Tình hình vi phạm dẫn đến cháy, nổ trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 76 - 80)

phát triển kinh tế, xã hội. Song lại xuất hiện nhiều vụ cháy lớn với những thiệt hại đáng kể về người và tài sản như tính riêng trong năm 2014 đã xảy ra 10 vụ cháy gây chết người (trong đó có vụ cháy tại số 09 Trần Thánh Tơng, Hai Bà Trưng, làm 06 chết, 10 cán bộ chiến sĩ bị thương; vụ cháy quán Karaoke Nhật Thực, số 4B ngõ 43 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, làm 05 người chết) và 13 vụ cháy gây thiệt hại lớn về tài sản (có vụ thiệt hại lên tới 130 tỷ đồng) (xem phụ lục 3).

2.2.2. Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực phịng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.2.2.1. Tình hình vi phạm dẫn đến cháy, nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội Hà Nội

Qua thống kê, trong 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 999 vụ cháy, nổ làm chết 69 người, bị thương 118 người, gây thiệt hại ước tính khoảng 393,642 tỷ đồng.

Kết quả điều tra nguyên nhân các vụ cháy, nổ xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

- Năm 2010 xảy ra 246 vụ cháy, nổ nguyên nhân do vi phạm quy định về PCCC (vi phạm trong sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng điện, hàn cắt kim loại..): 159 vụ (chiếm 64,63 %); do vô ý gây cháy (do sơ xuất trong đun nấu, sử dụng lửa, sử dụng thiết bị điện, sử dụng xăng dầu, sử dụng khí đốt hóa lỏng v.v…,): 13 vụ (chiếm 5,28 %); do cố ý gây cháy (đốt do mâu

69

thuẫn, đốt do say rượu, phá hoại..): 15 vụ (chiếm 6,09 %); do các nguyên nhân khác (tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh, trẻ em nghịch lửa..): 59 vụ (chiếm 24,0 %);

- Năm 2011 xảy ra 229 vụ cháy, nổ nguyên nhân do vi phạm quy định về PCCC (vi phạm trong sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng điện, hàn cắt kim loại..): 110 vụ (chiếm 48,03 %); do vô ý gây cháy (do sơ xuất trong đun nấu, sử dụng lửa, sử dụng thiết bị điện, sử dụng xăng dầu, sử dụng khí đốt hóa lỏng v.v…,): 14 vụ (chiếm 6,11 %); do cố ý gây cháy (đốt do mâu thuẫn, đốt do say rượu, phá hoại..): 21 vụ (chiếm 9,17 %); do các nguyên nhân khác (tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh, trẻ em nghịch lửa..): 84 vụ (chiếm 36,69 %);

- Năm 2012 xảy ra 197 vụ cháy, nổ nguyên nhân do vi phạm quy định về PCCC (vi phạm trong sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng điện, hàn cắt kim loại..): 77 vụ (chiếm 39,08 %); do vô ý gây cháy (do sơ xuất trong đun nấu, sử dụng lửa, sử dụng thiết bị điện, sử dụng xăng dầu, sử dụng khí đốt hóa lỏng v.v…,): 47 vụ (chiếm 23,85 %); do cố ý gây cháy (đốt do mâu thuẫn, đốt do say rượu, phá hoại..): 0 vụ; do các nguyên nhân khác (tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh, trẻ em nghịch lửa..): 73 vụ (chiếm 37,08 %);

- Năm 2013 xảy ra 161 vụ cháy, nổ nguyên nhân do vi phạm quy định về PCCC (vi phạm trong sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng điện, hàn cắt kim loại..): 96 vụ (chiếm 59,6 %); do vô ý gây cháy (do sơ xuất trong đun nấu, sử dụng lửa, sử dụng thiết bị điện, sử dụng xăng dầu, sử dụng khí đốt hóa lỏng v.v…,): 14 vụ (chiếm 8,69 %); do cố ý gây cháy (đốt do mâu thuẫn, đốt do say rượu, phá hoại..): 03 vụ (chiếm 1,86 %); do các nguyên nhân khác (tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh, trẻ em nghịch lửa..): 48 vụ (chiếm 29,81 %);

