Cơ sở pháp lý của đào tạo liên kết quốc tế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ thạc sĩ tại khoa quản trị kinh doanh thuộc đại học quốc gia hà nội luận văn ths quản lý giáo dục (Trang 27)

hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục nƣớc ngoài tại Việt Nam và Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về hợp tác đầu tƣ với nƣớc ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và các quy định khác liên quan đến hợp tác, đầu tƣ của nƣớc ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Đến năm 2012, đƣợc thay thế bằng Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định về hợp tác đầu tƣ của nƣớc ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội, đào tạo liên kết quốc tế đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có Quyết định số 630/QĐ-QHQT ngày 22/2/2010 ban hành Quy định về quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế ở Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao thẩm quyền cấp phép các chƣơng trình đào tạo liên kết quốc tế theo Quyết định số 16/2001/TTg ngày 12/02/2001.

Căn cứ theo Công văn cho phép triển khai chƣơng trình đào tạo liên kết số 594/QHQT ngày 26/7/2005 của ĐHQGHN, Khoa QTKD đã tiến hành chƣơng trình đào tạo Quản trị Kinh doanh Quốc tế và chƣơng trình liên kết đào tạo này cũng đƣợc Viện Đảm bảo Chất lƣợng Giáo dục - ĐHQGHN kiểm định chất lƣợng và kết luận: “Việc liên kết đào tạo ngành QTKD với ĐH Irvine (Hoa Kỳ) và Đại học Northwestern (Thụy Sĩ) của Khoa QTKD làm là đủ điều kiện.

HSB liên kết đào tạo với trƣờng có uy tín về chất lƣợng đào tạo nhƣ: Trƣờng Đại học Irvine đƣợc thành lập vào năm 1993, trụ sở chính đặt tại thành phố Cerritos, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Khoa Luật (College of Law) thuộc Đại học Irvine là khoa đƣợc thành lập đầu tiên và đến năm 2003, trƣờng Đại học Irvine thành lập thêm hai khoa khác là Khoa Quản trị Kinh doanh (College of Business) và Khoa Xã hội - Nhân văn (College of Liberal Arts). Sứ mệnh của trƣờng Đại học Irvine là nhằm truyền đạt kiến thức và thúc đẩy các thành tựu về học thuật thông qua các chƣơng trình đào tạo Đại

học và Sau Đại học đƣợc tổ chức trong một môi trƣờng học tập chất lƣợng, với sự tham gia giảng dạy của các giáo sƣ chuyên ngành, cùng với toàn bộ cán bộ nhân viên trong trƣờng, luôn cam kết cung cấp dịch vụ tốt nhất cho sinh viên. Các chƣơng trình của Trƣờng Đại học Irvine đã đƣợc cơ quan giáo dục tiểu bang California (Bureau for Postsecondary and Private Vocational Education - BPPVE) trực thuộc California Department of Consumer Affairs thẩm định và công nhận cấp phát văn bằng theo số Institution Approval # 20787.

Trƣờng Kinh doanh UNW - Trƣờng Đại học Khoa học Ứng dụng Tây Bắc Thụy Sĩ: Ngày 1 tháng 1 năm 2006, hệ thống trƣờng đại học University of Applied Science tại bốn tiểu bang Basel City, Basel-Region, Aargau, và Solothurn đã hợp nhất tạo thành một trong 7 trƣờng Đại học Ứng dụng lớn nhất của Thụy Sỹ - Đại học Northwestern Switzerland FHNW. Trƣờng Đại học này cung ứng các khóa học ở bậc Đại học theo hƣớng thực hành, đặc biệt dẫn đầu trong lĩnh vực đào tạo sau đại học tại Thụy Sĩ. Các chƣơng trình đào tạo đƣợc công nhận và cấp bằng hệ chính quy bởi Liên bang Giáo dục và Đào tạo Thụy sĩ (OPET), tuân theo hiệp định giáo dục Bologna Châu Âu, và kết quả học tập đƣợc đánh giá theo hệ thống điểm ECTS (European Credit Transfered System).

