Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Đồng Tháp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 39 - 46)

Trong hoạt động kinh doanh, vốn không chỉ đóng vai trò quan trọng mà còn đƣợc xem là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề khó khăn trong sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. Chi nhánh đã triển khai nhiều biện pháp tích cực thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cƣ, các tổ chức kinh tế.. bằng nhiều hình thức huy động nhƣ: mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiết kiệm trong dân cƣ, phát hành kỳ phiếu.... Để Ngân hàng hoạt động có hiệu quả việc đầu tiên là phải tạo ra đƣợc nguồn vốn ổn định, đảm bảo cho tiến trình kinh doanh đƣợc thuận lợi. Vì vậy, việc quan tâm đến công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn tăng trƣởng và ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc đầu tƣ và mở rộng tín dụng nhằm đa phƣơng hóa đa dạng hóa khách hàng phù hợp với định hƣớng phát triển của ngành.

28

Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn của Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp qua các năm

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 2012/2011 2013/2012 6 tháng 2014/ 6 tháng 2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nguồn vốn huy động 1.024.342 1.422.780 2.033.459 1.481.150 2.365.568 398.438 38,90 610.679 42,92 884.418 59,71

Vốn điều chuyển 1.543.656 1.222.220 1.479.886 869.494 739.860 -321.436 -20,82 257.666 21,08 -129.634 -14,91

Tổng nguồn vốn 2.567.998 2.645.000 3.513.345 2.350.644 3.105.428 77.002 3,00 868.345 32,83 754.784 32,11

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp

Hình 4.2 Biểu đồ tình hình huy động vốn của Vietinbank Đồng Tháp .0 500000.0 1000000.0 1500000.0 2000000.0 2500000.0 3000000.0 3500000.0 4000000.0 2011 2012 2013 Nguồn vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn

29

Tổng nguồn vốn

Qua bảng số liệu 4.3 và biểu đồ 4.2 ta có thể thấy tổng nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm đều tăng. Tuy nhiên có sự tăng vọt mạnh từ năm 2013 so với 2012 (tăng 32,83%) nguyên nhân là do vốn huy động tăng đồng thời vốn điều chuyển cũng tăng, riêng 6 tháng đầu năm 2014 tổng nguồn vốn đã tăng 32,11% so với cùng kì năm trƣớc. Điều này cho thấy hoạt động của Ngân hàng đang dần ổn định và phát triển. Sự tăng trƣởng nguồn vốn hàng năm của Chi nhánh xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế trong Tỉnh ngày càng tăng và Chi nhánh ngày càng mở rộng phạm vi cho vay do đó Chi nhánh cần phải khơi tăng nguồn vốn hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động.

Một đặc trƣng của Vietinbank Đồng Tháp là tỉ trọng vốn điều chuyển khá cao trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng nguyên nhân là do khách hàng của Ngân hàng đa phần là nông dân và các hộ nuôi trồng thủy sản nên việc đầu tƣ và thu hồi vốn còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Điều này đã gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Do đó để đáp ứng nhu cầu vốn hoạt động kinh doanh thì hoạt động của Ngân hàng phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển.

Nguồn vốn huy động

Nhìn chung tình hình huy động vốn của Ngân hàng khá tốt luôn tăng qua các năm, năm 2012 số vốn huy động tăng 38,90% so với 2011, sang năm 2013 tăng 42,92% so với 2012. Đây là một con số khả quan khi trong bối cảnh thị trƣờng tiền tệ còn nhiều biến động, bên cạnh đó là sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn. Mặt khác, NHNN cũng đã liên tục hạ trần lãi suất huy động VNĐ của các TCTD, cụ thể từ tháng 9/2011 đến tháng 06/2013 NHNN đã giảm lãi suất huy động VNĐ có thời hạn dƣới 1 tháng từ 6%/năm xuống còn 1,25%/năm, thời hạn từ 1 đến dƣới 12 tháng giảm từ 14%/năm xuống còn 7%/năm Song song, với việc điều chỉnh lãi suất huy động thì lãi suất cho vay đối với nền kinh tế cũng giảm mạnh, từ 18,2% năm 2011 xuống còn 15,4% năm 2012 và 10,5% trong 6 tháng đầu năm 2013nên đã gây không ít khó khăn cho công tác huy động vốn của Chi nhánh. Tuy khó khăn là vậy nhƣng với uy tín lâu năm, các hoạch định sáng suốt của ban lãnh đạo cùng với quyết tâm của đội ngũ nhân viên, Ngân hàng đã tích cực, chủ động tìm kiếm, vận động khách hàng có tiềm năng tiền gửi, từ đó vừa thiết lập mở rộng vừa củng cố vững chắc mạng lƣới khách hàng giao dịch thƣờng xuyên nhờ vậy mà vốn huy động luôn tăng qua các năm.

