0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP (Trang 60 -67 )

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp

Hình 4.4 Biểu đồ tình hình tín dụng ngắn hạn Vietinbank Đồng Tháp .0 1000000.0 2000000.0 3000000.0 4000000.0 5000000.0 6000000.0 7000000.0 2011 2012 2013 DSCV ngắn hạn DSTN ngắn hạn Dƣ nợ ngắn hạn Nợ quá hạn ngắn hạn Nợ xấu ngắn hạn

49 Bảng 4.9: Tình hình tín dụng ngắn hạn tại Vietinbank Đồng Tháp

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng 6 tháng 2012/2011 2013/2012

6 tháng 2014/ 6 tháng 2013

/2013 /2014 Tiền % Tiền % Tiền %

DSCV ngắn hạn 6.246.829 3.906.659 5.524.487 2.314.129 2.900.039 -2.340.170 -37,46 1.617.828 41,41 585.910 25,32

DSTN ngắn hạn 5.526.994 3.751.598 5.106.283 2.414.946 2.733.450 -1.775.396 -32,12 1.354.685 36,11 318.504 13,19

Dƣ nợ ngắn hạn 2.058.459 2.213.520 2.631.724 2.112.703 2.798.313 155.061 7,53 418.204 18,89 685.610 32,45

Nợ quá hạn ngắn hạn 4.401 12.274 20.256 8.652 10.366 7.873 178,89 7.982 65,03 1.714 19,81

50

Doanh số cho vay ngắn hạn

Doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng năm 2012 giảm so với 2011 với tỉ lệ giảm là 37,46% nguyên nhân là do hệ quả lạm phát năm 2011 vẫn còn, những tháng đầu năm 2012 lạm phát vẫn ở mức cao đa phần các doanh nghiệp làm ăn thua lổ, hộ sản xuất cũng gặp không ít khó khăn, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế giảm nên trong năm 2012 Ngân hàng đã giảm tổng doanh số cho vay nên doanh số cho vay ngắn hạn cũng giảm.

Sang năm 2013 khi lạm phát đã đƣợc kiềm chế, kinh tế khởi sắc nhu cầu về tín dụng của các doanh nghiệp ngày tăng trở lại. Đặc biệt vận dụng tiềm năng chủ lực của Tỉnh là lúa gạo và thủy sản (cá tra) Ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay trong những lĩnh vực đó. Một số doanh nghiệp thủy sản lớn trên địa bàn nhƣ Vĩnh Hoàn, Hùng Cá… đều có nguồn vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao ở Ngân hàng. Mặt khác, từ tháng 6/2012 Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam cũng đƣa ra các chƣơng trình, các gói tín dụng ƣu đãi về lãi suất với mục tiêu giúp các doanh nghiệp và hộ dân nhanh chóng vƣợt qua khó khăn, từng bƣớc ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Nên doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh 2013 tăng 41,41% so với 2012.

Đầu năm 2014 doanh số cho vay 6 tháng đầu đã tăng so với 6 tháng đầu năm 2013 mức tăng 25,32% cho thấy dấu hiệu khả quan của hoạt động kinh doanh.Mặt khác, sau giai đoạn 2012 - 2013 giá cả tăng cao, đầu năm 2014 đã có những dấu hiệu khởi sắc trong việc chi tiêu của ngƣời dân làm cho nhu cầu vay tiêu dùng trên địa bàn Tỉnh tăng cao.

Doanh số thu nợ ngắn hạn

Năm 2012 doanh số thu nợ giảm 32,12% so với 2011, sự sụt giảm này là bởi tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh có vay vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản do giá các mặt hàng thủy sản giảm mạnh, hàng tồn kho tăng cao nên doanh nghiệp khó thu hồi vốn. Cònđối với các đối tƣợng vay là hộ gia đình để sản xuất nông nghiệp thì trong năm 2012 giá cả các mặt hàng nông sản giảm mạnh đặc biệt là giá lúa gạo, cây ăn trái,… gây khó khăn cho việc thu hồi vốn của Ngân hàng.