1.3.2. Đặc điểm của hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ Thạc sĩ

Điều kiện thực hiện đào tạo liên kết quốc tế:

Đối với đơn vị chủ trì đào tạo:

- Đã có văn bản cho phép triển khai chƣơng trình đào tạo của cấp có thẩm quyền đối với ngành dự định đào tạo liên kết.

- Đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo.

- Đảm bảo yêu cầu về đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy theo quy định, phù hợp với mục tiêu đào tạo của khóa học.

Đối với đơn vị phối hợp đào tạo (đối tác nước ngoài):

- Đảm bảo tƣ cách pháp nhân, uy tín và truyền thống đào tạo, văn bản kiểm định chất lƣợng đào tạo.

- Thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết (bao gồm cam kết đảm nhận khối lƣợng công việc giảng dạy trong chƣơng trình).

- Xây dựng chƣơng trình đào tạo chuẩn quốc tế.

- Phối hợp với đơn vị chủ trì triển khai kế hoạch đào tạo.

Hệ đào tạo Thạc sĩ

Đào tạo sau đại học dành cho những ngƣời đã tốt nghiệp đại học với mục tiêu trang bị những kiến thức sau đại học và nâng cao kỹ năng thực hành nhằm xây dựng đội ngũ những ngƣời làm khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ của đất nƣớc. Những ngƣời có trình độ Thạc sĩ là những ngƣời có trình độ chuyên ngành vững chắc. Sau khi đƣợc học nâng cao và cùng với kinh nghiệm làm việc đã tích lũy đƣợc, họ sẽ có thêm kiến thức liên ngành và năng lực thực hiện công tác chuyên môn cũng nhƣ nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo. Học vị Thạc sĩ là một bậc đánh giá trình độ học vấn của một ngƣời. Những ngƣời muốn đi xa trên con đƣờng học vấn và sự nghiệp đều sẽ học và theo đuổi tấm bằng thạc sĩ, rồi sau đó sẽ là những bậc học cao hơn.

Chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ dành cho học viên cao học đƣợc bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở đại học; hiện đại hóa những kiến thức chuyên ngành; tăng cƣờng kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo. Chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ có khối lƣợng từ 80 đến 100 đơn vị học trình. Một đơn vị học trình đƣợc quy định bằng khoảng 15 tiết giảng lý thuyết, 30 đến 45 tiết giảng thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, 45 đến 60 tiết làm tiểu luận hoặc luận văn. Chƣơng trình đào tạo gồm ba phần:

- Phần 1: Kiến thức chung : gồm các môn Triết học, Ngoại ngữ nhằm trang bị những kiến thức về phƣơng pháp luận và phƣơng tiện giúp học viên học tập các môn ở phần kiến thức cơ sở, chuyên ngành và nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn.

- Phần 2: Kiến thức cơ sở và chuyên ngành: gồm những môn học bổ sung và nâng cao kiến thức cơ sở và liên ngành, mở rộng và cập nhật kiến thức chuyên ngành.

- Phần 3: Luận văn Thạc sĩ: đề tài luận văn Thạc sĩ là một vấn đề khoa học và đƣợc Hội đồng khoa học của cơ sở đào tạo chấp thuận.

1.3.3. Vai trò của đào tạo liên kết quốc tế

Mục đích của hoạt động đào tạo liên kết quốc tế:

Nhằm tạo cơ hội cho một bộ phận sinh viên , học viên cao học , nghiên cứu sinh đƣợc học tập theo các chƣ ơng trình, giáo trình và phƣơ ng pháp tiên tiến đang đƣợc sử dụng tại các trƣờng đại học có uy tín trên thế giới; tạo động lực và điều kiện cho các đơn vị trực thuộc đổi mới nội dung , chƣơng trình, giáo trình và ph ƣơng pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực và trình độ giảng viên , chất lƣợng đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, từng bƣớc hội nhập quốc tế về giáo dục đại học , góp phần đẩy mạnh hợp tác với các trƣờng đại học nƣớc ngoài.

Đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn của đại học đối tác, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có đạo đức và nhân cách tốt của ngƣời Việt Nam, có trình độ chuyên môn , có năng lực và kỹ năng làm việc đƣợc trong điều kiện hội nhập quốc tế và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Học viên có điều kiện đƣợc tiếp xúc với các chƣơng trình , phƣơng pháp giảng dạy và các giảng viên đến từ các trƣờng đại học có uy tín trên thế giới.

