Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ thạc sĩ tại khoa quản trị kinh doanh thuộc đại học quốc gia hà nội luận văn ths quản lý giáo dục (Trang 107)

Qua việc tập hợp 56 phiếu, kết quả tổng hợp ở bảng:

Bảng 3.2: Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp

Stt Các biện pháp Tính cần thiết Tổng điểm Xếp thứ tự Rất cần thiết (4đ) Cần thiết (3đ) Ít cần thiết (2đ) Không cần thiết (1đ) 1

Khảo sát nhu cầu đào tạo và thu thập thông tin phản hồi về chất lƣợng đào tạo các khóa đào tạo liên

kết quốc tế 128 54 8 0 190 5

2

Hoàn thiện quy trình phối hợp và quản lý hoạt động đào tạo liên kết

quốc tế 156 51 0 0 207 2

3 Xây dựng quy trình tuyển sinh đào

tạo liên kết quốc tế 148 57 0 0 205 3

4 Củng cố tổ chức/bộ máy quản lý

hoạt động đào tạo liên kết quốc tế 136 51 10 0 197 4

5

Bổ sung nguồn nhân lực giảng dạy và quản lý hoạt động đào tạo liên

kết quốc tế 192 24 0 0 216 1

6

Đầu tƣ cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động đào tạo liên kết quốc

tế 100 36 10 14 160 7

7 Tăng cƣờng xã hội hóa hoạt động

Bảng 3.3: Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp Stt Các biện pháp Tính khả thi Tổng điểm Xếp thứ tự Rất khả thi (4đ) Khả thi (3đ) Ít khả thi (2đ) Không khả thi (1đ) 1

Khảo sát nhu cầu đào tạo và thu thập thông tin phản hồi về chất lƣợng đào tạo các khóa đào tạo liên

kết quốc tế 148 57 0 0 205 1

2

Hoàn thiện quy trình phối hợp và quản lý hoạt động đào tạo liên kết

quốc tế 139 69 0 0 201 2

3 Xây dựng quy trình tuyển sinh đào

tạo liên kết quốc tế 100 93 0 0 193 6

4 Củng cố tổ chức/bộ máy quản lý

hoạt động đào tạo liên kết quốc tế 124 75 0 0 199 4

5

Bổ sung nguồn nhân lực giảng dạy và quản lý hoạt động đào tạo liên

kết quốc tế 128 72 0 0 200 3

6

Đầu tƣ cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động đào tạo liên kết quốc

tế 68 57 22 9 125 7

7 Tăng cƣờng xã hội hóa hoạt động

đào tạo liên kết 124 72 1 0 196 5

3.3.5. Nhận xét

Qua kết quả khảo nghiệm ta thấy các biện pháp nghiên cứu đề xuất đều cần thiết và có khả năng thực hiện đƣợc. Tuy nhiên, nếu xếp theo thứ tự tổng điểm từ cao đến thấp, ta có thể rút ra những nhận xét sau:

Về mức độ cần thiết: Biện pháp 5 “Bổ sung nguồn nhân lực giảng dạy và quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế” là cần thiết nhất 216/224.

Về tính khả thi: Biện pháp 1 “Khảo sát nhu cầu đào tạo và thu thập thông tin phản hồi về chất lƣợng đào tạo các khóa đào tạo liên kết quốc tế” là khả thi nhất 205/224 điểm.

Ngoài kết quả thăm dò bằng phiếu, chúng tôi đã có những cuộc trò chuyện, trao đổi với Ban chủ nhiệm Khoa Quản trị Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội, nhìn chung các ý kiến đều cho rằng, các biện pháp nghiên cứu đề xuất đều cần thiết và có khả năng thực hiện đƣợc với mô hình đào tạo liên kết quốc tế nhƣ hiện nay.

Các biện pháp nêu trên tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, có tác động chi phối, hỗ trợ lẫn nhau trong một hệ thống. Vì vậy có thực hiện đồng bộ các biện pháp thì mới có thể thực hiện tốt việc đổi mới trong quản lý hoạt đô ̣ng đào tạo liên kết quốc tế.

