Quy mô đào tạo liên kết quốc tế trình độ Thạc sĩ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ thạc sĩ tại khoa quản trị kinh doanh thuộc đại học quốc gia hà nội luận văn ths quản lý giáo dục (Trang 53)

Từ năm 2005 đến nay, Khoa Quản trị Kinh doanh đã tạo cơ hội cho hàng nghìn học viên đƣợc đào tạo liên kết quốc tế trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh . Quy mô đào tạo liên kết vớ i số lƣợng ổn định hàng năm. Số lƣợng học viên và số lớp học từ năm 2005 đến 2012 đƣợc thống kê qua bảng biểu và biểu đồ nhƣ sau:

Bảng 2.1: Số lượng học viên qua các năm từ 2005 đến 2012

Stt Nội dung 2005- 2006 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 1 Số lớp 4 4 4 5 5 4 2 2 Số học viên 182 188 198 202 252 196 119

Biểu đồ 2.1: Số lượng học viên qua các năm từ 2005 đến 2012

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ khi thành lập đến nay Khoa Quản trị Kinh doanh luôn chú trọng phát triển quy mô trên cơ sở đa dạng các loại hình đào tạo và phƣơng thức đào tạo, với mục đích đáp ứng cao nhất nhu cầu học tập của ngƣời học. Có đƣợc kết quả trên chính là do sự năng động của Ban Chủ nhiệm Khoa; cán bộ quản lý trực tiếp công việc đào tạo liên kết. Các cán bộ không quản ngại khó khăn, mở những cuộc điều tra nhu cầu học tập của nhiều cán bộ trong các cơ quan nhà nƣớc, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế; xây dựng đề án và tìm kiếm đối tác nƣớc ngoài để mở lớp và qua đó HSB cũng tự khẳng định đƣợc chính mình thông qua mô hình đào tạo liên kết này. Sự phối hợp giữa HSB và trƣờng đối tác ở tất cả các khâu, các bƣớc đều chặt chẽ, nhịp nhàng, khoa học. Qua đó một lần nữa khẳng định nếu định hƣớng đúng, chỉ đạo sát sao, tổ chức các hoạt động có hiệu quả thiết thực thì mô hình đào tạo liên kết quốc tế sẽ góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực bậc cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nƣớc nhà.

Qua số liệu thống kê ở bảng trên, ta có thể nhận thấy quy mô đào tạo liên kết chƣơng trình cao học Quản trị Kinh doanh của HSB từ năm 2005 đến nay tƣơng đối ổn định. Số lƣợng học viên và mối quan hệ với đơn vị đào tạo

liên kết duy trì tốt. Chƣơng trình đào tạo liên kết đƣợc ngƣời học đánh giá cao vì đáp ứng đƣợc nhu cầu chuẩn hóa cho đội ngũ cán bộ công chức và góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế. Mức độ tăng giảm không đáng kể. Nhìn chung HSB vẫn phát huy đƣợc thế mạnh là đơn vị có uy tín và kinh nghiệm trong công tác đào tạo sau đại học và bồi dƣỡng nguồn nhân lực của ĐHQGHN, đƣợc ngƣời học tin cậy. Riêng năm học 2011-2012, số lƣợng học viên có giảm hơn so với các năm trƣớc vì lý do thay đổi một số chính sách về đào tạo liên kết quốc tế trong ĐHQGHN và hiện tại đƣợc thông báo dừng tuyển sinh để chờ quyết định chính thức về việc triển khai các chƣơng trình đào tạo liên kết quốc tế trong ĐHQGHN. Tuy nhiên trong những năm tới do thay đổi chính sách đào tạo liên kết quốc tế trong ĐHQGHN đối với một số chƣơng trình đào tạo liên kết và hơn nữa do cơ chế thị trƣờng, nhiều trƣờng Đại học, Cao đẳng lân cận mặc dù theo quy định không có chức năng đào tạo sau đại học nhƣng vì nhiều lý do vẫn mở rộng loại hình đào tạo liên kết quốc tế chƣơng trình cao học QTKD với những đối tác nƣớc ngoài danh tiếng hơn là một lợi thế nên việc tuyển sinh của Khoa sẽ gặp khó khăn.

Kế hoạch năm học 2012-2013 và những năm tiếp theo, HSB sẽ mở rộng liên kết với nhiều đối tác nƣớc ngoài uy tín, thiết kế chƣơng trình học linh hoạt và phù hợp với học viên để tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho học viên. Duy trì quy mô đào tạo trên cơ sở phát triển và phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ĐHQGHN và thành phố Hà Nội.

