Nghĩa của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy và chữa cháy

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

cháy và chữa cháy

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC, ngồi việc đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền giáo dục thì cần thiết phải áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính một cách nghiêm minh, xử lý nhanh chóng, kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy và chữa cháy là biện pháp quan trọng giữ vững trật tự kỷ luật trong quản lý Nhà nước về PCCC.

Kỷ luật Nhà nước là một trật tự do Nhà nước quy định, theo đó các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người có chức vụ và mọi cơng dân phải nghiêm chỉnh thực hiện. Điều 5 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013) về trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy quy định:

1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.

4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy

31

Những chủ thể làm trái với những quy định về trật tự quản lý nhà nước

về PCCC là họ đã vi phạm kỷ luật Nhà nước và sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước về PCCC xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế cụ thể.

Tính chất kỷ luật của Nhà nước trong công tác PCCC thể hiện ở việc thực hiện trên thực tế những quy định, quy tắc cụ thể của pháp luật, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của cán bộ nhà nước có chức vụ.

Việc tuân thủ kỷ luật Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trước yêu cầu tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về PCCC trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, nó địi hỏi mỗi người phải thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC một cách tự giác cao. Nếu chủ thể nào vi phạm thì Nhà nước buộc phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế để giữ vững trật tự kỷ luật trong quản lý nhà nước về PCCC [38, tr. 12].

- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là bảo đảm hoạt động quản lý nhà nước đối với cơng tác PCCC đúng mục đích, đúng nội dung.

Mục đích hoạt động quản lý nhà nước về PCCC là bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội. Những hành vi vi phạm quy định an toàn về PCCC phải được xử lý kịp thời, buộc người có hành vi trái pháp luật phải thực hiện các chế tài của nhà nước đã quy định trong các quy phạm pháp luật bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là một trong những biện pháp hữu hiệu bảo đảm cho mục đích quản lý nhà nước về PCCC được đúng hướng, nội dung quản lý được thực hiện đầy đủ. Bởi vậy, việc xử lý vi phạm hành chính sẽ góp phần rất quan trọng bảo đảm cho các hoạt động quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC có hiệu quả.

- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là phản ánh bản chất dân chủ của Nhà nước ta.

32

Chức năng của Nhà nước là thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật và tổ chức hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhà nước phải bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực PCCC; đồng thời bằng sức mạnh quyền lực của mình, Nhà nước cũng kiên quyết trừng trị những đối tượng có hành vi vi phạm đến quyền làm chủ của nhân dân.

- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là một biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, được Nhà nước sử dụng là cơng cụ có hiệu quả để thể hiện sự công bằng trong xã hội.

Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Điều đó

khơng có nghĩa là Nhà nước xét xử người có hành vi vi phạm pháp luật mà là làm sao cho tất cả các hiện tượng vi phạm pháp luật đều được xử lý nghiêm minh [38, tr. 13]. Khoản 1 Điều 63 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định: “Người nào có hành vi vi phạm

các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Xử lý vi phạm hành chính

trong lĩnh vực PCCC là biện pháp tác động của Nhà nước nhằm hạn chế quyền và tài sản của người vi phạm, buộc người vi phạm phải thực hiện các chế tài do pháp luật quy định đối với mọi người, đồng thời phòng ngừa và ngăn chặn vi phạm pháp luật về PCCC.

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC có vị trí quan trọng và ý nghĩa sâu sắc trong hoạt động quản lý nhà nước về PCCC. Nó là cơng cụ để bảo vệ và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, giữ vững trật tự kỷ luật Nhà nước; là biện pháp quan trọng để bảo đảm cho hoạt động quản lý Nhà nước đối với công tác PCCC đúng mục đích, đúng nội dung. Xử lý vi phạm hành

33

chính trong lĩnh vực PCCC bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực PCCC, ngăn chặn kịp thời có hiệu quả các hành vi vi phạm quy định của Nhà nước trong lĩnh vực PCCC, từ đó giảm thiểu các vụ cháy xảy ra, bảo đảm nguyên tắc phòng cháy hơn chữa cháy.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 38 - 41)