Từ năm 2007 đến nay, Khoa Quản trị Kinh doanh đã tiến hành đổi mới một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ Thạc sĩ. Những kết quả và thành tích mà Khoa đã đạt đƣợc trong thời gian qua, đã khẳng định sự đúng đắn và hiệu quả của việc đổi mới quản lý đào tạo liên kết. Kết quả ngày càng khẳng định bề dày kinh nghiệm trong công tác đào tạo liên kết của Khoa trong thời gian qua. Tuy nhiên để các biện pháp đổi mới đề xuất trên phát huy đƣợc hiệu quả trong quá trình thực hiện bên cạnh sự nỗ lực, quan tâm, ủng hộ nhiều hơn nữa của các cấp lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho phép chúng tôi đề ra bảy biện pháp quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ Thạc sĩ tại Khoa Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội:

1.Khảo sát nhu cầu đào tạo và thu thập thông tin phản hồi về chất lƣợng đào tạo các khóa đào tạo liên kết quốc tế;

2.Hoàn thiện quy trình phối hợp và quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế;

5. Bổ sung nguồn nhân lực giảng dạy và quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế;

6. Đầu tƣ cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động đào tạo liên kết quốc tế;

7. Tăng cƣờng xã hội hóa hoạt động đào tạo liên kết.

Kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến rộng rãi của cán bộ quản lý, giảng viên, học viên cho thấy các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế có tính cần thiết và khả thi, có thể đem vận dụng vào thực tế đào tạo ở Khoa.

Trên cơ sở lý luận quản lý hoạt động đào tạo liên kết và phân tích thực trạng quản lý hoạt động liên kết trong thời gian qua, chƣơng 3 của luận văn đã đề xuất 7 biện pháp có tính khả thi nhằm tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN. Các biện pháp này nằm trong hệ thống các nhân tố tác động tới chất lƣợng đào tạo nói chung, quá trình quản lý đào tạo nói riêng. Để tăng cƣờng quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN, các biện pháp này phải đƣợc tiến hành đồng bộ, không cầu toàn, vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài “Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ Thạc sĩ tại Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN” tác giả đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và chứng minh giả thuyết đã đặt ra. Trong khi nghiên cứu đề tài này tác giả đã tập trung khảo sát một số vấn đề sau đây:

- Những khái niệm về công tác quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng nhất là quản lý giáo dục ở bậc sau đại học.

- Nhận thức đƣợc giáo dục sau đại học là nhiệm vụ hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và đặc biệt khi Việt Nam đang tích cực thực hiện tốt chính sách “mở cửa” và đẩy mạnh quá trình hội nhâp quốc tế với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì đất nƣớc lại có cơ hội để phát triển mạnh về mọi mặt mà trong đó giáo dục nhất là giáo dục đại học vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng.

- Những cơ sở lý luận cơ bản về chức năng nhiệm vụ đào tạo ở trƣờng Đại học của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

- Xây dựng một nền giáo dục theo triết lý xã hội học tập của thế kỷ 21 để phù hợp với xu hƣớng phát triển giáo dục chung của các nƣớc tiên tiến trên toàn thế giới.

Xuất phát từ những nội dung nghiên cứu trên đây, chúng ta có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của công tác quản lý đào tạo ở trƣờng đại học và đặc biệt là quản lý đào tạo liên kết quốc tế trình độ Thạc sĩ, một hệ đào tạo đã, đang và sẽ ngày càng phát triển trong hệ thống GD ĐH Việt Nam từ trƣớc đến nay.

Dựa vào những nhận thức cơ bản trên chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo và quản lý đào tạo liên kết quốc tế trình độ Thạc sĩ ở Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN với các nội dung cụ thể nhƣ sau:

hiểu các chức năng chung của Khoa từ đó để hiểu rõ hơn chức năng, tổ chức đào tạo liên kết của Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN và cách thức quản lý đào tạo liên kết quốc tế trình độ Thạc sĩ.