Năm 2013 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng vọt lại đạt 36,11% do những khoản vay năm trƣớc mang lại hiệu quả nên khách hàng tất toán nợ cho Ngân hàng nhanh chóng hơn. Nữa đầu năm 2014 tình hình cũng khá ổn định khi doanh số thu nợ tăng 13,19% so với 6 tháng đầu năm 2013.

51

Dƣ nợ ngắn hạn

Dƣ nợ ngắn hạn của Ngân hàng tăng dần qua các năm. Năm 2012 dƣ nợ ngắn hạn tăng 7,53% so với 2011, sang 2013 dƣ nợ tăng 18,89% so với 2012 mà nguyên nhân là do lãi suất cho vay thông thƣờng và cho vay các lĩnh vực ƣu tiên đều giảm nên nhu cầu vốn trên địa bàn tăng. Mặc khác, trong năm 2013 Ngân hàng đã thực hiện cho vay hỗ trợ chăn nuôi đây là một trong những hoạt động có quy mô lớn của Chi nhánh. Theo đó Ngân hàng chuyển từ việc cho vay sản xuất chăn nuôi nhỏ lẻ sang cho vay chăn nuôi tập trung quy mô lớn.

Riêng 6 tháng đầu năm 2014 tuy doanh số thu nợ ngắn hạn đạt hơn 90% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn trong khi dƣ nợ tăng 32,45% so với cùng kì năm trƣớc sở dĩ nhƣ vậy là do dƣ nợ ngắn hạn cuối năm 2013 còn nhiều. Mặt khác, nhu cầu vay vốn để trồng trọt, chăn nuôi của nông hộ trong năm nay tăng. Và từ đây đến cuối năm Ngân hàng nên tăng cƣờng công tác thu nợ đối với những món nợ đến hạn.

Nợ quá hạn ngắn hạn

Nợ quá hạn ngắn hạn biến động theo xu hƣớng tăng, cụ thể năm 2012 nợ quá hạn tăng 178,89% nguyên nhân là do lạm phát cao ở năm 2011 và những bất ổn năm 2012 nên khách hàng trong nhiểu lĩnh vực ngành nghề nhƣ thủy sản, vận tải thủy, xậy dựng… gặp nhiều khó khăn, sản xuất đình trệ, kết quả kinh doanh thua lỗ những khoản nợ ở năm 2011 không thể thu hồi làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng trong năm 2012 tăng. Sang năm 2013 nợ quá hạn tiếp tục tăng 65,03% so với 2012, tuy nền kinh tế đã ổn định hơn so với những năm trƣớc nhƣng những ngành xuất khẩu mũi nhọn chủ lực của Tỉnh là gạo và cá da trơn tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong khâu tìm đầu ra tiêu thụ. Mà đây là lĩnh vực mà Ngân hàng tập trung nhiều vốn, nên phát sinh những khoản nợ Ngân hàng không thể thu hồi trong thời gian ngắn.

Riêng 6 tháng đầu năm 2014 nợ quá hạn đã tăng gần 20% so với 6 tháng đầu năm 2013. Một phần do từ ngày 1/6/2014 các ngân hàng phải phân loại nợ theo tiêu chuẩn mới của NHNN tại Thông tƣ số 02 và Thông tƣ số 10/2014/TT - NHNN ngày 20/3/2014 sửa đổi tài khoản trong Hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng. Theo đó, dƣ nợ cho vay khách hàng đƣợc hạch toán vào 2 tài khoản là nợ trong hạn và nợ quá hạn. Bên cạnh đó, nhiều khoản nợ đƣợc phân loại chính xác hơn, đúng bản chất rủi ro nên nhiều nhóm nợ từ diện không bị cảnh báo đã phải đƣa lên mức nợ có nguy cơ mất vốn. Vì vậy Ngân hàng cần có biện pháp để những tháng cuối năm nợ quá hạn có thể giảm hoặc không tăng quá cao.