2.3.2. Quản lý hoạt động tuyển sinh đào tạo liên kết quốc tế trình độ Thạc sĩ

Căn cứ theo quy định của ĐHQGHN và hợp đồng hợp tác giữa hai trƣờng về việc tuyển sinh sau đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, việc tuyển sinh mở lớp với mục tiêu đào tạo nhằm trang bị cho ngƣời học những kiến thức quản lý chuyên sâu để làm việc trong môi trƣờng kinh doanh thay đổi nhanh chóng ngày nay. Chƣơng trình nâng cao hiểu biết của học viên

thay đổi về tƣ duy cho học viên trong các chƣơng trình của HSB đều là những nhà quản lý cao cấp và lãnh đạo tiềm năng. HSB áo dụng phƣơng pháp giảng dạy khuyến khích phát triển tƣ duy và cung cấp cho học viên cái nhìn về viễn cảnh toàn cầu. Bên cạnh kiến thức từ các bài giảng, HSB còn cung cấp nhiều bài tập tình huống, nghiên cứu doanh nghiệp và làm dự án theo nhóm, kết hợp với những phƣơng pháp khác phù hợp với văn hóa và con ngƣời Việt Nam. Đối tƣợng đào tạo là các cán bộ quản lý bậc trung trong các doanh nghiệp, tập đoàn, cơ quan nhà nƣớc. Học viên phải có một bằng đại học và 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký đào tạo.

Việc tuyển sinh mở lớp thƣờng đƣợc tiến hành nhƣ sau:

- Gửi công văn xin chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm lên Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Sau khi ĐHQGHN phê duyệt chỉ tiêu cho phép tuyển sinh và đào tạo chƣơng trình đào tạo liên kết, HSB tiến hành các bƣớc tiếp theo:

Tổ chức họp cán bộ quản lý đào tạo nhằm xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo liên kết, công tác tuyển sinh, phân công cho phòng tuyển sinh làm công tác tuyên truyền thông báo tuyển sinh, tƣ vấn và tiếp nhận hồ sơ.

Tổ chức tuyên truyền và thông báo tuyển sinh, đây là việc rất quan trọng quyết định thắng lợi của công tác tuyển sinh. Vì vậy, Ban Lãnh đạo Khoa và Giám đốc chƣơng trình duyệt nội dung thông báo tuyển sinh, quyết định quảng cáo bằng phƣơng tiện gì và giao cho phòng tuyển sinh thực hiện.

Tƣ vấn tiếp nhận hồ sơ đăng ký và thu lệ phí đăng ký đƣợc thực hiện theo quy chế và các chế độ tài chính hiện hành. Ban Lãnh đạo Khoa chỉ đạo phòng tuyển sinh thƣờng trực nhận hồ sơ liên tục các ngày trong tuần kể cả thứ 7 và chủ nhật.

Phối hợp với phòng Khảo thí tổ chức thi tuyển: Ban Lãnh đạo Khoa yêu cầu phòng Khảo thí và phòng tuyển sinh thực hiện đúng quy trình và kỹ

thuật xử lý thông tin, đảm bảo các yêu cầu đã đề ra trong quy chế (phòng thi, làm thẻ dự thi, giấy báo thi kịp thời).

Quá trình tổ chức thi tuyển: Khoa Quản trị Kinh doanh chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất, hồ sơ liên quan. Tham gia tổ chức thi tuyển dƣới sự chỉ đạo của Ban Lãnh đạo Khoa.

Phối hợp tổ chức khai giảng đón học viên nhập học. Lễ khai giảng gồm có đại diện của trƣờng Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ và Lãnh đạo HSB cùng các khách mời và các tân học viên. Khâu này có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo cảm giác ban đầu, tạo không khí vui tƣơi phấn khởi cho học viên trong ngày nhập trƣờng và an tâm trong quá trình học tập tại Khoa. Giám đốc Khối đào tạo Sau đại học trực tiếp phân công cán bộ tiếp nhận hồ sơ, thu các khoản học phí, lệ phí, thông báo lịch học...

Tổ chức sinh hoạt đầu khóa: Ban Lãnh đạo Khoa chỉ đạo việc tổ chức sinh hoạt đầu khóa học nhằm đảm bảo những nội dung thiết thực nhƣ phổ biến quy chế, phổ biến quy định tài chính, những quy định về học tập, thi cử, kiểm tra trong suốt khóa học.