- Nghiên cứu việc quản lý công tác tuyển sinh, đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn của ngƣời học để góp phần cung cấp nguồn nhân lực và phát triển xã hội.

- Quản lý quá trình dạy và học, tìm hiểu và khắc phục những khó khăn trong quá trình đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên sao cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của ngƣời hoc và xã hội.

- Quản lý quy trình đào tạo liên kết và thực hiện đúng theo quy trình để đạt hiệu quả và lâu dài.

- Tìm hiểu công tác quản lý giảng viên và học viên hiện nay của Khoa, những thuận lợi và khó khăn trong lĩnh vực này để phát huy những thuận lợi và đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn hữu hiệu nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu trong quản lý hoạt động liên kết đào tạo vẫn còn một số tồn tại cần đƣợc khắc phục:

- Công tác tuyển sinh còn chƣa thuận lợi, chƣa phân rõ trách nhiệm, công tác khảo sát nhu cầu chƣa đúng thực tiễn.

- Công tác phối hợp giữa 2 đơn vị liên kết đào tạo còn lỏng lẻo và chƣa đồng bộ.

- Chƣa phát triển đƣợc nguồn lực giảng viên và cán bộ quản lý về số lƣợng và chất lƣợng.

Từ những thực trạng đã nhận thức nhƣ trên, tác giả muốn đề xuất một số giải pháp nhằm đem lại hiệu quả thiết thực nhất cho công tác quản lý đào tạo liên kết quốc tế trình độ Thạc sĩ hiện nay, đồng thời tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất cho học viên nhằm nâng cao kiến thức nói chung và trình độ chuyên môn sâu nói riêng để giúp ngƣời học có thể nâng cao chất lƣợng cuộc sống và góp phần phát triển xã hội.

Kinh doanh - ĐHQGHN cần tập trung vào một số biện pháp sau:

-Khảo sát nhu cầu và thu thập thông tin phản hồi về chất lƣợng đào tạo các khóa đào tạo liên kết;

-Xây dựng quy trình tuyển sinh đào tạo;

-Phối hợp có hiệu quả với đối tác để tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao chất lƣợng công tác giảng dạy của giảng viên và học viên;

-Củng cố tổ chức/ bộ máy quản lý hoạt động đào tạo liên kết;

-Bổ sung nguồn lực giảng dạy và quản lý hoạt động đào tạo liên kết; -Đầu tƣ cơ sở vật chất và tài chính cho đào tạo;

-Tăng cƣờng xã hội hóa hoạt động liên kết quốc tế.

Trong 7 giải pháp nêu trên, bƣớc đầu thực hiện ở Khoa đã đem lại kết quả cao đƣợc ban lãnh đạo Khoa chấp nhận và qua kết quả khảo nghiệm những giải pháp trên một lần nữa khẳng định 7 giải pháp là rất cần thiết và khả thi.

2. Khuyến nghị

Thông qua luận văn này, tác giả đã có điều kiện để tìm hiểu một cách sâu sắc về thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế tại Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN. Cũng từ kết quả trên, tác giả nhìn nhận lại những điều đã làm đƣợc và chƣa làm đƣợc trong nhiệm vụ của mình và đƣa ra một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD- ĐT cần xây dựng một "hành lang pháp lý" đủ rộng và hợp lý, gồm các quy định, quy chế nhƣ điều lệ trƣờng ĐH; quy chế đào tạo, tuyển sinh, quy định rõ ngoại ngữ, quy định rõ đối tác nƣớc ngoài, tuyển dụng; quy định về giáo trình; quy chế quản lý chất lƣợng; quy chế quản lý khoa học; quyền hạn và trách nhiệm của giảng viên; quy chế quản lý tài chính... chủ yếu thuộc trách nhiệm của Bộ GD & ĐT.