30

Năm 2014, 6 tháng đầu năm số vốn huy động tăng 59,71% so với cùng kì năm 2013 do nền kinh tế đã dần ổn định nên các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh có hiệu quả, đời sống của ngƣời dân dần đƣợc cải thiện, thu nhập tăng. Chính vì thế, Chi nhánh Vietinbank Đồng Tháp huy động đƣợc vốn ngày càng nhiều từ khách hàng thân thiết cũng nhƣ lƣợng khách hàng mới.

Vốn điều chuyển

Ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ, Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp còn đƣợc hỗ trợ vốn từ Vietinbank cấp trên.

Năm 2012 nguồn vốn điều chuyển của Chi nhánh giảm hơn 20% so với 2011 nguyên nhân là do Chi nhánh đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng cách tuyên truyền Marketing, nên nguồn vốn huy động đƣợc khá lớn tăng gần 39% so với 2011. Ngoài ra, Chi nhánh đã đƣa chính sách lãi suất linh hoạt đối với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, khách hàng lãnh lãi theo kỳ hạn thực gửi nên thu hút nhiều khách hàng hơn.

Nếu năm 2012 số vốn điều chuyển giảm hơn 20% thì sang năm 2013 lại tăng hơn 20% tƣơng ứng, mặc dù nguồn vốn huy động vẫn tăng hơn so với 2012 do bị ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là do vị trí địa lý của Tỉnh là vùng chuyên sản xuất lúa gạo, chăn nuôi tôm, cá,… nên nhu cầu vốn mang tính chất thời vụ cao để phục vụ cho việc thu mua lúa gạo xuất khẩu, tôm, cá và các mặt hàng thủy hải sản,… nên Chi nhánh cần sự hỗ trợ vốn rất lớn từ Ngân hàng cấp trên.

6 tháng đầu năm 2014 số vốn điều chuyển tuy có giảm so với 6 tháng đầu năm 2013 nhƣng mức giảm không nhiều…Vì vậy Chi nhánh cần có nhiều chính sách thu hút vốn để tăng nguồn vốn huy động, giảm vốn điều chuyển để có đƣợc sự độc lập về vốn, thể hiện uy tín, sự vững mạnh của Ngân hàng trên địa bàn.

Tóm lại, lƣợng vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn chứng tỏ hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng chƣa cao so với tiềm năng. Nguyên nhân là do ngƣời dân chƣa có thói quen gửi tiền vào Ngân hàng mà chỉ thích đầu tƣ vào sản xuất hay kinh doanh vàng. Hơn nữa, tuy ngành nông nghiệp đang phát triển khá ổn định nhƣng ngành nuôi trồng ở Tỉnh nhà lại đang gặp rất nhiều khó khăn, từ đó ảnh hƣởng đến công tác huy động vốn của Chi nhánh. Tuy vậy nhƣng điều đáng khích lệ là doanh số huy động vẫn tiếp tục tăng, điều này có thể nói Ngân hàng cũng dần dần phát huy đƣợc bƣớc phát triển của mình trong xu thế hội nhập.