70

- Năm 2014 xảy ra 166 vụ cháy, nổ nguyên nhân do vi phạm quy định về PCCC (vi phạm trong sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng điện, hàn cắt kim loại..): 101 vụ (chiếm 60,84 %); do vô ý gây cháy (do sơ xuất trong đun nấu, sử dụng lửa, sử dụng thiết bị điện, sử dụng xăng dầu, sử dụng khí đốt hóa lỏng v.v…,): 32 vụ (chiếm 19,27 %); do cố ý gây cháy (đốt do mâu thuẫn, đốt do say rượu, phá hoại..): 0 vụ; do các nguyên nhân khác (tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh, trẻ em nghịch lửa..): 30 vụ (chiếm 18,07 %).

Hình 2.2. Biểu đồ nguyên nhân cháy, nổ tại các cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014

Qua các đợt kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội đã phát hiện nhiều thiếu sót, hành vi vi phạm hành chính về PCCC như:

- Nhiều chợ, trung tâm thương mại được xây dựng trước đây không đảm bảo các yêu cầu về PCCC, quá tải về số lượng quầy, sạp hàng và số lượng hàng hóa, nhất là việc làm các quầy, sạp hàng bằng vật liệu dễ cháy, không đảm bảo yêu cầu, khoảng cách an tồn chống cháy lan, khơng có lối thốt nạn an toàn khi cháy xảy ra.

71

- Một số chợ, trung tâm thương mại được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như là nơi trao đổi hàng hóa, kinh doanh khách sạn, vũ trường, làm văn phòng giao dịch,… do vậy, thường xuyên tập trung đông người tạo nguy cơ cháy, nổ.

- Cũng như nhiều nước phát triển trên thế giới, việc xây dựng các cơng trình nhiều tầng là xu hướng tất yếu hiện nay cũng như trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc đảm bảo an tồn PCCC cho những cơng trình nhiều tầng cịn gặp nhiều khó khăn, bất cập như nhiều cơng trình đã được xây dựng trước đây chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy định an tồn PCCC; nhiều cơng trình đã được thẩm duyệt về PCCC và đưa vào sử dụng nhưng sau một thời gian cơ quan quản lý đã cho cải tạo, sửa chữa làm thay đổi tính chất sử dụng có liên quan đến an tồn PCCC mà khơng thẩm duyệt lại về PCCC.

Ở hầu hết các nhà nhiều tầng, tầng 1 hoặc tầng hầm được sử dụng làm nơi trông giữ các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe máy. Ở những nơi đó thường khơng đảm bảo được các điều kiện an toàn PCCC, tự lắp đặt thêm các thiết bị điện có cơng suất lớn khơng phù hợp so với thiết kế ban đầu nên dễ gây nên các vụ cháy do quá tải, chập điện.

- Ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thường gặp các vi phạm như quản lý, bảo quản, sử dụng các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; hàng hóa, vật liệu, nguyên liệu thành phẩm sắp xếp không đúng quy định, khơng phân loại theo tính chất nguy hiểm cháy,…

- Ở các khu dân cư: tình trạng các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình kinh doanh các mặt hàng có tính chất nguy hiểm cháy, nổ trong các khu dân cư rất phổ biến; nơi ăn, ở, sinh hoạt đồng thời là nơi sản xuất, nơi để vật liệu, thành phẩm, hàng hóa tạo ra mơi trường dễ cháy, nổ. Bên cạnh đó, thành phố cịn nhiều các khu tập thể đã xây dựng từ lâu, nay xuống cấp nghiêm trọng, các hành lang thốt nạn khơng có hoặc có nhưng bị lấn chiếm, khoảng khơng bị

72

cơi nới, thậm chí cầu thang bộ cũng bị các hộ dân tận dụng nên khi xảy ra cháy khơng có đường cứu chữa và thốt nạn. Hệ thống điện trong khu dân cư cịn chắp vá, khơng đảm bảo an toàn về PCCC, khi thiết kế mạng điện trong gia đình khơng tính hết cơng suất dự phòng, đường dây tải cũ không được thay thế kịp thời nên xảy ra nhiều vụ cháy, nổ do chập mạch, quá tải.

Một phần của tài liệu Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy qua thực tiễn thành phố hà nội (Trang 76 - 80)