Doanh số cho vay
Năm 2012 doanh số cho vay của nhóm đối tƣợng này giảm gần 26% so với năm 2011 nguyên nhân là do ảnh hƣởng của lạm phát lãi suất tăng cao, bên cạnh đó tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn chi phí sản xuất tăng cao, hàng hóa khó tiêu thụ nên nhu cầu vốn cũng giảm đáng kể.
Đến năm 2013 doanh số cho vay tăng đã tăng trở lại so với 2012 vởi tỉ lệ xấp xỉ 20%. Tình hình huy động vốn có nhiều chuyển biến tốt thì tình hình cho vay cũng có nhiều thành tựu, do Ngân hàng có những chiến lƣợc tốt, phát triển đa dạng sản phẩm nhƣ cho vay hạn mức là sản phẩm mà doanh nghiệp ƣa chuộng và cũng là ƣu thế của Ngân hàng đối với đối tƣợng doanh nghiệp. Mặc khác Ngân hàng đã biết tận dụng thế mạnh của Tỉnh nên đã đẩy mạnh cho vay bổ sung vốn lƣu động cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến, nuôi trồng thủy sản, cho vay xuất khẩu, cho vay tạm trữ lúa gạo vụ Đông Xuân…từ đó giúp Ngân hàng phát triển doanh số cho vay đối với đối tƣợng khách hàng này.
Bƣớc sang năm 2014 tuy tình hình cho vay còn gặp nhiều khó khăn, tăng trƣởng tín dụng đạt thấp, số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn thành lập mới giảm 60%. Tuy nhiên, doanh số cho vay của Chi nhánh vẫn đạt mức tăng trên 40% so với cùng kì năm 2013, điều này là do Chi nhánh luôn dẫn đầu trong việc triển khai thực hiện các chính sách cho vay ƣu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp Tỉnh nhà. Bên cạnh đó, với uy tín và chất lƣợng dịch vụ Chi nhánh luôn có một lƣợng khách hàng truyền thống.
Doanh số thu nợ
Về doanh số thu nợ năm 2012 doanh số thu nợ giảm 15,86% điều này cũng dễ hiểu là do hệ lụy của lạm phát từ năm 2011và kéo dài đến 2012 vẫn còn. Mặt khác, các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả bởi những mô hình liên kết tiêu thụ nông sản chƣa bền vững, còn gặp phải những vƣớng mắc về tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa. Nguyên nhân nữa là trong giai đoạn này tâm lý ngƣời tiêu dùng theo xu hƣớng cắt giảm chi tiêu nên hàng tồn kho ở các doanh nghiệp tăng, không thể xoay vòng vốn trả nợ Ngân hàng vì vậy công tác thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy tình hình kinh tế còn khá nhiều bất ổn nhƣng Ngân hàng vẫn cố gắng thu hồi nợ nên năm 2013 doanh số thu nợ đã tăng nhẹ trở lại (tăng 7,88%) so với năm trƣớc.
40
Bƣớc sang năm 2014 tình hình có vẻ khả quan hơn khi doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm tăng 17,09% so với cùng kì 2013 tuy nhiên con số này vẫn còn khá nhỏ so với dƣ nợ của nhóm khách hàng này. Vì vậy Ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể để tăng doanh số thu nợ.
Dƣ nợ
Nếu nhƣ ở năm 2012 so với 2011 dƣ nợ của nhóm khách hàng này không cao chỉ tăng 7,28% thì năm 2013 dƣ nợ lại tăng đột biến với tỉ lệ tăng là 30,69% so với 2012. Nguyên nhân chính là do doanh số cho vay 2013 cao. Sang 6 tháng đầu năm 2014 do doanh số cho vay tiếp tục tăng tuy doanh số thu nợ cũng tăng nhƣng dƣ nợ từ cuối năm 2013 còn khá cao dẫn đến dƣ nợ 6 tháng đầu năm này vẫn còn rất cao tăng 60,19% so với cùng kì năm trƣớc.
Nợ quá hạn
Nợ quá hạn của năm 2012 đã tăng rất cao so với 2011 với tỉ lệ tăng 139,68%, sang năm 2013 nợ quá hạn tiếp tục tăng vởi tỉ lệ tăng 87,49% so với năm 2012 sở dĩ nhƣ vậy là do ảnh hƣởng khủng hoảng kinh tế đã ảnh hƣởng đến các doanh nghiệp, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ…làm các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán tiền vay nên làm nợ quá hạn của Ngân hàng tăng đột biến nhƣ vậy.
Đầu năm 2014 tình hình nợ quá hạn đƣợc cải thiện một ít khi 6 tháng đầu năm nợ quá hạn giảm 4,63% so với 6 tháng đầu năm 2013 tuy mức giảm không quá cao nhƣng cho thấy khả năng doanh nghiệp đã hoạt động có hiệu quả hơn nên khả năng thanh toán nợ vay đƣợc cải thiện.
Nợ xấu
Tƣơng tự nợ quá hạn, nợ xấu cũng biến động cùng xu hƣớng là tăng dần từ 2011 đến 2013. Riêng 6 tháng đầu năm 2014 tình hình nợ xấu có giảm nhẹ, cụ thể giảm 6,58% so với cùng kì năm 2013 tuy không cao nhƣng với tình hình còn nhiều khó khăn của nền kinh tế thì điều này là đáng khuyến khích.