Nên khuyến khích và hƣớng dẫn cho đào tạo liên kết quốc tế phát triển đúng mục tiêu đào tạo là cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội chứ không nên coi đây chỉ là nồi cơm của các trƣờng đại học.

Chủ tr ƣơng liên kết đã có, nhƣng để tạo điều kiện tăng cƣờng mối liên kết này, cần có những văn bản hƣớng dẫn các đơn vị đỡ lúng túng trong xây dựng cơ chế đảm bảo định hình và phát triển mô hình.

Bộ GD-ĐT cần có hệ thống các văn bản pháp quy, các chế độ chính sách phù hợp để quản lý, điều hành công tác liên kết quốc tế.

2.2. Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội

Tiếp tục ủng hộ và tạo điều kiện cho HSB trong việc liên kết đào tạo quốc tế trình độ sau đại học chuyên ngành QTKD.

Ban hành các quy định về đào tạo liên kết quốc tế trên cơ sở các văn bản quản lý nhà nƣớc của Bộ GD & ĐT sao cho phát huy đƣợc tính tự chủ cao của ĐHQGHN.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra liên kết đào tạo ở các khâu trong quá trình triển khai.

2.3. Đối với Khoa Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN

Cần xây dựng kế hoạch dài hạn, đầu tƣ cho các khâu, các yếu tố đầu vào của quá trình đào tạo; nâng cao năng lực quản lý và chăm lo cho giảng viên để có tác dụng rõ rệt nâng cao chất lƣợng đào tạo... Có thể thực hiện "ba công khai" là điều kiện cần thiết và tiên quyết để tăng quyền tự chủ cho các trƣờng đại học và thực hiện việc đổi mới cơ chế tài chính giáo dục ĐH có hiệu quả.

Tăng cƣờng công tác phối hợp quản lý hoạt động đào tạo liên kết với đơn vị liên kết đào tạo.

Tăng cƣờng tuyển dụng và đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên cũng nhƣ cán bộ làm công tác quản lý liên kết đào tạo nói chung và công tác đào tạo nói riêng.

cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa HSB và đối tác nƣớc ngoài.

Hàng năm cần tổng kết rút kinh nghiệm giữa HSB và đối tác nƣớc ngoài về công tác liên kết đào tạo.

Công trình nghiên cứu tuy đạt đƣợc một số kết quả nhất định, song do một số điều kiện khách quan và chủ quan, đặc biệt là về thời gian hạn hẹp của ngƣời làm nghiên cứu, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhƣ:

- Các cơ sở lý luận chƣa thật phong phú; tài liệu chƣa đƣợc nhiều, nhất là các tài liệu dịch và xuất bản của nƣớc ngoài.

- Phần xử lý số liệu do hạn chế về thời gian nên chƣa thể tìm hiểu sâu hơn về sự tác động của các phƣơng pháp giảng dạy đối với học viên. Số phiếu phát ra và thu về chƣa đƣợc nhƣ ý muốn.

- Việc đánh giá kết quả khảo sát đôi khi còn mang tính khái quát do số liệu thu đƣợc còn hạn chế (không thu đƣợc 100% số phiếu phát ra).

Nếu điều kiện cho phép (có nhiều thời gian hơn) tác giả có thể khắc phục những hạn chế đã nêu để đề tài nghiên cứu khoa học này đạt đƣợc nhiều hiệu quả mỹ mãn hơn.Tác giả hy vọng rằng luận văn này có thể là tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý và học viên trƣờng đại học công lập, dân lập, tƣ thục và Khoa Quản trị Kinh doanh - ĐHQGHN, nhất là với những trƣờng có hoạt động đào tạo liên kết quốc tế, nhằm thống nhất phƣơng pháp quản lý, nâng cao hơn nữa chất lƣợng đào tạo để đáp ứng các mục tiêu trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài của Giáo dục Đại học Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1999).Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trƣờng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ thạc sĩ tại khoa quản trị kinh doanh thuộc đại học quốc gia hà nội luận văn ths quản lý giáo dục (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)