Nhƣ vậy trong suốt quá trình thực hiện công tác tuyển sinh, vai trò của cán bộ quản lý HSB đã thể hiện đầy đủ thông qua việc lập kế hoạch, phân công điều hành, giám sát kiểm tra toàn diện. Cuối cùng, các cán bộ quản lý của HSB luôn xem xét và đánh giá lại kết quả tuyển sinh, từ đó rút kinh nghiệm cho công tác tuyển sinh các khóa sau.

Trình tự tuyển sinh theo các bƣớc:

1.Xây dựng kế hoạch: HSB cùng đối tác xây dựng kế hoạch tuyển sinh (số lƣợng, ngành đào tạo) báo cáo Đại học Quốc gia Hà Nội và đƣợc Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét và phê duyệt. Để thực hiện bƣớc này, HSB phải tiến hành điều tra nhu cầu ngƣời học, kết hợp với yêu cầu đào tạo nhân lực của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để từ đó xây dựng kế hoạch tuyển sinh sát với nhu cầu thực tế.

2.Thẩm định kế hoạch: Ban Đào tạo - ĐHQGHN sẽ thẩm định điều kiện theo quy định, sau đó ra quyết định giao chỉ tiêu về số lƣợng học viên đào tạo cho đơn vị. Đồng thời HSB gửi trƣờng đối tác kế hoạch đào tạo và báo cáo kết quả khảo sát nhu cầu đào tạo để xin chỉ tiêu đào tạo từng lớp.

3.Căn cứ quyết định giao chỉ tiêu và cho phép tuyển sinh đào tạo của ĐHQGHN, chỉ tiêu số lƣợng học viên cho phép đào tạo và cấp bằng từng lớp của trƣờng Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ, HSB sẽ triển khai chƣơng trình đào tạo bắt đầu từ việc thông báo tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh.

Trong quá trình thực hiện, do phải qua các bƣớc nhƣ trên, mất nhiều thời gian, hơn nữa HSB không có quyền quyết định chỉ tiêu và bị động chờ quyết định giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo từ đơn vị liên kết đào tạo và ĐHQGHN nên phần nào cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng và số lƣợng tuyển sinh đầu vào của chƣơng trình.

Nhƣ vậy công tác tuyển sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình liên kết đào tạo, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, đơn vị triển khai đào tạo không có vai trò quyết định nên gặp nhiều khó khăn. Quy trình tuyển sinh đƣợc tóm tắt ở bảng 2.2 dƣới đây.

Bảng 2.2: Quy trình tuyển sinh đào tạo liên kết trình độ Thạc sĩ

Stt Quy trình Đơn vị thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Xây dựng kế hoạch Khoa Quản trị Kinh doanh

Trƣờng ĐH Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ

2 Thẩm định kế hoạch Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i

Trƣờng ĐH Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ

3 Trình ĐHQGHN và

trƣờng đối tác phê duyệt Khoa Quản trị Kinh doanh

4 Quyết định giao chỉ tiêu Đa ̣i ho ̣c Quốc Gia Hà Nội

Trƣờng ĐH Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ

5 Thông báo tuyển sinh Khoa Quản trị Kinh doanh

HSB đã tổ chức thi tuyển sinh theo đúng quy trình tuyển sinh sau đại học, theo quy chế tuyển sinh hệ đào tạo sau đại học của ĐHQGHN. Các thí sinh khi đăng ký dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp Đại học đúng chuyên ngành hoặc cận chuyên ngành đăng ký thi. Hồ sơ có xác nhận ở địa phƣơng và chứng nhận ít nhất 24 tháng công tác.

Phòng Khảo thí xây dựng các môn thi bắt buộc theo hƣớng dẫn chung của ĐHQGHN.

Bảng 2.3: Bảng quy định khối ngành thi tuyển

Bậc đào tạo tuyển sinh Ngành tuyển sinh Đối tƣợng Môn thi Điều kiện

xét tuyển

Thạc sĩ Quản trị kinh

doanh

Có 1 bằng tốt nghiệp Đại học (chính quy, tại chức, từ xa, liên thông) Tiếng Anh GMAT IQ Kinh nghiệm công tác tối thiểu 24 tháng

2.3.3. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

Nội dung quản lý hoạt động dạy của giảng viên là xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy, giám sát việc thực hiện chƣơng trình theo kế hoạch đã đƣợc thống nhất khi cam kết hợp đồng đào tạo. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch của giảng viên nhằm đảm bảo cho giảng viên giảng dạy đúng quy chế, đúng lịch trình, đúng tiến độ thực hiện chƣơng trình môn học, thời gian giảng dạy và quan trọng hơn cả là đảm bảo nội dung bài giảng, phƣơng pháp giảng dạy có chất lƣợng tốt.