52

Nợ xấu ngắn hạn

Tƣơng tự nhƣ nợ quá hạn ngắn hạn nợ xấu ngắn hạn của Chi nhánh cũng tăng. Điều này cũng dễ hiểu khi lạm phát cao ở năm 2011 và 2012 làm cho chi phí sản xuất gia tăng, giá bán các hàng hóa tăng cao, làm cho cầu thị trƣờng giảm, các doanh nghiệp sản xuất không bán đƣợc hàng nên hàng tồn kho tăng dẫn đến việc phá sản hoặc mất khả năng thanh toán của một số doanh nghiệp trên địa bàn. Mặt khác, một số khoản cho vay đƣợc sử dụng không đúng mục đích nhất là những khoản cho vay hộ nông dân thay vì để sản xuất, chăn nuôi thì lại dùng để mua sắm, tiêu dùng nên không tạo ra nguồn thu không thể trả nợ cho Ngân hàng. Nợ trong những năm trƣớc chƣa thu đƣợc nên bƣớc sang năm sau đã trở thành nợ xấu của Ngân hàng. Trong khi đó công tác xử lí nợ xấu còn gặp nhiều vƣớng mắc nên nợ chồng nợ tăng liên tục qua các năm. Nhƣng nếu xét một cách tổng thể thì nợ xấu chƣa chiếm tới 1% trong tổng dƣ nợ cho vay ngắn hạn, điều này cho thấy hiệu quả trong công tác kiểm soát và xử lí nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng.

Bảng 4.10: Các chỉ số đánh giá tín dụng ngắn hạn

Đvt: Triệu đồng

Chỉ Tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nguồn vốn huy động Triệu Đồng 1.024.342 1.422.780 2.033.459

Tổng nguồn vốn Triệu Đồng 2.567.998 2.645.000 3.513.345 DSCV ngắn hạn Triệu Đồng 6.246.829 3.906.659 5.524.487 DSTN ngắn hạn Triệu Đồng 5.526.994 3.751.598 5.106.283 Dƣ nợ ngắn hạn Triệu Đồng 2.058.459 2.213.520 2.631.724 Nợ quá hạn ngắn hạn Triệu Đồng 4.401 12.274 20.256 Nợ xấu ngắn hạn Triệu Đồng 3.020 11.986 19.802 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn % 39,89 53,79 57,88 Hệ số thu nợ % 88,48 96,03 92,43 Nợ quá hạn/ Tổng dƣ nợ % 0,21 0,55 0,77 Nợ xấu/ Tổng dƣ nợ % 0,15 0,54 0,75 Tổng dƣ nợ/ Tổng nguồn vốn % 80,16 83,69 74,91 Tổng dƣ nợ/ Vốn huy động % 200,95 155,58 129,42

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính chi nhánh Vietinbank Đồng Tháp

* Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn

Vốn huy động rất có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, với phƣơng châm “đi vay để cho vay” thì vốn huy động phải chiếm từ 80% trở lên trên tổng nguồn vốn. Qua phân tích ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng còn nhiều hạn chế, điều này một phần cũng do dân cƣ

53

trong Tỉnh còn nghèo đa số là họ có nhu cầu về vốn nhiều hơn. Nên Ngân hàng còn lệ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển khá cao. Sự lệ thuộc này là do nhu cầu phát sinh vay vốn của dân quá lớn, trong khi nguồn tiền huy động thì không đủ đáp ứng. Cụ thể, vốn huy động trên tổng nguồn vốn vủa Ngân hàng năm 2011 là 39,89%, sang năm 2012 là 53,79%, và đến năm 2013 con số này là 57,88%. Riêng 6 tháng đầu của năm 2014 chỉ số này là 76,18 % trong khi cùng kì năm trƣớc là 63,01%. Tỉ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn của Chi nhánh còn khá thấp vì vậy Chi nhánh cần cố gắng nhiều hơn nữa trong công tác huy động vốn nhƣ tăng cƣờng quảng cáo, tiền gửi có thƣởng, thông tin cho khách hàng biết từng loại hình tiền gửi để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cƣ , hạ thấp vốn điều chuyển từ cấp trên thì lợi nhuận mang lại sẽ cao hơn.

* Hệ số thu nợ ngắn hạn

Hệ số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng thể hiện khả năng thu các khoản nợ ngắn hạn của Ngân hàng. Từ bảng số liệu ta có thể thấy năm 2011, 2012 và 2013 ngân hàng có hệ số thu nợ khá cao thể hiện các khoản cho vay ngắn hạn đƣợc thu về khá tốt. Do tín dụng ngắn hạn ở Ngân hàng một bộ phận là cho vay tiêu dùng các đối tƣợng cho vay thƣờng có thu nhập ổn định, hoặc cho những hộ kinh doanh tiểu thƣơng có vòng quay vốn nhanh nên thu hồi nợ khá tốt.