Từng bƣớc chuyển giao công nghệ đào tạo (chƣơng trình, giáo trình, tài liệu học tập, phƣơng pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, quản lý đào tạo và

nghiên cứu khoa học…) góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý.

Tạo điều kiện cho học viên tiết kiệm chi phí đào tạo so với du học nƣớc ngoài trong khi vẫn đảm bảo các điều kiện và chất lƣợng học tập.

Nâng cao vị thế quốc tế của đơn vị, thu hút đƣợc cán bộ khoa học giỏi và sinh viên quốc tế đến học tập.

Nhƣ vậy, hợp tác đào tạo với các tổ chức giáo dục uy tín trên thế giới là xu hƣớng tất yếu trong điều kiện hội nhập hiện nay. Đặc biệt, hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo đã và đang chứng minh đƣợc vai trò của mình trong việc góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học.

1.3.4. Hình thức đào tạo liên kết quốc tế

Đào tạo liên kết quốc tế đƣợc thực hiện thông qua các hình thức:

- Chƣơng trình đào tạo liên kết quốc tế do cơ sở giáo dục đại học trong nƣớc cấp bằng, với nội dung và chƣơng trình đƣợc xây dựng và thực hiện theo chuẩn của đối tác nƣớc ngoài;

- Chƣơng trình đào tạo liên kết quốc tế do cơ sở giáo dục đại học nƣớc ngoài cấp bằng;

- Chƣơng trình đào tạo liên kết quốc tế do cả hai bên cùng cấp bằng.

1.3.4.1. Đào tạo liên kết quốc tế do cơ sở giáo dục đại học trong nước cấp bằng.

Công tác quản lý chƣơng trình đào tạo tuân thủ theo quy chế đào tạo đại học và sau đại học và theo quy định trong văn bản quy định về quản lý đào tạo bậc đại học và bậc sau đại học của các cấp có thẩm quyền.

1.3.4.2. Đào tạo liên kết quốc tế do cơ sở giáo dục đại học nước ngoà i c ấp bằng.

Để thực hiện chƣơng trình liên kết do đối tác nƣớc ngoài cấp bằng là các đơn vị có chức năng/nhiệm vụ đào tạo hoặc có chức năng/nhiệm vụ tham gia đào tạo đại học, sau đại học. Đối với các chƣơng trình liên kết quốc tế cùng cấp bằng hoặc chỉ do cơ sở giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c cấp bằng phải là các đơn vị

có chức năng đào tạo đại học và sau đại học, có cơ sở vật chất và nhân lực đáp ứng đƣợc công tác đào tạo liên kết quốc tế.

Đối tác nƣớc ngoài: là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học nƣớc ngoài đƣợc đơn vị liên kết chọn để hợp tác liên kết đào tạo và đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học có các ngành, chuyên ngành tƣơng ứng đang đƣợc thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả, có tƣ cách pháp nhân, có uy tín quốc tế đã đƣợc kiểm định chất lƣợng của cơ quan/tổ chức kiểm định chất lƣợng của nƣớc sở tại (căn cứ vào văn bản kiểm định, bảng xếp hạng các cơ sở đào tạo quốc tế do các cơ quan, hiệp hội đánh giá, kiểm định quốc tế có uy tín thực hiện). Ƣu tiên các chƣơng trình đào tạo liên kết có đối tác nƣớc ngoài là các đại học tiên tiến, có uy tín quốc tế, thuộc nhóm 500 trƣờng đại học hàng đầu trên thế giới theo xếp hạng của The Times Higher Education Supplement (THES)... hoặc tƣơng đƣơng.

- Có các chuyên gia, giảng viên giỏi có thể tƣ vấn xây dựng chƣơng trình đào tạo và tham gia giảng dạy, nghiên cứu các nội dung khoa học của ngành, chuyên ngành liên quan, theo chƣơng trình đào tạo tƣơng ứng tại cơ sở giáo dục.

- Có quan hệ hợp tác chính thức với cơ sở giáo.