Hiện tại số lƣợng giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của Khoa là 50 giảng viên đều đạt trình độ Tiến sĩ. Trong đó 05 giảng viên cơ hữu và 45 giảng viên thỉnh giảng (bao gồm giảng viên nƣớc ngoài). Khoa Quản trị Kinh doanh có bề dày về đào tạo sau đại học trong nƣớc và đào tạo liên kết với nƣớc ngoài nhƣng lại không có đội ngũ giảng viên cơ hữu nhiều nhƣ các trƣờng đại học khác và điều này là một trong những khó khăn lớn nhất đối với

giảng viên thỉnh giảng, việc quản lý hoạt động dạy của đội ngũ giảng viên này cũng rất phức tạp và gặp nhiều trở ngại:

Lịch học thƣờng xuyên bị thay đổi do phụ thuộc lịch của giảng viên. Lịch học của các môn thƣờng không cố định, hay xảy ra việc có thể bị đẩy môn này lên trƣớc và lùi môn trƣớc về sau do không bố trí và sắp xếp đƣợc giảng viên.

Khoa luôn bị động trong việc thông báo với học viên về sự thay đổi lịch học, giờ học và môn học.

Luôn trong tình trạng tìm kiếm giảng viên ở các trƣờng đại học lân cận. Do không có đội ngũ giảng viên cơ hữu nên HSB không thể bắt buộc hay áp đặt giảng viên phải thực hiện theo quy định của trƣờng, và càng không thể điều động giảng viên theo lịch phân công và phải phụ thuộc vào thời gian rảnh của các giảng viên. Số lƣợng giảng viên thƣờng xuyên thay đổi, khoảng thời gian trung bình gắn bó với Khoa ngắn nên trách nhiệm không cao do họ không có lợi ích lâu dài ở Khoa. HSB có ban kiểm soát chất lƣợng (ISO) nhƣng hoạt động của ban kiểm soát này chƣa thực sự tham gia vào việc kiểm soát chất lƣợng của các giảng viên mỗi giờ đứng lớp. Vì đặc thù là sử dụng hoàn toàn đội ngũ giảng viên bên ngoài nên cần kiểm soát về chất lƣợng giảng dạy bằng cách thực hiện việc dự giờ và đánh giá đội ngũ này. Việc thiếu vắng các giảng viên cơ hữu tiềm ẩn những rủi ro lớn về mặt nhân sự. Thứ nhất là không có đội ngũ kế cận đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng theo một chiến lƣợc cụ thể để kế thừa và phát huy những thành quả của Khoa; thứ hai là việc đổi mới phƣơng pháp, tƣ duy sẽ rất khó đƣợc thực hiện do các giảng viên đến từ nhiều trƣờng.

Nhận xét chung: Thời gian qua, chất lƣợng và hiệu quả đào tạo liên kết trình độ Thạc sĩ của Khoa Quản trị Kinh doanh là tƣơng đối tốt, tạo đƣợc lòng tin đối với học viên và cơ sở liên kết đào tạo mặc dù Khoa hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ giảng viên bên ngoài. Kết quả này có đƣợc phải kể đến vai trò chủ đạo của đội ngũ giảng viên, cán bộ tham gia công tác quản lý và trực tiếp giảng dạy.

Giảng viên nƣớc ngoài thân thiện và có kiến thức quản trị hiện đại, có kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc, có phƣơng pháp dạy học gợi mở rất tốt, vừa giúp học viên có thể tiếp thu kiến thức, vừa giúp học viên thảo luận để tìm ra kết quả, học viên còn học hỏi đƣợc phong cách làm việc, phong cách tổ chức hội nghị hội thảo, từ đó thay đổi đƣợc khá nhiều quan điểm, phong cách khi chủ trì hội nghị, hội thảo của học viên tại công ty, nơi làm việc. Giảng viên nƣớc ngoài có những quan điểm rất cởi mở và tâm huyết.

Giảng viên Việt Nam là những giảng viên tâm huyết, có trình độ sƣ phạm cao, có kiến thức quản trị tốt, hầu hết là những ngƣời có ít nhất một bằng sau đại học của nƣớc ngoài, chủ yếu là Mỹ, Úc và các nƣớc phát triển ở châu Âu. Bản thân giảng viên Việt Nam rất hiểu phong tục tập quán của Việt Nam lại có kiến thức quản trị hiện đại, đồng thời họ thƣờng cũng là những doanh nhân khá thành đạt nên những bài giảng của họ thƣờng rất phong phú,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ thạc sĩ tại khoa quản trị kinh doanh thuộc đại học quốc gia hà nội luận văn ths quản lý giáo dục (Trang 53)