Đào tạo liên kết quốc tế đƣợc thực hiện thông qua các hình thức:
- Chƣơng trình đào tạo liên kết quốc tế do cơ sở giáo dục đại học trong nƣớc cấp bằng, với nội dung và chƣơng trình đƣợc xây dựng và thực hiện theo chuẩn của đối tác nƣớc ngoài;
- Chƣơng trình đào tạo liên kết quốc tế do cơ sở giáo dục đại học nƣớc ngoài cấp bằng;
- Chƣơng trình đào tạo liên kết quốc tế do cả hai bên cùng cấp bằng.
1.3.4.1. Đào tạo liên kết quốc tế do cơ sở giáo dục đại học trong nước cấp bằng.
Công tác quản lý chƣơng trình đào tạo tuân thủ theo quy chế đào tạo đại học và sau đại học và theo quy định trong văn bản quy định về quản lý đào tạo bậc đại học và bậc sau đại học của các cấp có thẩm quyền.
1.3.4.2. Đào tạo liên kết quốc tế do cơ sở giáo dục đại học nước ngoà i c ấp bằng.
Để thực hiện chƣơng trình liên kết do đối tác nƣớc ngoài cấp bằng là các đơn vị có chức năng/nhiệm vụ đào tạo hoặc có chức năng/nhiệm vụ tham gia đào tạo đại học, sau đại học. Đối với các chƣơng trình liên kết quốc tế cùng cấp bằng hoặc chỉ do cơ sở giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c cấp bằng phải là các đơn vị
có chức năng đào tạo đại học và sau đại học, có cơ sở vật chất và nhân lực đáp ứng đƣợc công tác đào tạo liên kết quốc tế.
Đối tác nƣớc ngoài: là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học nƣớc ngoài đƣợc đơn vị liên kết chọn để hợp tác liên kết đào tạo và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học có các ngành, chuyên ngành tƣơng ứng đang đƣợc thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả, có tƣ cách pháp nhân, có uy tín quốc tế đã đƣợc kiểm định chất lƣợng của cơ quan/tổ chức kiểm định chất lƣợng của nƣớc sở tại (căn cứ vào văn bản kiểm định, bảng xếp hạng các cơ sở đào tạo quốc tế do các cơ quan, hiệp hội đánh giá, kiểm định quốc tế có uy tín thực hiện). Ƣu tiên các chƣơng trình đào tạo liên kết có đối tác nƣớc ngoài là các đại học tiên tiến, có uy tín quốc tế, thuộc nhóm 500 trƣờng đại học hàng đầu trên thế giới theo xếp hạng của The Times Higher Education Supplement (THES)... hoặc tƣơng đƣơng.
- Có các chuyên gia, giảng viên giỏi có thể tƣ vấn xây dựng chƣơng trình đào tạo và tham gia giảng dạy, nghiên cứu các nội dung khoa học của ngành, chuyên ngành liên quan, theo chƣơng trình đào tạo tƣơng ứng tại cơ sở giáo dục.
- Có quan hệ hợp tác chính thức với cơ sở giáo.
Công tác quản lý chƣơng trình đào tạo tuân thủ theo yêu cầu của đối tác nƣớc ngoài, phù hợp với pháp luật Việt Nam.
1.3.4.3. Đào tạo liên kết quốc tế do cả hai bên cùng cấp bằng
Tuân thủ quy trình xây dựng chƣơng trình đào tạo của đối tác nƣớc ngoài hoặc quy trình xây dựng đề án mở ngành/chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo du ̣c đa ̣i ho ̣c , tùy thuộc vào thỏa thuận hợp tác đƣợc ký kết giữa hai bên; sau đó gửi toàn bộ hồ sơ mở ngành/chuyên ngành đã đƣợc lựa chọn trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Công tác quản lý thực hiện theo thỏa thuận đƣợc ký kết giữa hai bên và theo quy chế đào tạo đại học, sau đại học và các quy định của các cấp có thẩm quyền.
