Hoàn thiện quy trình phối hợp và quản lý hoạt động đào tạo liên kết

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ thạc sĩ tại khoa quản trị kinh doanh thuộc đại học quốc gia hà nội luận văn ths quản lý giáo dục (Trang 94 - 96)

quốc tế

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc phối hợp giữa đơn vị đào tạo và đơn vị liên kết đào tạo nhằm cụ thể hóa và rõ ràng về trách nhiệm của mỗi bên tại các điều khoản đƣợc kí kết trong hợp đồng đào tạo. Trong đó đơn vị liên kết đào tạo là đối tác nƣớc ngoài.

Hoàn thiện quy trình quản lý hoạt động đào tạo liên kết giúp các nhà quản lý có đƣợc quy trình làm việc một cách khoa học và hiệu quả. Việc xây dựng một quy trình chuẩn sẽ tạo nên tính khoa học và hiệu quả trong quá trình liên kết đào tạo giúp cho HSB và đối tác nƣớc ngoài thực hiện tốt mục tiêu liên kết đào tạo.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Các nhà quản lý xây dựng quy trình làm việc thể hiện rõ đƣợc quyền hạn và nghĩa vụ của hai bên trong quá trình liên kết đào tạo, từ khâu xin thủ tục tuyển sinh đến các khâu sau này khi đã hình thành đƣợc sự liên kết để từ đó có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả, giảm thiểu các thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian phê duyệt kết quả.

3.2.3.3. Cách thức tiến hành

Trong nhiều năm qua, HSB đã tiến hành liên kết đào tạo quốc tế trình độ Thạc sĩ với một số đối tác nƣớc ngoài là các trƣờng đại học có uy tín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn khá nhiều những bất cập trong quá trình triển khai đào tạo, từ việc thực hiện thủ tục ban đầu, giám sát kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình, quản lý học viên, cho đến khâu cuối cùng là tổ chức cấp phát bằng công nhận tốt nghiệp cho học viên. Quy trình quản lý hiện tại còn nhiều điểm bất cập và gây khó khăn trong việc thực hiện. Hoàn thiện quy trình quản lý đào tạo sẽ giúp nhà quản lý thuận lợi hơn trong công tác triển khai.

Khi xây dựng quy trình quản lý hoạt động đào tạo liên kết cần chú ý đến các bƣớc:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo căn cứ theo khảo sát nhu cầu ngƣời học. Kế hoạch phải mang tính tính thực tiễn và khả thi, phải dự báo đƣợc toàn bộ hoạt động liên kết và các nghiệp vụ phát sinh khi tổ chức, thực hiện quá trình đào tạo.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động liên kết là đảm bảo tất cả các hoạt động và các tiến trình đƣợc sắp xếp, giúp cho hoạt động liên kết đào tạo có thể đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.

- Quy trình các khâu phải ngắn gọn và thực hiện đúng theo thời gian quy định. Ví dụ quy trình phê duyệt điểm cam kết tối đa 2 tháng sau khi thi sẽ thông báo điểm cho học viên nhƣng có môn phải mất 5 tháng học viên mới biết điểm. Quy trình phê duyệt điều kiện bảo vệ luận văn nên có sự tham gia cả 2 bên vì hiện tại chỉ có đối tác nƣớc ngoài (trƣờng FHNW) có quyền quyết định và phủ quyết.

- Chỉ đạo hoạt động liên kết đào tạo mang tính tác nghiệp trong quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo liên kết. Nhà quản lý cần phải lãnh đạo hiệu quả, chi phối và huy động các nguồn lực tham gia hoạt động liên kết để đảm

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà quản lý phải nắm rõ quy trình quản lý đào tạo, công khai minh bạch quy mô, số lƣợng và kết quả thực hiện công việc theo quy trình hiện tại.

Cán bộ quản lý, giảng viên nhận thức đầy đủ đƣợc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc đào tạo liên kết; nắm và thực hiện tốt các văn bản quy định về đào tạo theo hình thức đào tạo liên kết quốc tế của Khoa.

3.2.3.5. Kết quả cần đạt được

Quy trình thực hiện các khâu quá trình triển khai phải cụ thể, sát thực, có tính khả thi đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Cán bộ quản lý của hai đơn vị liên kết đào tạo phối kết nhịp nhàng để thực hiện kế hoạch đào tạo đề ra, đảm bảo tốt nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia đào tạo liên kết và lợi ích học tập của ngƣời học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ thạc sĩ tại khoa quản trị kinh doanh thuộc đại học quốc gia hà nội luận văn ths quản lý giáo dục (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)