31

Bảng 4.4: Tình hình huy động vốn phân theo đối tƣợng kinh tế của Vietinbạnk chi nhánh Đồng Tháp qua các năm

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Vietinbank chi nhánh Đồng Tháp

Năm 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 2012/2011 2013/2012 6tháng 2014/ 6 tháng 2013

Tiền % Tiền % Tiền %

Tiền gửi dân cƣ 530.148 759.022 1.215.698 926.053 1.500.550 228.874 43,17 456.676 60,17 574.497 62,04

Có kì hạn 469.092 673.596 1.102.555 870.786 1.411.520 204.504 43,60 428.959 63,68 540.734 62,10 Không kì hạn 61.056 85.426 113.143 55.267 89.030 24.370 39,91 27.717 32,45 33.763 61,09 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiền gửi TCKT 441.677 620.948 753.662 525.674 840.512 179.271 40,59 132.714 21,37 314.838 59,89

Có kì hạn 64.568 82.366 76.689 31.220 25.246 17.798 27,56 -5.677 -6,89 -5.974 -19,14

Không kì hạn 377.109 538.582 676.973 494.454 815.266 161.473 42,82 138.391 25,70 320.812 64,88

Tiền gửi kho bạc 44.167 37.561 56.434 25.843 20.450 -6.606 -14,96 18.873 50,25 -5.393 -20,87 Tiền gửi kì phiếu 8.350 5.249 7.665 3.580 4.056 -3.101 -37,14 2.416 46,03 476 13,30 Tổng vốn huy động 1.024.342 1.422.780 2.033.459 1.481.150 2.365.568 398.438 38,90 610.679 42,92 884.418 59,71

32

Tiền gửi dân cƣ

Khoản mục tiền gửi này ở Chi nhánh biến đổi theo chiều hƣớng tăng ổn định qua các năm.Nguyên nhân thúc đẩy tiền gửi từ cá nhân vào Ngân hàng là do trong giai đoạn này nền kinh tế có sự chuyển biến khá phức tạp điển hình năm 2011 lạm phát cả năm chốt ở mức 18,58% mà thủ phạm chủ yếu lại là giá cả của lƣơng thực và thực phẩm tăng mạnh với mức 22,82% và 29,34% (tổng cục thống kê) cũng chính vì điều này mà ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng cắt giảm chi tiêu và tăng tiết kiệm.

Năm 2012 tiền gửi tiết kiệm tăng 43% so với 2011 góp phần làm tăng nguồn vốn huy động nhƣng không cao. Sở dĩ nhƣ vậy là do giá cả hàng hoá dịch vụ tăng, ngƣời dân kinh doanh không đạt hiệu quả cao, nhất là các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, từ đó không có nhiều khoản tiền nhàn rỗi để gửi vào Ngân hàng. Ngoài ra, lạm phát cao gây ảnh hƣởng đến tâm lý sợ mất giá đồng tiền của khách hàng nên khách hàng có xu hƣớng rút tiền ở Ngân hàng để mua vàng, mua bất động sản,…

Năm 2013 tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng so với năm năm 2012 (tăng 60%). Mặc dù trong năm 2012 lạm phát tăng cao, NHNN liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động gây không ít khó khăn cho hoạt động của Chi nhánh nhƣng nhờ những điều chỉnh kịp thời cả Chi nhánh và các Phòng giao dịch đều hoạt động tốt; từ đó công tác Marketing tuyên truyền quảng bá hình ảnh của Chi nhánh đƣợc đẩy mạnh. Chính vì vậy, ngoài việc giữ chân khách hàng cũ Chi nhánh đã thu hút đƣợc nhiều khách hàng mới đến gửi tiền.

Đầu năm 2014 nền kinh tế đang dần phục hồi, lãi suất ngân hàng ổn định, đời sống ngƣời dân ngày càng nâng cao nên tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng 62,04% so 6 tháng với đầu năm 2013.

Tiền gửi của dân cƣ thƣờng tập trung vào gửi khoản mục có kỳ hạn vì với lãi suất cao hơn, và thực hiện đƣợc kế hoạch sinh hoạt của gia đình nên khoảng mục này luôn đƣợc chú trọng và phát triển tốt, luôn tăng đều qua các năm.