1.4. Nội dung quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ Thạc sĩ
1.4.1. Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ Thạc sĩ
Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ Thạc sĩ bao gồm các nội dung sau:
(1) Quản lý tuyển sinh: Sau khi chƣơng trình đào tạo liên kết quốc tế đó đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và cho phép tuyển sinh, đơn vị liên kết tiến hành các bƣớc:
- Nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng nhân lực; lên kế hoạch tuyển sinh cho chƣơng trình đào tạo đã ký kết thực hiện với đối tác nƣớc ngoài; thông báo tuyển sinh, thông tin quảng bá trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng phải ghi rõ các thông tin liên quan đến chƣơng trình đƣợc phê duyệt (đơn vị liên kết, đối tác nƣớc ngoài, hình thức và thời gian đào tạo).
- Thu nhận hồ sơ tuyển sinh.
- Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyển sinh. - Thành lập hội đồng tuyển sinh.
- Khai giảng khóa học.
- Triển khai kế hoạch đào tạo.
(2) Quản lý quá trình đào tạo: Đây là nội dung chính, quan trọng nhất của quản lý quá trình đào tạo, nó bao gồm các khâu chủ yếu:
- Lập kế hoạch đào tạo cho cả khóa học, lên thời khóa biểu giảng da ̣y , học tập của học viên và giảng viên; thông báo kế hoạch đào tạo cho đơn vị liên kết đào tạo để phân chia thời lƣợng giảng dạy của giảng viên (theo quy định cam kết trƣờng đối tác sẽ cung cấp 30% số môn học là giảng viên nƣớc ngoài trực tiếp giảng dạy).
- Quản lý hoạt động của giảng viên và học viên trong quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo.
- Quản lý phƣơng pháp giảng dạy: Tổ chức thực hiện các phƣơng pháp giảng dạy tích cực, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong việc cải tiến phƣơng pháp giảng dạy.
- Quản lý chƣơng trình đào tạo: nội dung giảng dạy các môn học. - Quản lý việc biên soạn giáo trình, dịch và hiệu đính tài liệu, tài liệu tham khảo phục vụ đào tạo.
- Quản lý việc thi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của môn học, học viên.
- Quản lý học vụ điểm, buộc thôi học, ngừng học, xét điều kiện bảo vệ luận văn và công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bằng, bảng điểm cho học viên. (3) Quản lý sau đào tạo:
- Theo dõi việc sử dụng sản phẩm đào tạo: số học viên sau khi tốt nghiệp đƣợc sử dụng đúng chuyên môn đào tạo, khác chuyên môn đào tạo, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của họ, các học viên đƣợc đề bạt...
- Tổ chức lấy ý kiến của các học viên đã tốt nghiệp và đang công tác tại các cơ quan nhà nƣớc, doanh nghiệp... cũng nhƣ các cơ quan sử dụng cán bộ về chƣơng trình đào tạo, nội dung đào tạo, ngành nghề đào tạo, phƣơng pháp quản lý, phƣơng pháp giảng dạy, phƣơng pháp học tập, cơ sở vật chất, giáo trình, tài liệu, thi kiểm tra...
Quản lý sau đào tạo là công việc rất khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ kiên trì và bền bỉ. Chỉ có nhƣ vậy mới thu thập đƣợc thông tin một cách đầy đủ và chính xác giúp đơn vị đào tạo bổ sung, điều chỉnh những sự bất cập trong việc quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế nhằm đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu của xã hội; xây dựng và duy trì thƣơng hiệu nhà trƣờng vững mạnh, có thể đáp ứng trong cạnh tranh đặc biệt trong điều kiện hội nhập giáo dục quốc tế.
Đơn vị chủ trì đào tạo hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức quá trình đào tạo gồm: xây dựng chƣơng trình, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lƣợng đào tạo (đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị); lập kế hoạch đào tạo, tổ chức tuyển sinh, phân công giảng dạy, hợp đồng thỉnh giảng, ra đề, chấm thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
Đơn vị phối hợp đào tạo đƣợc quyền đề xuất đơn vị chủ trì đào tạo bổ sung vào chƣơng trình đào tạo những nội dung thiết thực, phù hợp với nhu cầu của xã hội, đƣợc cử đại diện tham gia quản lý, nhận xét, đánh giá ngƣời dạy và ngƣời học theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết đào tạo. Đƣợc quyền xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cho học viên khi đơn vị chủ trì cung cấp đầy đủ hồ sơ đào tạo.
