Tình hình cháy, nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 74 - 76)

2010 đến năm 2014

- Tình hình cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra:

Qua kết quả khảo sát và số liệu thống kê của Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội, từ năm 2010 đến năm 2014, trên địa bàn thành phố xảy ra 999 vụ cháy, nổ làm chết 69 người, bị thương 118 người, gây thiệt hại ước tính khoảng 393,642 tỷ đồng. Có thể thấy, trung bình mỗi năm thành phố Hà Nội xảy ra khoảng 200 vụ cháy, nổ, thiệt hại khoảng 78,73 tỷ đồng; ngồi ra, cịn có hàng trăm vụ cháy nhỏ được các lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, dân phòng phát hiện, dập tắt kịp thời không để cháy lớn gây thiệt hại về người và tài sản (xem phụ lục 1).

67

- Về nguyên nhân gây cháy, nổ tại các cơ sở và nhà dân:

+ Do vi phạm quy định về PCCC (vi phạm trong sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng điện, hàn cắt kim loại,...): 543 vụ (chiếm 54,35 %);

+ Do vô ý gây cháy (do sơ xuất trong đun nấu, sử dụng lửa, sử dụng thiết bị điện, sử dụng xăng dầu, sử dụng khí đốt hóa lỏng v.v…,): 123 vụ (chiếm 12,31 %);

+ Do cố ý gây cháy (đốt do mâu thuẫn, đốt do say rượu, phá hoại,...): 39 vụ (chiếm 3,9 %);

+ Do các nguyên nhân khác (tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh, trẻ em nghịch lửa,...): 294 vụ (chiếm 29,42 %).

Như vậy, qua phân tích nguyên nhân cháy trong trong tổng số 999 vụ cháy thì số vụ cháy do con người thiếu ý thức và kiến thức về PCCC gây ra như vi phạm quy định về PCCC; do sơ xuất, bất cẩn; do vô ý gây cháy (chiếm 66,66 % tổng số vụ cháy); do các nguyên nhân khác như tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh,… cũng chiếm tỷ lệ khá cao. (xem phụ lục 2).

- Địa bàn và thành phần (hình thức sở hữu tài sản):

+ Theo địa bàn xảy ra cháy, từ năm 2010 đến năm 2014, cháy xảy ra tại khu vực nội thành là 598/999 vụ (chiếm 59,85 %); cháy xảy ra tại khu vực ngoại thành là 401/999 vụ (chiếm 40,14 %). Nếu so với giai đoạn trước năm 2010 thì số vụ cháy tại khu vực nội thành đang ngày càng tăng (trước đây số vụ cháy tại khu vực thành thị chiếm khoảng 50 - 55 %); số vụ cháy tại khu vực ngoại thành thì giảm tương ứng. Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do q trình đơ thị hóa tăng nhanh (tăng cả về số lượng và quy mô); số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng gia tăng mạnh.

+ Theo thành phần (hình thức sở hữu tài sản), cháy xảy ra ở khu vực doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,36 % (613/999 vụ), sau đó là khu vực nhà dân chiếm 19,11 % (191/999 vụ) và khu vực khác như cửa hàng

68

xăng dầu, phương tiện giao thơng,… chiếm 12,31 % (123/999 vụ), cịn lại là cháy ở khu vực kinh tế nhà nước, các cơ sở kinh tế có 100 % vốn nước ngồi, các cơ sở kinh tế liên doanh với nước ngoài, chung cư, nhà cao tầng và rừng chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Nhìn chung, trong giai đoạn 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014, tình hình cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội cơ bản đã được kiềm chế so với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội. Song lại xuất hiện nhiều vụ cháy lớn với những thiệt hại đáng kể về người và tài sản như tính riêng trong năm 2014 đã xảy ra 10 vụ cháy gây chết người (trong đó có vụ cháy tại số 09 Trần Thánh Tơng, Hai Bà Trưng, làm 06 chết, 10 cán bộ chiến sĩ bị thương; vụ cháy quán Karaoke Nhật Thực, số 4B ngõ 43 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, làm 05 người chết) và 13 vụ cháy gây thiệt hại lớn về tài sản (có vụ thiệt hại lên tới 130 tỷ đồng) (xem phụ lục 3).

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 74 - 76)