Công tác quản lý chƣơng trình đào tạo tuân thủ theo yêu cầu của đối tác nƣớc ngoài, phù hợp với pháp luật Việt Nam.

1.3.4.3. Đào tạo liên kết quốc tế do cả hai bên cùng cấp bằng

Tuân thủ quy trình xây dựng chƣơng trình đào tạo của đối tác nƣớc ngoài hoặc quy trình xây dựng đề án mở ngành/chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c , tùy thuộc vào thỏa thuận hợp tác đƣợc ký kết giữa hai bên; sau đó gửi toàn bộ hồ sơ mở ngành/chuyên ngành đã đƣợc lựa chọn trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Công tác quản lý thực hiện theo thỏa thuận đƣợc ký kết giữa hai bên và theo quy chế đào tạo đại học, sau đại học và các quy định của các cấp có thẩm quyền.

1.4. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ Thạc sĩ

1.4.1. Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ Thạc sĩ

Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ Thạc sĩ bao gồm các nội dung sau:

(1) Quản lý tuyển sinh: Sau khi chƣơng trình đào tạo liên kết quốc tế đó đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và cho phép tuyển sinh, đơn vị liên kết tiến hành các bƣớc:

- Nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng nhân lực; lên kế hoạch tuyển sinh cho chƣơng trình đào tạo đã ký kết thực hiện với đối tác nƣớc ngoài; thông báo tuyển sinh, thông tin quảng bá trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng phải ghi rõ các thông tin liên quan đến chƣơng trình đƣợc phê duyệt (đơn vị liên kết, đối tác nƣớc ngoài, hình thức và thời gian đào tạo).

- Thu nhận hồ sơ tuyển sinh.

- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyển sinh. - Thành lập hội đồng tuyển sinh.

- Khai giảng khóa học.

- Triển khai kế hoạch đào tạo.

(2) Quản lý quá trình đào tạo: Đây là nội dung chính, quan trọng nhất của quản lý quá trình đào tạo, nó bao gồm các khâu chủ yếu:

- Lập kế hoạch đào tạo cho cả khóa học, lên thời khóa biểu giảng da ̣y , học tập của học viên và giảng viên; thông báo kế hoạch đào tạo cho đơn vị liên kết đào tạo để phân chia thời lƣợng giảng dạy của giảng viên (theo quy định cam kết trƣờng đối tác sẽ cung cấp 30% số môn học là giảng viên nƣớc ngoài trực tiếp giảng dạy).

- Quản lý hoạt động của giảng viên và học viên trong quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo.

- Quản lý phƣơng pháp giảng dạy: Tổ chức thực hiện các phƣơng pháp giảng dạy tích cực, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong việc cải tiến phƣơng pháp giảng dạy.

- Quản lý chƣơng trình đào tạo: nội dung giảng dạy các môn học. - Quản lý việc biên soạn giáo trình, dịch và hiệu đính tài liệu, tài liệu tham khảo phục vụ đào tạo.

- Quản lý việc thi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của môn học, học viên.

- Quản lý học vụ điểm, buộc thôi học, ngừng học, xét điều kiện bảo vệ luận văn và công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng, bảng điểm cho học viên. (3) Quản lý sau đào tạo:

- Theo dõi việc sử dụng sản phẩm đào tạo: số học viên sau khi tốt nghiệp đƣợc sử dụng đúng chuyên môn đào tạo, khác chuyên môn đào tạo, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của họ, các học viên đƣợc đề bạt...

- Tổ chức lấy ý kiến của các học viên đã tốt nghiệp và đang công tác tại các cơ quan nhà nƣớc, doanh nghiệp... cũng nhƣ các cơ quan sử dụng cán bộ về chƣơng trình đào tạo, nội dung đào tạo, ngành nghề đào tạo, phƣơng pháp quản lý, phƣơng pháp giảng dạy, phƣơng pháp học tập, cơ sở vật chất, giáo trình, tài liệu, thi kiểm tra...

Quản lý sau đào tạo là công việc rất khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ thạc sĩ tại khoa quản trị kinh doanh thuộc đại học quốc gia hà nội luận văn ths quản lý giáo dục (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)