Bổ sung nguồn nhân lực giảng dạy và quản lý hoạt động đào tạo liên kết

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ thạc sĩ tại khoa quản trị kinh doanh thuộc đại học quốc gia hà nội luận văn ths quản lý giáo dục (Trang 97)

kết quốc tế

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Đội ngũ giảng viên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình đào tạo và có ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng đào tạo. Phát triển và nâng cao chất

có đƣợc đội ngũ giáo viên đảm bảo chất lƣợng, chúng ta mới đào tạo ra đƣợc sản phẩm chất lƣợng đáp ứng nhu cầu công việc, góp phần vào xây dựng và phát triển đất nƣớc và xúc tiến hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay. Điểm yếu của Khoa là không có đội ngũ giảng viên cơ hữu, sử dụng hoàn toàn đội ngũ giảng viên thỉnh giảng nên còn tồn tại nhiều bất cập trong vấn đề quản lý. Việc bổ sung nguồn nhân lực giảng dạy là điều cần thiết để thiết lập một đội ngũ giảng viên chính thức góp phần vào sự phát triển của Khoa.

Với cán bộ quản lý giáo dục, đa số không đƣợc cập nhật về nghiệp vụ quản lý giáo dục hiện đại, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiếu các kiến thức về pháp luật, quản trị nhân sự, tài chính, hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tin học nên công tác quản lý giáo dục hiện đại còn hạn chế. Số lƣợng cán bộ quản lý giáo dục thiếu, việc bổ sung nguồn cán bộ quản lý trực tiếp quản lý hoạt động đào tạo liên kết này là rất cần thiết.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Nhà quản lý tập trung mọi điều kiện, bằng mọi biện pháp nỗ lực xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, tập trung xây dựng những vấn đề sau:

- Cần cải tiến phƣơng pháp giảng dạy, mạnh dạn áp dụng các phƣơng pháp mới vì phƣơng pháp dạy học có ảnh hƣởng trực tiếp tới sản phẩm giáo dục của Khoa để góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo. Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng gợi mở, nêu vấn đề và lấy học viên là đối tƣợng trung tâm để điều khiển quá trình dạy học.

- Bên cạnh việc phát huy nội lực để nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên, muốn theo kịp trình độ các nƣớc trong khu vực cần mở rộng quan hệ quốc tế, nâng cao số lƣợng giảng viên đƣợc đi đào tạo và thực tập ở nƣớc ngoài.

- Đội ngũ giảng viên của Khoa rất đa dạng do nhiều nguồn cung cấp, chỉ có một số giảng viên tốt nghiệp ngành sƣ phạm là đƣợc đào tạo sƣ phạm, còn lại đa số là chƣa đƣợc đào tạo sƣ phạm. Vì thế trong những năm tới Khoa cần tăng chức năng đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên với các nhiệm vụ: Đào tạo

sƣ phạm cho các giảng viên chƣa đƣợc đào tạo giảng viên; Bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm đại học, chuyên môn, bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng, bồi dƣỡng về phƣơng pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên; Xây dựng mô hình đào tạo giảng viên làm cơ sở xác định nội dung đào tạo và bồi dƣỡng giảng viên. - Cần tiếp tục ban hành những chính sách, chế độ đối với giảng viên mang tính đồng bộ nhằm khuyến khích, thu hút những ngƣời có tài, có đức làm giảng viên, đó là: xem xét chế độ tiền lƣơng, thƣởng, phụ cấp cho giảng viên; đồng thời đề cập tới chế độ ƣu đãi đối với giảng viên mới ra trƣờng. Có chính sách khuyến khích và thu hút những ngƣời có thâm niên công tác lâu năm. Xây dựng chính sách đào tạo giảng viên từ đại học lên thạc sĩ, từ thạc sĩ làm NCS, tiến sĩ.

- Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, công nghệ thông tin trở thành phƣơng tiện dạy học hiệu quả, công nghệ dạy học ngày càng có nhiều ứng dụng mới và lý luận/phƣơng pháp giảng dạy đại học không ngừng phát triển thì việc xây dựng các đơn vị chuyên trách đổi mới phƣơng pháp giảng dạy là rất cần thiết nhằm hỗ trợ giảng viên đổi mới phƣơng pháp giảng dạy có hiệu quả. Tuy nhiên lâu nay Khoa vẫn hay kêu gọi giảng viên đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, nhƣng thực tế nhiều giảng viên không biết phải đổi mới nhƣ thế nào, ai hay đơn vị nào trong Khoa có thể giúp đỡ hay hỗ trợ họ trong việc đổi mới.

3.2.5.3. Cách thức tiến hành

Tuyển dụng mới, bổ sung và thay thế dần số CBGV thỉnh giảng theo hƣớng chuẩn hóa và trẻ hóa đội ngũ và gồm các kỹ năng sau:

- Có khả năng cập nhật kiến thức, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và công việc.

- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ để giảng dạy.

- Có khả năng hƣớng dẫn học viên tìm kiếm, lựa chọn, phân tích và tổ chức sử dụng các thông tin phù hợp với yêu cầu của mình.

việc sáng tạo.

- Có khả năng dạy học viên phát hiện vấn đề, điều tra, tìm hiểu nguyên nhân những vấn đề đó và xây dựng biện pháp giải quyết.

- Có khả năng khích lệ học viên ham học, vƣơn lên học tập tốt.

- Có khả năng sử dụng tốt các điều kiện về khoa học, công nghệ thông tin đảm bảo việc dạy học và các hoạt động khác.

Đẩy mạnh công tác tƣ tƣởng xây dựng phẩm chất, tƣ cách của ngƣời thầy giáo; quan tâm, bồi dƣỡng, phát triển Đảng viên trẻ.

Tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho những CBGV đi học các lớp sau đại học.

Có cơ chế động viên, khen thƣởng kịp thời đối với những cán bộ, giảng viên có nhiều cố gắng và đạt kết quả cao trong công tác

Đẩy mạnh công tác giáo dục tƣ tƣởng, xây dựng phẩm chất, tƣ cách của ngƣời thầy giáo, quan tâm bồi dƣỡng phát triển giảng viên trẻ.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà quản lý và CBGV cần biết và am hiểu đầy đủ về tầm quan trọng, vai trò của việc bổ sung đội ngũ giảng viên cơ hữu và nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên. Mọi ngƣời nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ và quyền lợi của mình với sự tồn tại và phát triển của Khoa.

Nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo và đội ngũ giảng viên về công tác xây dựng và phát triển nguồn lực phục vụ đào tạo của Khoa.

3.2.5.5. Kết quả cần đạt được

Tuyển dụng đƣợc một đội ngũ giảng viên chất lƣợng cao và đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo có trình độ cao để góp phần vào hiệu quả công tác đào tạo của Khoa.

Đội ngũ giảng viên chất lƣợng cao thể hiện: kiến thức chuyên môn vững, ngoại ngữ tốt, học hàm học vị cao, nhiệt tình với công việc, gắn bó với tổ chức, đƣợc học viên đánh giá cao thể hiện qua feedback và các phiếu

feedback của học viên.

3.2.6. Đầu tư cơ sở vật chất và tài chính cho đào tạo liên kết quốc tế

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình Dạy - Học. Bởi vì có thiết bị dạy học tốt thì chúng ta mới có thể tổ chức đƣợc quá trình dạy học khoa học, huy động đƣợc đa số ngƣời học tham gia thực sự vào quá trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời thầy một cách tích cực. Nên cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là bộ phận quan trọng của nội dung và phƣơng pháp. Tài chính cho đào tạo cũng không thể thiếu đƣợc, nó có ý nghĩa quyết định tới toàn bộ hoạt động đào tạo và bồi dƣỡng.

Nâng cao đời sống của cán bộ, giảng viên để họ yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp của ngành.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Căn cứ vào số lƣợng học viên từ đó xác định rõ số lƣợng giảng đƣờng với quy mô không quá 40 học viên trên một lớp học.