Tiền gửi tổ chức kinh tế

Tƣơng tự nhƣ tiền gửi của dân cƣ tiền gửi của tổ chức kinh tế cũng biến động theo xu hƣớng tăng. Cụ thể năm 2012 tỉ lệ tăng 40,59% so với 2011, nguyên nhân của sự tăng lên là từ tháng 6/2012 lạm phát bắt đầu giảm. Mặt khác một số doanh nghiêp trên địa bàn kinh doanh có hiệu quả quả nên các doanh nghiệp có những khoản tiền nhàn rỗi chƣa sử dụng đến nên cần gửi vào nơi đáng tin cậy để có thể sinh lời từ khoản tiền này. Biết đƣợc những nhu cầu

33

đó, Chi nhánh Vietinbank Đồng Tháp đã có chiến lƣợc Marketing đến tận các khách hàng. Ngoài ra Chi nhánh còn có chính sách ƣu đãi đến tận nơi thu tiền nếu là khách hàng lớn của Ngân hàng và những khách hàng thƣờng xuyên giao dịch với Ngân hàng. Mặt khác, với thế mạnh là uy tín, mối quan hệ tốt và công tác chăm sóc khách hàng tốt nên Vietinbank là sự lƣu chọn hàng đầu đối với các doanh nghiệp này. Vì vậy mà loại tiền gửi này tăng lên nhanh chóng.

Sang năm 2013 tuy khoản mục này vẫn tiếp tục tăng so với 2012, tuy nhiên mức tăng lại thấp hơn so với năm trƣớc chỉ tăng 21,37%. Nguyên nhân mức tăng không cao là do trong giai đoạn này ngƣời tiêu dùng hạn chế trong việc chi tiêu rất nhiều và tập trung tiết kiệm từ đó lƣợng hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.

Theo thông tin của Uỷ ban giám sát Tài chính Quốc gia tình hình kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2014 đƣợc giữ vững ổn định, lạm phát đƣợc kiểm soát dƣới 5%, thanh khoản của hệ thống Ngân hàng duy trì tốt…với những tác động tích cực của nền kinh tế làm cho tiền gửi của TCKT tăng so với cùng kì năm trƣớc tỉ lệ tăng 59,89%.

Ngƣợc lại với dân cƣ, doanh nghiệp thƣờng gửi khoản mục không kỳ hạn, vì tổ chức kinh tế cần sự linh động của tài chính hơn là lợi nhuận từ lãi suất, vì lợi nhuận từ sự linh động trong tài chính sẽ lớn hơn nhiều từ lợi nhuận từ lãi suất.

Tiền gửi Kho Bạc

Qua quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh, Kho Bạc là khách hàng lâu năm và quen thuộc của Ngân hàng. Lƣợng tiền kho bạc gửi vào là để chi trả lƣơng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn.

Lƣợng tiền gửi kho bạc năm 2012 có sự sụt giảm so với 2011 tỉ lệ giảm 14,96% nguyên nhân của sự giảm nguồn vốn này là do ngoài việc kho bạc chi tiền để chi trả lƣơng cho các đơn vị hành chính thì năm nay kho bạc phải chi tiền cho các dự án lớn nhƣ: các công trình xây dựng thuỷ lợi, công trình xã hội của Tỉnh nhà. Tƣơng tự 6 tháng đầu năm 2014 lƣợng tiền gửi này cũng giảm 20,87% so với 6 tháng đầu năm 2013, đặc biệt trong năm nay dự án cầu Cao Lãnh đang tiến hành cũng là nguyên nhân khiến lƣợng tiền này giảm.

Tiền gửi kì phiếu

Đƣợc sự cho phép của Thống đốc NHNN Việt Nam, Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp đƣợc quyền phát hành kỳ phiếu ngắn hạn. Công cụ này nhằm mục đích phục vụ cho những công trình trọng điểm của nhà nƣớc và cho nhu cầu của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam. Với lãi

34

suất uyển chuyển biến động theo thời gian, kỳ phiếu đã thực sự tạo sự chủ động cho Ngân hàng. Do huy động có lãi suất cao nên chỉ khi nào Ngân hàng xét thấy thực sự cần vốn đầu tƣ thì Ngân hàng mới phát hành. Chính vì vậy, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn huy động và không thƣờng xuyên.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 39 - 46)