Đầu năm 2014 hệ số thu nợ 6 tháng đầu đạt 94,26% giảm nhẹ so với cùng kì năm 2013 (đạt 104,36%). Hệ số này tuy không chứng minh đƣợc tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng có đạt hiệu quả không nhƣng cũng cho thấy tầm quan trọng cuả tín dụng ngắn hạn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy đòi hỏi cần phải luôn kết hợp chặt chẽ giữa tăng doanh số cho vay với tăng cƣờng công tác thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng đƣợc đảm bảo an toàn.

* Nợ quá hạn ngắn hạn/ Dư nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này qua các năm nhƣ sau: Năm 2011 là 0,21%, 2012 là 0,55%, 2013 là 0,77%, 6 tháng đầu năm 2013 chỉ số này là 0,41% và 6 tháng đầu năm 2014 là 0,37%. Tuy có tăng nhƣng nhìn chung chỉ số này chƣa đến 1%, điều này chứng tỏ rủi ro tín dụng của Chi nhánh đƣợc giảm rất nhiều và chất lƣợng tín dụng ngắn hạn cũng đƣợc nâng cao.

* Nợ xấu ngắn hạn/ Dư nợ ngắn hạn

Nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay ngắn hạn cũng tƣơng tự chỉ tiêu trên. Cho thấy tình hình nợ xấu đƣợc Ngân hàng kiểm soát tốt không để vƣợt quá

54

mức quy định. Từ đó cho thấy chất lƣợng tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh ngày càng đƣợc nâng cao.

* Dư nợ ngắn hạn/ Tổng nguồn vốn

Qua các năm qua chỉ tiêu tổng dƣ nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng liên tục và luôn chiếm trên 80%: Năm 2011 là 80,16 %, năm 2012 là 83,69%, năm 2013 là 74,91%, 6 tháng 2013 là 89,88%, 6 tháng 2014 là 90,11%, thể hiện sự rộng lớn của tín dụng ngắn hạn về quy mô. Tuy nhiên dƣ nợ ngắn hạn của Ngân hàng luôn rất cao so với tổng nguồn vốn và hầu nhƣ đây là hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Điều này cho thấy Ngân hàng chƣa phát triển đồng bộ vì các nghiệp vụ khác chƣa đƣợc chú trọng.

* Dư nợ ngắn hạn/ Vốn huy động

Chỉ số này so sánh khả năng cho vay với khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Tƣơng tự chỉ số trên, dƣ nợ ngắn hạn của Ngân hàng cũng luôn rất cao so với nguồn vốn huy động nên làm cho chỉ số này rất lớn điều này cho thấy khả năng cho vay của Ngân hàng là rất lớn tuy nhiên khả năng huy động vốn lại không cao. Nhƣ ở phần phân tích nguồn vốn chúng ta cũng đã thấy đặc trƣng của Chi nhánh là số vốn nhận điều chuyển chiếm rất lớn trong tổng vốn của Ngân hàng vì do đặc điểm của địa bàn đối tƣợng cho vay chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nên khả năng thu hồi vốn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng nhỏ. Trong khi đó nhu cầu vay hàng năm phát sinh là rất lớn nên vốn huy động của Ngân hàng không đủ để đáp ứng.

Các chỉ tiêu trên thể hiện hoạt động của Chi nhánh đã đạt đƣợc những kết quả rất khả quan, làm giảm đƣợc rủi ro tín dụng. Song chi nhánh cần cố gắng hơn nữa để nguồn vốn huy động tăng lên đồng thời có biện pháp làm cho vốn luân chuyển nhanh để tham gia nhiều hơn vào hoạt động kinh tế địa phƣơng. Từ đó tạo mối quan hệ vững chắc giữa Ngân hàng và khách hàng, thuận lợi cho việc mở rộng đối tƣợng đầu tƣ đi đôi với nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng.

55

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTM CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG

VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP (Trang 60 -67 )

×