1.4.2. Xây dựng đề án triển khai chương trình đào tạo liên kết quốc tế
Đề án triển khai chƣơng trình đào tạo liên kết quốc tế, trong đó phải nêu rõ: - Cơ sở, mục đích, sản phẩm thiết lập chƣơng trình;
- Cơ sở tài chính, vật chất để thực hiện chƣơng trình; - Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy chƣơng trình;
- Chuyên ngành, nội dung, tài liệu sử dụng cho chƣơng trình; - Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy chƣơng trình;
- Phƣơng thức, quy mô tuyển sinh; - Tiêu chuẩn, đối tƣợng tuyển sinh;
- Thời gian, địa điểm thực hiện chƣơng trình; - Đơn vị cấp bằng tốt nghiệp chƣơng trình; - Cơ chế đảm bảo chất lƣợng;
- Các giải pháp nâng cao chất lƣợng tuyển sinh; - Cơ chế đảm bảo quyền lợi của ngƣời học; - Yêu cầu về đầu ra đối với học viên;
- Kế hoạch phân bổ kinh phí; - Hiệu quả thực hiện chƣơng trình;
1.4.3. Xây dựng kế hoạch đào tạo liên kết quốc tế
Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo là nhằm hoàn thành các mục đích, mục tiêu đào tạo. Căn cứ để lập kế hoạch đào tạo là chƣơng trình đào tạo, chƣơng trình môn học, số lƣợng học viên thực tế, tình hình cơ sở vật chất hiện có của đơn vị đào tạo. Kế hoạch phải đƣợc làm trƣớc tiên, là khâu thiết kế để đạt đƣợc các mục tiêu của cơ sở đào tạo. Mặt khác công tác lập kế hoạch còn là công cụ của quản lý, nó cung cấp cho việc kiểm tra, theo dõi, đánh giá… để kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm xây dựng kế hoạch - thực hiện kế hoạch. Hoạt động theo dõi, kiểm tra và đánh giá là một quá trình liên tục, hoạt động này có tác động đến hoạt động kia và ngƣợc lại. Việc lập kế hoạch đào tạo theo hình thức liên kết có thể tuân theo sơ đồ 1.2 dƣới đây:
Sơ đồ 1.2: Lập kế hoạch đào tạo theo hình thức liên kết
1.4.4. Tổ chức thực hiện quy trình quản lý đào tạo liên kết quốc tế
Tổ chức thực hiện quy trình quản lý hoạt động đào tạo liên kết là đảm bảo tất cả các hoạt động và các tiến trình đƣợc sắp xếp theo trình tự, giúp cho hoạt động đào tạo liên kết có thể đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Quy trình quản lý đào tạo gồm các hoạt động tuần tự nhƣ sau:
Xác định nhu cầu đào tạo
Xây dựng kế hoạch đào tạo
Thực hiện kế hoạch đào tạo Đánh giá đào tạo
- Tuyển sinh;
- Thiết kế chƣơng trình đào tạo;
- Quản lý học tập và đánh giá kết quả học tập của học viên; - Quản lý việc giảng dạy của giảng viên;
- Thu thập và xử lý thông tin phản hồi về chƣơng trình đào tạo;
- Bảo vệ luận văn tốt nghiệp và thủ tục công nhận, cấp phát bằng tốt nghiê ̣p.
Mỗi hoạt động đều có những quy trình chi tiết trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng bên liên quan. Để mỗi hoạt động đƣợc thực hiện thông suốt và đạt kết quả thì phần trách nhiệm của đơn vị chủ trì đào tạo và đơn vị liên kết phải thực hiện đủ và đúng theo tuần tự trong mỗi quy trình.
Quy trình quản lý đào tạo chi tiết gồm 6 hoạt động đƣợc thể hiện rõ
trong Phụ lục số 1 (đính kèm).