Xây dựng “Quy chế chi tiêu nội bộ” thông qua Hội nghị cán bộ công chức hàng năm.

Thực hiện thu, chi đúng quy định và chế độ, chính sách Nhà nƣớc. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, quản lý thu chi và lƣu giữ hồ sơ sổ sách.

Tăng cƣờng đội ngũ kế toán, thủ quỹ (bồi dƣỡng nâng cao và tuyển mới).

Cơ sở vật chất, thiết bị tốt sẽ nâng cao chất lƣợng giảng dạy và học tập, chất lƣợng đào tạo toàn diện của Khoa.

Căn cứ Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và Thông tƣ số 50/TT-BTC của Bộ tài chính hƣớng dẫn việc xây dựng “Quy chế chi tiêu nội bộ” đối với các đơn vị sự nghiệp có thu để xây dựng các chính sách thu - chi của đơn vị.

3.2.6.3. Cách thức tiến hành

Tin học hóa toàn bộ phòng học và nâng cấp hệ thống đƣờng truyền internet.

Tăng cƣờng kiểm tra các trang thiết bị tại các cơ sở đào tạo hơn nữa trong thời gian tới. Rà soát lại các điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất đảm bảo về chất lƣợng phục vụ cho đào tạo liên kết, khắc phục bằng các biện pháp trang bị thêm thiết bị hỗ trợ giảng dạy cho giảng viên.

Tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất cho Khoa theo hƣớng chuẩn hóa. Song song với việc đầu tƣ cho cơ sở vật chất, nhà trƣờng nên phát triển hơn nữa thƣ viện mạng điện tử để học viên tham khảo thông tin, cập nhật kiến thức trong thời gian có thể. Bên cạnh đó là việc khuyến khích giảng viên biên soạn các tài liệu, bài giảng điện tử một cách đầy đủ và phong phú trên hệ thống mạng của Khoa.

Tổng hợp, phân tích các khoản thu chi thực tế, xây dựng định mức các khoản chi hợp lý, đảm bảo:

+ Thực hiện đúng tỷ lệ % chi theo quy định của Khoa + Kinh phí cho các hoạt động của Khoa

+ Tăng thu nhập, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, giảng viên + Thực hiện thu, chi đúng quy định và chế độ, chính sách Nhà nƣớc. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, quản lý thu chi và giữ hồ sơ sổ sách

Thực hiện đúng theo “Quy chế chi tiêu nội bộ” đã đƣợc ban hành.

Tăng cƣờng bồi dƣỡng đội ngũ kế toán, thủ quỹ thành thạo trong việc sử dụng phần mềm kế toán hỗ trợ.

Nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, giảng viên về công tác xây dựng, quản lý, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Có đủ năng lực tài chính để nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị.

lý và sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Quản lý hiệu quả các nguồn tài chính phục vụ công tác đào tạo.

Thực hiện quyền tự chủ trong công tác quản lý tài chính trên cơ sở thực hiện tốt “Quy chế dân chủ”, “Quy chế công khai”.

3.2.6.5. Kết quả cần đạt được

Đƣợc trang bị hệ thống cơ sở vật chất khang trang. Các phòng học và phòng LAB đều đạt tiêu chuẩn. Thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập hiện đại giúp sinh viên có đƣợc điều kiện học tập tốt nhất. Học viên của chƣơng trình đều đƣợc học trực tiếp với máy tính.

Đƣợc trang bị phòng học theo tiêu chuẩn phục vụ cho học tập: hai mét vuông trên một sinh viên, không quá 40 học viên trong một lớp học ngoại ngữ theo quy định mới của Bộ GD-ĐT.

Thu nhập của cán bộ và giảng viên đƣợc đảm bảo. Tập trung huy động các nguồn lực cho cơ sở vật chất.

Tăng cƣờng công tác bảo quản và sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện có.

