó có: 12 TTTM, ST hạng 1; 17 TTTM, ST hạng 2; 41 TTTM, ST hạng 3); gần 200 cửa hàng tiện ích, tự chọn và 418 cửa hàng kinh doanh xăng dầu.

Ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế tri thức và dịch vụ tạo cơ sở hạ tầng. Dịch vụ là điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác. Phân bố hợp lý mạng lưới cơ sở dịch vụ, nhất là mạng lưới siêu thị, cửa hàng tự chọn, mạng lưới chợ, mạng lưới ngân hàng và hệ thống khách sạn trên địa bàn Thành phố.

90

- Về công nghiệp - xây dựng: Phấn đấu giá trị gia tăng công nghiệp, xây

dựng tăng bình quân khoảng 13 - 13,7%/năm giai đoạn 2011 - 2015, khoảng 11,5 - 12,4%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực như cơ khí, điện tử...; phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nguồn vốn tư nhân, tạo ra một mạng lưới các vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các công ty lớn.

Trong giai đoạn đến năm 2015: Tiếp tục triển khai 09 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: Dự kiến xây dựng mới và mở rộng 15 khu công nghiệp; phát triển các cụm công nghiệp ở ngoại thành, chú trọng thu hút các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường.

Hệ thống cấp điện: Lắp đặt thêm máy tại các trạm 500 KV, 220 KV, phát triển các đường dây 110 KV và mạng lưới phân phối điện phù hợp với nhu cầu phụ tải ngày càng cao của các khu vực trên địa bàn Thành phố.

- Về hệ thống giao thông tĩnh và bến xe: Khu vực các quận nội thành có

tổng số trên 150 điểm trơng giữ xe cơng cộng với diện tích 272.370 m2 với công suất phục vụ trông giữ trên 9,5 triệu lượt xe/năm. Diện tích đất dành cho các bãi đỗ xe khu vực nội thành mới chỉ đạt 1,2% diện tích đất đơ thị (đạt tiêu chuẩn là 5 - 6%). Điển hình như bài đỗ xe tĩnh quy mơ lớn như Ngọc Khánh, Dịch Vọng đều quá tải.

Hà Nội hiện có 6 bến xe khách liên tỉnh, bao gồm: Giáp Bát, Nước Ngầm, Lương Yên, Mỹ Đình, Hà Đơng, Xn Mai. Hầu hết các bến xe này hoạt động đều khơng theo một mơ hình quản lý thống nhất, vào dịp cuối năm các bến xe này đều vào tình trạng quá tải nên dẫn đến hiện tượng lộn xộn mất an ninh trật tự và an tồn giao thơng.

91

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 96 - 99)