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt hoạt động đào tạo liên kết quốc tế
Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận hợp thành không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Nó là khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình kín tiếp theo với một chất lƣợng cao hơn. Nhận thức đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá, có giải pháp khắc phục các nhƣợc điểm của hiện trạng đánh giá nhằm phản ánh chân thực chất lƣợng và hiệu quả đào tạo. Đánh giá là một bộ phận của quá trình giáo dục bao gồm nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chính là mục tiêu, kinh nghiệm học tập và các quy trình đánh giá. Theo Ralph Tyler, nhà giáo dục nổi tiếng của Hoa kỳ “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện đƣợc các mục tiêu trong chƣơng trình giáo dục. Kết quả đánh giá tạo cơ sở điều chỉnh, cải tiến mục tiêu nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp, kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao hơn chất lƣợng và hiệu quả của quá trình này. Đánh giá công tác tổ chức, quản lý đào tạo. Theo tác giả Trần Bá Hoành, kiểm tra đánh giá nhằm cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục những thông tin cơ bản về thực trạng
quản lý, thực trạng dạy và học, để có những chỉ đạo kịp thời nhằm thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục.
Theo tác giả Nguyễn Đức Chính thì đánh giá bao gồm cả việc thu thập, phân tích, giải thích và sử dụng các thông tin về con ngƣời nói chung. Nói cách khác đó là sự thu thập các “bằng chứng” về các hoạt động mà ngƣời giảng viên phải làm với tƣ cách là nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội. Trên cơ sở đó đƣa ra những nhận xét nhằm giúp giảng viên tiến bộ và qua đó nhiệm vụ của nhà trƣờng cũng đƣợc hoàn thành.
Kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo liên kết quốc tế là một chức năng quan trọng. Để đánh giá hoạt động này hiệu quả, nhà quản lý phải thiết lập đƣợc các tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra, đo lƣờng và phân tích các kết quả của hoạt động đào tạo liên kết. Nhà quản lý phải xác định đƣợc hoạt động liên kết này có đạt đƣợc các mục tiêu đề ra hay không, và nếu không đạt đƣợc thì phải cải thiện việc thực hiện nhằm tăng cơ hội đạt đƣợc mục đích của đào tạo liên kết quốc tế.
Kiểm tra đánh giá (nếu đạt chuẩn quy định) sẽ là nhân tố có tác dụng tích cực và có hiệu quả để điều chỉnh lại chƣơng trình giảng dạy, giáo trình - tài liệu giảng dạy và phƣơng pháp giảng dạy nếu nhƣ các khâu này không theo đúng mục tiêu và yêu cầu đào tạo.
Kiểm tra đánh giá có thể mang lại những cản trở cho sự phát triển giáo dục. Nếu kiểm tra đánh giá đi chệch hƣớng với mục tiêu đào tạo và sử dụng những loại hình mà không phù hợp với mục đích của kiểm tra đánh giá thì sẽ mang lại những tác động tiêu cực và đẩy lùi chất lƣợng đào tạo cũng nhƣ quá trình cải tiến và phát triển chƣơng trình đào tạo và phƣơng pháp dạy học.
1.5. Những yếu tố tác động đến quản lý hoạt động đào tạo liên kết
1.5.1. Bối cảnh kinh tế, chính trị về giáo dục đại học Việt Nam
Hệ thống GDĐH Việt Nam có nhiều khác biệt so với nền giáo dục trên thế giới, vì thế ở thời điểm hiện tại, chúng ta chỉ có thể hòa vào hệ thống văn
học hay thƣơng hiệu Đa ̣i ho ̣c đã đƣợc mặc nhiên thừa nhận trên thế giới. Chính vì vậy, nên khuyến khích các trƣờng Đa ̣i ho ̣c trong nƣớc tranh thủ khai thác các mối quan hệ và hợp tác song phƣơng với các trƣờng Đại ho ̣c trong khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp và tập đoàn từ việc liên kết đào tạo, trao đổi sinh viên, thầy giáo đến tiếp thu học hỏi kinh nghiệm của bạn trong giảng dạy và học tập...
Những năm sắp tới, GDĐH Việt Nam cần tăng cƣờng đẩy mạnh quan hệ hợp tác thông qua việc khuyến khích các cơ sở liên kết đào tạo với nƣớc ngoài hoặc thành lập cơ sở đào tạo 100% vốn nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam. Quốc tế hóa một số chƣơng trình đào tạo nhằm thu hút sự quan tâm của sinh viên quốc tế, dần hƣớng tới việc xuất khẩu giáo dục tại chỗ; lựa chọn và tập trung xây dựng một số trƣờng Đa ̣i ho ̣c trọng điểm đạt chuẩn quốc tế và