3.2.7. Tăng cường xã hội hóa hoạt động đào tạo liên kết quốc tế

3.2.7.1. Mục đích của biện pháp

Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ, trí tuệ trở thành động lực chính của sự gia tăng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, do đó giáo dục đào tạo đƣợc coi là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia trên con đƣờng phát triển. Để phát triển giáo dục, chúng ta không thể duy trì nền giáo dục nhƣ thời bao cấp mà cần phải huy động mọi nguồn nhân lực trong xã hội để đáp ứng các nhu cầu của hoạt động giáo dục đào tạo, có nghĩa là cần phải tiến hành xã hội hóa giáo dục. Xã hội hóa hoạt động đào tạo liên kết quốc tế nhằm phát triển quy mô, đa dạng hóa loại hình đào tạo, đa dạng hình thức học để đáp ứng nhu cầu đào tạo và phát triển kinh tế xã hội.

Phát huy sức mạnh cộng đồng để cùng nâng cao chất lƣợng quản lý và đào tạo liên kết.

3.2.7.2. Nội dung của biện pháp

Vận động và tổ chức tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Mở rộng các nguồn lực về tài lực, vật lực trong xã hội. Huy động cộng đồng tham gia vào liên kết đào tạo: + Phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức trong đơn vị;

+ Phối hợp giữa đơn vị đào tạo với các cơ quan ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân địa phƣơng.

Đa dạng hóa các nguồn lực cho liên kết đào tạo: huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cƣ, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn, các học viên đang học tập tại trƣờng.

3.2.7.3. Cách thức tiến hành

Cách thức tổ chức huy động cộng đồng tham gia vào hoạt động đào tạo liên kết:

+ Đối với các tổ chức, cán bộ, giảng viên trong đơn vị;

+ Đối với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân địa phƣơng.

Cách thức tổ chức đa dạng hóa các nguồn lực cho hoạt động đào tạo liên kết:

+ Vận động các tổ chức, cộng đồng dân cƣ, học viên tham gia đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất nhằm hoàn thiện, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tạo, đồng thời xây dựng cảnh quan sƣ phạm xanh sạch đẹp;

+ Tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan, đơn vị có học viên tham gia học tập, hoặc những nơi học viên có nhu cầu đến thực hành, tạo điều kiện cho học viên về cơ sở vật chất, cán bộ hƣớng dẫn để học viên có khả năng học đi đôi với hành.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà quản lý phải có nhận thức đúng đắn về xã hội hóa hoạt động đào tạo liên kết, nắm vững các quan điểm cơ bản về xã hội hóa hoạt động đào tạo liên kết, tránh những lệch lạc trong nhận thức và hành động và cụ thể hóa chủ trƣơng xã hội hóa cho phù hợp với nhu cầu của nhà trƣờng và điều kiện của địa phƣơng.

Nhà quản lý phải có trách nhiệm tổ chức phối hợp với các lực lƣợng xã hội thực hiện xã hội hóa hoạt động đào tạo liên kết một cách chủ động, tích cực.

Tập trung sức mạnh của các đoàn thể để tạo sự phối hợp. Huy động sự đóng góp cả về tài lực và vật lực.

3.2.7.5. Kết quả cần đạt được

Huy động đƣợc các nguồn lực để thực hiện công tác xã hội hóa hoạt động đào tạo liên kết đạt hiệu quả.

Đa dạng các nguồn đầu tƣ, khai thác tiềm năng về nhân lực và vật lực, sử dụng hiệu quả để phát triển chƣơng trình đào tạo liên kết.

Huy động các lực lƣợng của cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục dƣới nhiều hình thức và lĩnh vực phong phú đa dạng.

3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

3.3.1. Mục đích khảo sát

Nhằm khẳng định tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất trên, chúng tôi đã thực hiện các cuộc trò chuyện, lấy phiếu trƣng cầu ý kiến về các giải pháp của luận văn với 56 đối tƣợng là những cán bộ quản lý, chuyên viên, giảng viên giàu kinh nghiệm trong thực tiễn và am hiểu về lĩnh vực GD & ĐT.

3.3.2. Thời gian và đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ thạc sĩ tại khoa quản trị kinh doanh thuộc đại học quốc gia hà nội luận văn ths quản lý giáo dục (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)